Lễ dạm ngõ là gì, cần những gì? Phân biệt dạm ngõ và ăn hỏi

Phong tục cưới hỏi của người Việt Nam chính là một trong những nét văn hóa truyền thống lâu đời, phong phú. Để có thể "về chung 1 nhà" các cặp đôi phải cùng nhau trải qua khá nhiều nghi lễ, và một trong số ấy chính là lễ dạm ngõ. Vậy lễ dạm ngõ là gì, cần chuẩn bị những gì? Hãy đểgiải đáp cho bạn qua bài viết dưới đây nhé.

Lễ dạm ngõ là gì?

Lễ dạm ngõ (hay còn gọi là chạm ngõ tùy theo một số vùng miền) chính là một trong những nghi thức quan trọng trong văn hóa cưới hỏi truyền thống của người Việt Nam. Nó là bước đầu tiên cần phải thực hiện trước khi 2 người muốn "về chung nhà".

Nghi thức này là một dịp chính thức để gia đình 2 bên gặp gỡ nhau và để nhà trai đặt vấn đề hay thưa chuyện với nhà gái để cho đôi trẻ được tiến đến hôn nhân một cách nghiêm túc.

Lễ dạm ngõ có cần coi ngày không? Những quy định về ngày, giờ thực hiện lễ dạm ngõ cũng không quá khắt khe. Tuy nhiên nếu cẩn thận thì người ta vẫn có thể đi xem ngày tốt để tiến hành nghi lễ này. Điều quan trọng là 2 bên gia đình phải có sự thống nhất nhằm chuẩn bị chu đáo cho lễ dạm ngõ. Càng chuẩn bị chu đáo thì buổi lễ càng thêm long trọng và cũng là để lại ấn tượng đầu tiên tốt đẹp cho cả 2 bên gia đình nhà trai và nhà gái.

Lễ dạm ngõ là gì

Ý nghĩa của lễ dạm ngõ

Lễ dạm ngõ là thời điểm đánh dấu sự gặp gỡ đầu tiên của 2 bên gia đình. Cả 2 bên sẽ có điều kiện để trò chuyện, tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình, điều kiện của nhau.

Trong buổi lễ dạm ngõ, nhà trai cũng sẽ mang sính lễ sang để xin phép gia đình nhà gái được cho cặp đôi chính thức tìm hiểu, qua lại trước khi tiến đến chuyện trăm năm.

Lễ dạm ngõ cần chuẩn bị những gì?

Lễ dạm ngõ nhà trai cần chuẩn bị gì?

Như đã nói ở trên, lễ dạm ngõ chính là thời điểm mà nhà trai mang sính lễ sang nhà gái để thưa chuyện. Vậy sính lễ mà nhà trai cần mang sang nhà gái gồm những gì? Điều này còn tùy thuộc vào từng vùng miền, địa phương. Sau đây bạn có thể tham khảo gợi ý sính lễ trong lễ dạm ngõ của nhà trai ở cả 3 miền nhé.

  • Sính lễ dạm ngõ của người miền Bắc: Miếng trầu là đầu câu chuyện, vậy nên trong lễ dạm ngõ sính lễ không thể thiếu đó chính là trầu cau. Người miền Bắc thường chuẩn bị sính lễ dạm ngõ đặt trong một chiếc tráp nhỏ, bên ngoài có phủ vải nhiễu đỏ thể hiện cho sự may mắn. Bên cạnh trầu cau thì sính lễ dạm ngõ của miền Bắc còn có rượu, trái cây, trà, thuốc lá. Các lễ vật này sẽ đều được chuẩn bị với số lượng chẵn, thể hiện cho sự có đôi có cặp, trọn vẹn, tròn đầy.
  • Sính lễ dạm ngõ của người miền Trung: Lễ vật dạm ngõ của người miền Trung cũng được bọc trong giấy đỏ. Trong đó cũng không thể thiếu trầu cau, 1 chai rượu. Ngoài ra còn có thể các sản vật đặc trưng của họ tùy từng vùng miền, địa phương.
  • Sính lễ dạm ngõ của người miền Nam: Người miền Nam còn gọi lễ dạm ngõ là lễ "đi nói" hay "đám nói". Họ thường chuẩn bị cặp rượu, cặp trà được gói giấy đỏ cùng với đó là 1 đĩa trầu cau têm cánh phượng và 1 mâm ngũ quả.

Lễ dạm ngõ cần chuẩn bị gì

Lễ dạm ngõ nhà gái cần chuẩn bị gì?

