Loa karaoke bị rè và cách khắc phục chuẩn xác nhất

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng loa karaoke bị rè, hãy cùng META tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây và cách khắc phục hiệu quả nhất.

Loa karaoke nhà bạn bị rè ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh khiến bạn cực kỳ khó chịu? Tình trạng này có thể đến từ rất nhiều nguyên nhân như do phần cứng của loa, hay lắp đặt kết nối với các thiết bị khác không hợp lý...

Tuy nhiên nếu biết vài bí quyết điều chỉnh hoặc sửa chữa nhanh chóng là bạn đã có thể khắc phục được. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn "bắt bài" những nguyên nhân khiến loa bị rè và giải pháp để tiết kiệm thời gian và chi phí giúp bạn sở hữu một dàn karaoke cho chất lượng hoàn hảo.

Loa karaoke Bluetooth BOSSER SA-181K

Loa karaoke Bluetooth BOSSER SA-181K Giá tham khảo 2.500.000

Nguyên nhân đến từ phần cứng của loa

Các nguyên nhân từ phần cứng của loa khiến loa bị rè như:

  • Ống côn dây loa bị cạ vào lõi nam châm.
  • Màng loa bị rách, giãn do bị ướt nước, làm lệch tâm lõi côn loa, bong keo dán màng loa và côn.
  • Bong keo giữa màng và nhện loa.
  • Rè do bụi hoặc có vật rơi vào trong phần côn loa.

Dù cho đây chỉ là những lỗi nhỏ, nhưng bạn nên kiểm tra thường xuyên, phát hiện kịp thời để khắc phục, tránh để các lỗi nhỏ lâu ngày nặng hơn, loa sẽ hư hỏng nghiêm trọng.

Loa karaoke Bluetooth PF BOSSER

Loa karaoke Bluetooth PF BOSSER Giá tham khảo 2.490.000

Ngoài ra, loa bị rè cũng là do dây tín hiệu bị đứt hoặc jack loa đã quá cũ. Dây tín hiệu giúp đường truyền tải tín hiệu âm thanh nhanh, mạnh và chính xác hơn. Chính vì thế khi chúng bị đứt hoặc quá cũ dẫn đến tín hiệu kém, loa dễ bị rè. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản mà không phải ai cũng để ý. Hãy kiểm tra và thay cho loa của mình một bộ dây tín hiệu, jack loa mới để chất lượng âm thanh tốt hơn nhé.

Nguyên nhân đến từ các thiết bị khác trong dàn karaoke

Nếu bạn kiểm tra phần cứng của loa và thấy không có lỗi nhưng trình trạng loa bị rè vẫn cứ kéo dài khiến chất lượng âm thanh bị ảnh hưởng, thì bạn nên lưu ý đến các thiết bị âm thanh khác trong dàn karaoke.

Loa Arirang Jant II (Jant 2)

Loa Arirang Jant II (Jant 2) Giá tham khảo 1.489.000

Micro bị rè

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng loa bị rè đó chính là trong khi hát karaoke bạn thường để micro bị hú dài. Khi đó, năng lượng phát ra lớn khiến cuộn dây loa sinh nhiệt nhanh chóng, không kịp tản ra môi trường xung quanh, dẫn đến tình trạng rè loa, tệ hơn nữa là cháy loa.

Hãy thay một chiếc micro chất lượng hơn hoặc tinh chỉnh phần micro trên amply nhà bạn để giảm thiểu tình trạng này, tránh hại loa. Một số amply có tích hợp chức năng chống hú, rít cho micro chỉ trong một nút bấm như dòng Jarguar PA-700A do META cung cấp sẽ nhanh chóng giúp bạn ngăn chặn tình trạng này.

