5 Cách làm tăng áp lực nước đơn giản, hiệu quả nhất
Bạn đang đau đầu bởi nguồn nước của gia đình mình quá yếu? Hãy theo dõi bài viết này củađể “bỏ túi” một số cách làm tăng áp lực nước đơn giản và cực hiệu quả dưới đây nhé.
5 Cách làm tăng áp lực nước đơn giản, hiệu quả nhất
Nguyên nhân áp lực nước yếu
Nước chảy yếu làm ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt hằng ngày của gia đình bạn. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng này?
Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng áp lực nước yếu nhưng chủ yếu do một số nguyên nhân sau:
-
Vào giờ cao điểm, nhu cầu sử dụng nước của mọi gia đình đều tăng cao. Điều này sẽ khiến áp lực nước yếu hơn rất nhiều.
-
Trong quá trình sử dụng nước, bạn không mở hết van nước hoặc cũng có thể do van nước bị hỏng khiến nước chảy yếu hơn thông thường.
-
Ngoài ra, áp lực nước yếu còn do quá trình lắp đặt ống nước không đảm bảo về mặt kỹ thuật như đường kính ống nước không thích hợp (quá nhỏ hoặc quá dài), đường ống nước đặt cao hơn so với nguồn nước…
-
Đường ống nước bị hở, bị rò rỉ cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng nước chảy yếu.
-
Do sử dụng ống nước lâu ngày mà không vệ sinh khiến đường ống bị tắc nghẽn. Vì thế, dòng nước chảy bị cản trở, nước chảy ra bị yếu hơn.
Cách làm tăng áp lực nước bằng máy bơm
Bạn có thể tăng áp suất nước rất dễ dàng bằng các thiết bị tăng áp như máy bơm tăng áp, vòi nước tăng áp, máy bơm trợ lực... Với các thiết bị này, cách xử lý nước chảy yếu như sau:
Lắp máy bơm tăng áp cho đường ống dẫn nước
Chỉ cần 1 chiếc máy bơm tăng áp thì áp lực của cả hệ thống dẫn nước sẽ được cải thiện đáng kể. Hãy lắp đặt máy bơm tăng áp ở sau bồn chứa nước hoặc ở ngay đầu đường ống cấp nước.
Lưu ý: Không đặt máy bơm tăng áp gần với đồng hồ đo nước bởi có thể làm ảnh hưởng đến các chỉ số.
Sử dụng vòi sen, vòi nước tăng áp
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều các mẫu vòi nước tăng áp. Bạn có thể lắp các loại vòi này ở bồn rửa hoặc trong nhà tắm để cải thiện áp lực nước đầu ra. Những mẫu vòi nước tăng áp này có thể làm tăng từ 20 - 30% tình trạng nước chảy yếu.
Lưu ý: Không sử dụng đồng thời với máy bơm tăng áp.
Lắp máy bơm tăng áp cho từng khu vực
Ở những khu vực cần sử dụng nguồn nước nhiều như nhà tắm, khu vực vệ sinh chung, khu vực bếp… thì bạn có thể dùng máy bơm tăng áp để cải thiện áp lực nước.
Dùng máy bơm tăng áp chịu nhiệt cho máy nước nóng
Sử dụng máy bơm tăng áp chịu nhiệt là cách xử lý khi áp lực nước yếu nếu trong gia đình bạn có dùng máy nước nóng năng lượng mặt trời.
Chú ý: Chỉ nên dùng máy bơm tăng áp chịu nhiệt bởi máy bơm tăng áp thường có thể sẽ gây ra tình trạng nước đầu ra quá nóng hoặc quá lạnh.
Sử dụng máy bơm trợ lực
Máy bơm trợ lực cũng là một thiết bị giúp làm tăng áp suất nước rất tốt nếu như bạn không thể lắp máy bơm tăng áp cho cả hệ thống ống nước trong gia đình. Bạn có thể lắp máy bơm trợ lực cho từng thiết bị riêng như máy giặt, bình nóng lạnh…
Lưu ý: Nên nhớ lựa chọn máy bơm trợ lực có công suất phù hợp với từng thiết bị.
Cách tăng áp suất nước đầu ra không cần máy bơm
Ngoài sử dụng máy bơm tăng áp, bạn cũng có thể thực hiện thêm một số biện pháp dưới đây để cải thiện áp lực nước đầu ra cho gia đình mình. Hãy tham khảo một vài gợi ý dưới đây nhé!
Vệ sinh đường ống dẫn nước
Đầu tiên, bạn nên kiểm tra một lượt xem van khóa nước đã vặn hết cỡ chưa, có bị hỏng hóc ở đâu không. Sau đó, bạn kiểm tra xem các vòi nước, đường ống nước có bị đóng cặn, bị cản trở dòng chảy không.
Nếu có thì bạn có thể áp dụng một vài mẹo làm sạch đường ống như dùng giấm ăn kết hợp với nước nóng hay các hóa chất tẩy rửa đường ống nước chuyên dụng để khơi thông dòng chảy. Bạn cũng đừng quên thường xuyên vệ sinh đầu vòi ống dẫn nước nữa nhé!
Sử dụng ống thông hơi cho bồn chứa nước
Ống thông hơi ở bồn chứa nước sẽ có tác dụng rất tốt cho quá trình điều chỉnh, chiết xuất áp lực cho thiết bị. Chính vì thế, bạn nên lắp đặt bộ phận này cho bồn nước.
Cải tạo đường ống nước
-
Cần tính toán cẩn thận để thiết kế, bố trí đường ống dẫn nước trong nhà sao cho chúng không quá vòng vèo, phức tạp. Có thể bố trí các nhà vệ sinh nằm cùng 1 trục để thuận tiện cho lắp đặt đường ống nước. Trường hợp có nhiều nhà vệ sinh cùng 1 tầng thì nên bố trí nhiều hộp gen.
-
Bên cạnh đó, bạn cũng nên sử dụng ống nước có kích thước phù hợp. Phía sau bồn chứa, bạn nên dùng ống có đường kính 34mm sau đó giảm dần xuống 27mm và khi xuống tầng trệt thì còn 21mm. Lưu ý: Các ống chạy theo chiều ngang không nên lớn hơn 21mm.
-
Đặc biệt, bạn nên thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, bảo trì hệ thống ống nước trong gia đình để hạn chế việc tích tụ cặn bẩn làm nứt, vỡ đường ống nước.
Sử dụng chân đế cho bồn chứa nước
Bố trí bồn chứa nước cao hơn bằng cách hàn thêm chân đế cũng là ý tưởng hay để khắc phục nước chảy yếu. Nếu sử dụng máy nước nóng năng lượng mặt trời thì bạn cần đảm bảo phải cao trên 3m nhé.
Trên đây là 5 cách tăng áp lực nước đơn giản, hiệu quả nhất. Mong rằng những gợi ý này sẽ hữu ích đối với bạn.
Bạn đang xem: 5 Cách làm tăng áp lực nước đơn giản, hiệu quả nhất
Chuyên mục: Công cụ, dụng cụ
Các bài liên quan
- 10 Cách giảm tiếng ồn cho máy nén khí hiệu quả nhất
- Lực siết bu lông là gì? Tiêu chuẩn, cách tính và bảng tra lực siết bu lông
- Nhiệt độ điểm sương của máy sấy khí là gì và cách đo, cách tra
- Máy bơm nước đẩy cao và những lưu ý khi lắp đặt máy bơm nước đẩy cao
- Máy sấy không khí, máy làm khô không khí loại nào tốt?
- Vai trò và ứng dụng của máy sấy khí nén trong sản xuất và đời sống