Lễ dạm ngõ được tổ chức ở nhà gái, tức là nhà trai sẽ mang sính lễ sang nhà gái để thưa chuyện. Chính vì thế, nhà gái sẽ cần phải trang trí nhà cửa, chuẩn bị bàn ghế, cắm hoa, chuẩn bị trà thuốc, bánh kẹo để mời nhà trai.

Ngoài ra, nhà gái cũng phải chuẩn bị lễ vật để dâng lên bàn thờ gia tiên trong ngày này. Thường thì các gia đình cũng sẽ chuẩn bị mâm cỗ mặn để dâng lên báo cáo với gia tiên. Nếu có điều kiện thì họ có thể chuẩn bị cơm để mời những người thân trong gia đình hoặc nếu nhà trai ở xa, nhà gái cũng có thể chuẩn bị cỗ để mời nhà trai ở lại dự tiệc. Mâm cỗ trong lễ dạm ngõ cũng không cần quá cầu kỳ, tùy vào hoàn cảnh, điều kiện của mỗi gia đình mà bày biện, cốt yếu là thể hiện được sự hiếu khách là được.

Trình tự tiến hành lễ dạm ngõ

Trước tiên nhà trai sẽ chuẩn bị lễ vật rồi mang sang nhà gái. Sau khi giới thiệu thành phần tham dự, đại diện của nhà trai sẽ có lời phát biểu nêu ra lý do và mong muốn của buổi lễ này.

Tiếp đến, nhà trai sẽ trao tráp dạm ngõ cho nhà gái và xin phép cho cặp đôi được chính thức qua lại, tìm hiểu nhau trước khi tiến đến hôn nhân. 

Sau khi nhà trai phát biểu, nhà gái sẽ có đôi lời cảm ơn và nhận lễ vật mà nhà trai mang đến. Sau đó, đại diện nhà gái sẽ dâng lễ vật lên bàn thờ để báo cáo với tổ tiên. Lúc này, 2 bạn trẻ cũng cần lên thắp nhang trên bàn thờ gia tiên và cầu mong tổ tiên phù hộ, chứng giám cho hạnh phúc của mình.

Sau đó, 2 bên gia đình sẽ trò chuyện, bàn bạc, thống nhất ngày cưới hỏi, địa điểm tổ chức...

Phân biệt dạm ngõ và ăn hỏi

Cả lễ dạm ngõ và lễ ăn hỏi đều là những nghi lễ quan trọng trong phong tục cưới hỏi của người Việt Nam. Tuy nhiên xét về quy mô thì lễ ăn hỏi sẽ có quy mô rộng hơn. Nếu lễ dạm ngõ chỉ gói gọn trong gia đình 2 bên, là dịp gặp gỡ của 2 gia đình để nhà trai thưa chuyện cho đôi trẻ được chính thức tìm hiểu nhau, qua lại giữa 2 bên trước khi tiến đến hôn nhân thì lễ ăn hỏi sẽ như một lời thông báo đến gia đình, bạn bè, người thân, họ hàng về mối quan hệ của cặp đôi.

Bên cạnh đó, lễ vật trong 2 nghi lễ này cũng có sự khác biệt. Nhà trai sẽ phải chuẩn bị lễ ăn hỏi đầy đủ, tươm tất hơn. Thay vì chỉ có một mâm lễ như trong lễ dạm ngõ thì lễ ăn hỏi phải chuẩn bị 5, 7, 9 hoặc 12 lễ tùy vào phong tục, tập quán của từng địa phương.

Về thành phần tham dự của 2 nghi lễ này cũng sẽ có sự khác nhau. Trong lễ dạm ngõ thì chỉ có sự xuất hiện của cha mẹ hoặc đại diện gia đình, người cực thân thiết tham gia. Nhưng trong lễ ăn hỏi, thành phần tham dự cũng sẽ phong phú hơn, gồm có đại diện gia đình, họ hàng 2 bên, bạn bè người thân của cặp đôi.

Nhìn chung thì lễ ăn hỏi sẽ có quy mô, cách tổ chức lớn hơn nhiều so với lễ dạm ngõ. Và khi tiến hành lễ ăn hỏi, cặp đôi cũng sẽ nhanh chóng tiến đến lễ cưới hơn.

>> Xem chi tiết: Lễ ăn hỏi gồm những gì? Ý nghĩa các lễ vật trong đám hỏi

Một số câu hỏi khác liên quan đến lễ dạm ngõ

Lễ dạm ngõ đi mấy người?

Quy mô của lễ dạm ngõ thường gói gọn trong gia đình. Vậy nên thành phần tham dự cũng chỉ gồm cha mẹ của chàng trai và cô gái. Nếu muốn thì nhà trai cũng có thể mời thêm vị đại diện của gia đình để đến thưa chuyện với nhà gái.

