Lịch sử, ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 ngắn gọn

Lịch sử ngày Nhà giáo Việt Nam là gì? Ý nghĩa ngày 20/11 là gì? Trong bài viết hôm nay, chúng tôi xin chia sẻ đến các bạn lịch sử, ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 ngắn gọn. Các bạn tham khảo nhé!

Lịch sử ngày Nhà giáo Việt Nam là gì? Ý nghĩa ngày 20/11 là gì? Trong bài viết hôm nay, META.vn xin chia sẻ đến các bạn lịch sử, ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 ngắn gọn. Các bạn tham khảo nhé!

Lịch sử ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Lịch sử ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Vào tháng 7 năm 1946, Liên hiệp Quốc tế các công đoàn Giáo dục FISE (Fédération internationale syndicale de l'enseignement) được thành lập và có trụ tại Paris. Năm 1949, tại Hội nghị Vacsava (Khối Warsaw), FISE đã xây dựng một bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương, trong đó có một số nội dung chủ yếu như sau:

  • Đấu tranh chống lại mọi quan điểm và phương pháp giáo dục lạc hậu phản động, phản dân chủ, phản khoa học của nền giáo dục phong kiến, tư sản, nhằm xây dựng nền giáo dục tiến bộ, dân chủ, khoa học.
  • Đấu tranh thủ tiêu chế độ bạc đãi, coi thường nghề dạy học, bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nhà giáo.
  • Quy định một số điều đối với các nhà giáo, đặc biệt coi trọng tính chất nhân văn của nghề dạy học và phương pháp dạy học tiên tiến.

Đến tháng 8/1954, tổ chức công đoàn các nhà giáo tiến bộ và cách mạng trên thế giới mà nòng cốt là các nhà giáo ở các nước xã hội chủ nghĩa đã nhất trí thông qua bản "Hiến chương các nhà giáo".

Tại Việt Nam, ngày "Quốc tế Hiến chương các nhà giáo" lần đầu tiên được tổ chức trên toàn miền Bắc vào ngày 20/11/1958. Và việc tổ chức ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo 20/11 hàng năm đã sớm trở thành ngày hội truyền thống của giáo giới Việt Nam.

Trong những năm sau đó, ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo cũng đã được tổ chức ở các vùng ở miền Nam Việt Nam. Hàng năm, cứ vào dịp lễ kỷ niệm ngày 20 tháng 11 này là các cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo viên trong vùng tạm chiếm và động viên tinh thần các giáo viên kháng chiến.

Vào ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng - nay là Chính phủ, đã ban hành Quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20/11 hằng năm là ngày lễ mang tên "Ngày Nhà giáo Việt Nam".

Ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 là một ngày kỷ niệm được tổ chức hằng năm tại Việt Nam. Đây là ngày lễ của ngành giáo dục Việt Nam và là ngày "tôn sư trọng đạo" nhằm mục đích tôn vinh những người hoạt động trong ngành giáo dục.

Ngày 20/11 là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn, sự kính trọng và tỏ lòng tri ân đối với những người thầy, người cô - những người đã góp bao công sức và tâm huyết cho sự nghiệp trồng người cao cả và góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Trong ngày Nhà giáo Việt Nam, các bạn học sinh thường đến tặng hoa và quà tặng 20/11 ý nghĩa cho các thầy cô giáo. Ngành giáo dục Việt Nam cũng thường nhân dịp này đánh giá lại hoạt động giáo dục và lập ra các phương hướng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nước nhà.

Hy vọng, những thông tin vừa rồi là hữu ích đối với bạn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!.

>>> Xem thêm:

Nếu bạn có nhu cầu mua các sản phẩm quà tặng 20/11, đồ gia dụng, điện máy - điện lạnh, thiết bị văn phòng, y tế & sức khỏe, thiết bị số - phụ kiện… thì bạn hãy truy cập website META.vn để đặt hàng online, hoặc bạn có thể liên hệ đặt mua trực tiếp các sản phẩm này tại:

Bạn đang xem: Lịch sử, ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 ngắn gọn

Chuyên mục: Tra cứu thông tin

Chia sẻ bài viết