Loại rau cực tốt cho xương khớp, kết hợp với mật ong sẽ thành bài thuốc trị ho vô cùng kỳ diệu: Nhưng nhiều người vẫn chưa biết để áp dụng
Loại rau tốt cho xương khớp: Xương sông
Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy 2010-2020 là "Thập niên của xương và khớp", nghĩa là tỉ lệ mắc bệnh xương khớp ngày càng tăng cao. Đối tượng dễ mắc bệnh xương khớp nhất là dân văn phòng, có đến 60-65% người làm việc với máy tính bị bệnh về xương. Triệu chứng điển hình nhất là đau, tê buốt, co cứng, mỏi, yếu sức cơ...
Tại các chợ Việt có một loại rau gia vị vô cùng phổ biến, nhưng đem lại lợi ích rất tốt cho xương khớp đó chính là lá xương sông. Lương y Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) cho biết: Theo Đông y, xương sông có vị hơi cay, tính ấm, không độc. Thường được dùng làm thuốc chữa cảm sốt, trúng phong hàn, cấm khẩu, ho suyễn, viêm họng, nôn mửa, đầy bụng, mẩn ngứa…
Theo Đông y, xương sông có vị hơi cay, tính ấm, không
độc.
Một số bài thuốc từ xương sông giúp điều trị bệnh xương khớp:
- Tê nhức tứ chi: Uống nước sắc hạt xương sông mỗi ngày 15 – 20g chữa đầu ngón tay chân tê dại và mất cảm giác, lạnh tay chân…
- Trị chứng thấp khớp, đau nhức: Lấy 1 nắm lá xương sông (5-10 lá), đem đi rửa sạch, giã nát, xào nóng, bọc vải sạch chườm chỗ sưng đau, rất hiệu nghiệm. Lưu ý: Chỉ có tác dụng khi thuốc còn ấm, nếu nguội thì bệnh nhân nên xào nóng lại hoặc sử dụng thuốc khác.
Một số món ăn/bài thuốc khác từ lá xương sông
1. Trị ho thông thường bằng mật ong và xương sông
Đem lá xương sông, lá húng chanh, lá hẹ, mỗi thứ 10g, cho tất cả vào hấp đường hoặc mật ong để ngậm. Sẽ có tác dụng trị ho.
2. Chữa sốt cao
Lá xương sông, chua me đất lượng bằng nhau (khoảng 8g). Giã nhuyễn, hòa nước lọc lấy nước uống.
3. Chữa nổi mẩn khắp cơ thể
Cách làm: Lấy 12g xương sông, 12g lá khế, 6g chua me đất đem đi giã nhuyễn, hòa với nước lọc rồi lấy nước uống. Phần bã xoa khắp mình.
Xương sông là nguyên liệu chế biến nhiều món ăn ngon, tốt cho
sức khỏe.
4. Chữa cảm, sốt, ho suyễn, đầy bụng, nôn mửa
Cách làm: Dùng 15-20g lá xương sông khô sắc lên hoặc cho vào nước ấm, đun sôi để uống.
5. Chữa viêm họng
Cách làm: Dùng 5-10 lá xương sông bánh tẻ, giấm ăn 20-30ml (giấm nuôi bằng chuối là tốt nhất). Lá xương sông rửa sạch để ráo nước, đập nhẹ (để giải phóng tinh dầu) rồi đem nhúng vào giấm để ngậm. Thực hiện đều đặn 5-7 ngày sẽ thấy kết quả rõ rệt.
6. Chữa dị ứng, nổi mề đay
Cách làm: Lá xương sông, lá khế lượng bằng nhau (5-10 lá), lá chua me đất lượng bằng 1/2 lá xương sông. Đem đi rửa sạch, giã nát, hòa nước uống còn bã xoa lên chỗ nổi mề đay.
7. Chữa chảy máu cam
Cách làm: Dùng 2-3 lá xương sông rửa sạch, vò nát nhét vào lỗ mũi, rất công hiệu.
8. Chữa đầy bụng, khó tiêu
Lá xương sông 30g, tía tô 30g, sinh khương 10g, hậu phác 10g, trần bì 10g, chỉ xác 10g. Cho các vị vào ấm, đổ 3 bát nước, nấu sôi 10 phút, rót ra bát uống dần.
Tận dụng xương sông vừa làm thực phẩm, vừa làm thuốc.
9. Lưu thông khí huyết
Uống nước hãm (hoặc nước sắc loãng) hạt xương sông. Không dùng lâu vì có tác dụng phụ như khô háo trong người gây táo bón.
3 nguyên tắc cần nhớ để xương khớp luôn khỏe
- Thay đổi thói quen ăn uống
Bác sĩ Trần Quốc Khánh (khoa Phẫu thuật Cột sống, bệnh viện Hữu nghị Việt Đức) đánh giá, thói quen ăn uống vô tội vạ, thiếu khoa học chính là nguyên nhân chính gây ra béo phì. Không chỉ gây bệnh xương khớp, béo phì còn là nguyên nhân khiến chúng ta đối mặt với nhiều bệnh tật khác.
Bác sĩ khuyên không nên ăn quá nhiều bún, phở, hủ tiếu, pizza… vì đây là những dòng tinh bột tinh luyện với rất nhiều năng lượng nhưng lại vô cùng ít chất xơ và các vitamin, khoáng chất. Thay vào đó, mọi người nên ăn khoai lang, ngô, lạc luộc và sắn. Kết hợp dinh dưỡng từ rau quả, cá tươi.
- Tăng cường vận động thể dục thể thao mỗi ngày
Luyện tập thể dục, thể thao vừa sức sẽ giúp cơ bắp khỏe mạnh, khí huyết lưu thông và dự phòng loãng xương, tắc mạch. Bác sĩ khuyên mọi người nên khởi động trước khi chơi thể thao và chọn môn phù hợp với tuổi tác, bệnh lý của mình để tránh những chấn thương.
- Cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi
Bác sĩ Khánh khuyên mọi người nên sắp xếp công việc hợp lý, hài hòa giữa nghỉ ngơi và lao động vì các cơ quan trong cơ thể đều cần nghỉ ngơi để tái tạo lại. Ngoài ra, cần biết lắng nghe cơ thể mình, nếu cảm thấy đau, trong mọi tình huống cần ngưng ngay lập tức. Khi đứng, ngồi lâu một tư thế luôn cần có dụng cụ bảo hộ hỗ trợ như gối, đai hỗ trợ lưng.
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Một số bài thuốc chữa bệnh từ quả khế bạn nên biết
- Cho thứ này vào ngâm cùng mật ong sẽ thành 'bài thuốc' đẩy lùi lão hóa và giảm cân tốt
- 29 bài thuốc hay từ các bộ phận của cây sen
- Cho thêm mật ong vào loại đồ uống này sẽ có hiệu quả chống ung thư tốt, ngăn ngừa được lão hóa, phụ nữ tuổi 40 càng nên dùng
- Rau 'nhà quê' người Việt hay dùng nấu canh cua, người Nhật cực kỳ yêu thích: Tận dụng sẽ nhuận tràng, khỏe ruột, giải nhiệt tốt
- Mật ong kết hợp với 3 thứ này sẽ thành thức uống bồi bổ nội tạng, ngừa tiểu đường: Phụ nữ đều đặn sử dụng còn làm sáng da, giúp cơ thể thon gọn