Lễ dạm ngõ nên mặc gì?

Trang phục trong lễ dạm ngõ cũng không được quy định như lễ ăn hỏi hay lễ rước dâu. Tuy nhiên các thành phần tham dự nên lựa chọn trang phục sao cho sang trọng, lịch sự và thoải mái nhất. Bạn gái có thể mặc áo dài hoặc lựa chọn 1 chiếc váy kín đáo, nhã nhặn. Bạn trai có thể mặc vest hoặc sơ mi với quần tây hoặc thậm chí là áo phông với quần tây cũng được. Nhìn chung là phải đảm bảo sự thoải mái nhưng cũng cần có được sự thanh lịch nhằm thể hiện sự tôn trọng với đối phương.

Lễ dạm ngõ

Bài phát biểu lễ dạm ngõ

Bài phát biểu lễ dạm ngõ của nhà trai

Kính thưa quan viên hai họ cùng các vị quan khách có mặt ở đây!

Trước tiên, tôi xin gửi lời chào trân trọng nhất của toàn thể nhà trai tới gia đình nhà gái và kính chúc các ông, các bà bên họ nhà gái sức khỏe dồi dào làm ăn phát đạt, gia đình hạnh phúc.

Tôi xin phép được giới thiệu thành phần gia đình họ nhà trai trong lễ dạm ngõ hôm nay bao gồm: Tôi là …, bác của cháu … và là đại diện của họ nhà trai. Còn đây là bà …, là bà ngoại của cháu …, tiếp đến là bố mẹ và cậu mợ của cháu….

Sau một thời gian quen biết và tìm hiểu lẫn nhau, tình cảm đã đến hồi chín muồi hai cháu mong muốn được về cùng nhau dưới một mái nhà, được làm vợ làm chồng của nhau. Thể theo nguyện vọng của hai cháu và sự cho phép của nhà gái hôm nay đoàn nhà trai chúng tôi đến đây xin được ra mắt với nhà gái và xin phép họ nhà gái đồng ý cho hai cháu thành hôn.

Đến với lễ dạm ngõ hôm nay, nhà trai chúng tôi chuẩn bị 5 tráp lễ vật đưa tới nhà gái, mong nhà gái chấp thuận để hai cháu nên vợ nên chồng. Tôi xin được mời mẹ của cháu … và mẹ cháu … cùng nhau mở tất cả các tráp lễ mà nhà trai đưa đến. Nhà trai chúng tôi cũng hy vọng gia đình nhà gái sẽ chấp thuận lễ vật và đồng ý cho hai cháu nên duyên hạnh phúc.

Thay mặt gia đình nhà trai, tôi xin cảm ơn gia đình nhà gái đã đón tiếp chu đáo để buổi lễ ăn hỏi hôm nay thành công tốt đẹp. Chúng tôi hy vọng cả hai sẽ yêu thương nhau, cùng nhau sát cánh trên con đường đời và làm tròn bổn phận con cháu với cả hai nhà.

Gia đình chúng tôi cảm ơn các ông bà, cô bác đã tham dự buổi lễ hôm nay, chúng tôi xin phép được ra về và xin hẹn gặp lại gia đình nhà gái trong buổi lễ đón dâu và lễ cưới sắp tới. Xin cảm ơn!

Bài phát biểu lễ dạm ngõ của nhà gái

Kính thưa họ nhà trai: Tôi là … là Chú của cháu … là đại diện cho họ nhà gái xin có đôi lợi phát biểu như sau.

Được biết cháu … và cháu … quen nhau đã lâu và đã xin ba mẹ tiến tới hôn nhân. Nay gia đình họ nhà trai không quản đường xá xa xôi đem mân trầu cau tới đây cũng đã biểu đạt được thành ý xin cưới cháu … nhà chúng tôi.

Tôi dại diện cho họ nhà gái xin phép được nhận mân trầu cau và đồng ý để hai cháu tiến tới hôn nhân.

Sau đây tôi xin mời đại diện hai nhà trai gái ngồi vào bàn tiệc mà họ nhà gái tôi đã chuẩn bị sẵn chúng ta vừa dùng tiệc vừa tính ngày đễ làm lễ thành hôn cho hai cháu. Xin cảm ơn!

Lễ dạm ngõ

Hy vọng những thông tin trong bài đã giúp bạn biết được lễ dạm ngõ là gì, cần những gì cũng như có thể phân biệt được lễ dạm ngõ và lễ ăn hỏi. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Bạn đang xem: Lễ dạm ngõ là gì, cần những gì? Phân biệt dạm ngõ và ăn hỏi

Chuyên mục: Tra cứu thông tin

Chia sẻ bài viết