Loa karaoke Arirang TSE-T5

Loa karaoke Arirang TSE-T5 Giá tham khảo 2.189.000

Amply quá tải

Hoặc đó cũng có thế là do amply karaoke của bạn bị quá tải. Nguyên nhân này là do lúc lựa chọn thiết bị cho dàn karaoke bạn không đánh giá đúng công suất của amply so với loa, khiến các thiết bị không tương hợp, dẫn đến loa karaoke của bạn bị rè. Trong trường hợp này bạn nên bổ sung cục công suất để nâng công suất của amply lên phù hợp với công suất của loa, cho âm thanh của bộ dàn chân thực, sống động và mạnh mẽ.

Loa Arirang Jant VIII

Loa Arirang Jant VIII Giá tham khảo 2.900.000

Nếu bạn vẫn cố tình sử dụng loa kể cả khi phát hiện ra âm thanh không đều, lúc to lúc nhỏ, chất lượng âm thanh kém thì không chỉ loa bị rè mà lâu dần còn dẫn đến việc hư loa hay thậm chí gây ra cháy nổ cho các thiết bị khác trong bộ dàn. Trong trường hợp này, bạn hãy cân chỉnh loa, amply cho âm thanh ra đồng đều và hay hơn. Nếu loa quá cũ hãy thay loa mới để không ảnh hưởng đến những thiết bị âm thanh khác.

Chia mạch phân tầng chưa hợp lý

Ngoài ra, việc chia crossover (mạch phân tần) của loa không thích hợp cũng là một nguyên nhân quan trọng khiến loa bị rè không phải ai cũng biết. Mạch phân tần được lắp giữa loa và amply, có nhiệm vụ chuyển tải toàn bộ năng lượng điện do amply cung cấp cho các loa.

Trong hệ thống loa hai đường tiếng, dải tần được chia thành 2 phần: phần tần số cao sẽ đi vào củ loa treble, phần tần số thấp đi vào củ loa mid/bass.

Với hệ thống 3 đường tiếng, hệ thống cũng có 2 củ loa bass và treble như hệ thống 2 đường tiếng nhưng sẽ có thêm một củ loa phụ trách riêng cho phần mid và lúc này, bộ phân tần sẽ chia tín hiệu ra thành 3 dải tần riêng biệt khác nhau.

Loa karaoke Arirang TSE - T3

Loa karaoke Arirang TSE - T3 Giá tham khảo 2.690.000

Phân tần không chỉ cải thiện chất lượng âm thanh của dàn karaoke, nó còn có tác dụng bảo vệ củ loa treble khỏi các tần số thấp đi vào. Các củ loa mid và bass hầu như không bị hư hại do tác động của tín hiệu âm thanh tần số cao. Tuy nhiên chất lượng tái tạo âm thanh tổng thể thường bị ảnh hưởng, loa bị rè vì lúc này củ loa hoạt động với dải âm tần không đúng với thiết kế ban đầu.

Vì vậy, bạn cần kiểm tra thông số kỹ thuật trước khi chia crossover, tránh tình trạng crossover cho tần số mid, treble quá thấp hoặc amply tải loa treble quá lớn để chất lượng âm thanh chất lượng hơn.

Các nguyên nhân khác

Ngoài phần cứng và các cấu tạo bên trong loa, việc sử dụng loa không đúng cách cũng khiến loa bị rè như: tắt mở loa đột ngột. Trường hợp này đa số hộ gia đình nào cũng gặp phải. Bạn cần phải tuân theo một nguyên tắc nhất định trong việc tắt mở dàn âm thanh karaoke. Đó chính là mở từ trên xuống dưới (mở amply cuối cùng), tắt từ dưới lên trên (tắt amply đầu tiên). Tránh rút jack, chạm dây, rơi micro không dây khi hệ thống âm thanh đang hoạt động.

Trên đây chỉ là những nguyên nhân cơ bản khiến cho loa bị rè. Còn rất nhiều nguyên nhân khác tùy từng loại loa được đặt trong những dàn karaoke gia đình khác nhau.

Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho gia đình bạn khi sử dụng loa.

Bạn đang xem: Loa karaoke bị rè và cách khắc phục chuẩn xác nhất

Chuyên mục: Phần mềm & Thủ thuật

Chia sẻ bài viết