Làm thế nào để lựa chọn lưỡi cưa tốt nhất cho máy cưa?

Máy cưa là một trong những dụng cụ cần thiết, được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp, xây dựng, làm mộc, thi công nội ngoại thất... Lựa chọn được lưỡi cưa phù hợp là điều vô cùng cần thiết để giúp bạn hoàn thành công việc tốt hơn. Bài viết dưới đây của META.vn sẽ chia sẻ cho bạn cách lựa chọn lưỡi cưa phù hợp, cùng tham khảo nhé!

Máy cưa là một trong những dụng cụ cần thiết, được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp, xây dựng, làm mộc, thi công nội ngoại thất... Lựa chọn lưỡi cưa phù hợp với máy cưa là điều vô cùng cần thiết để giúp bạn hoàn thành công việc hiệu quả hơn.

Những lưu ý không thể bỏ qua khi chọn lưỡi cưa cho máy cưa

Số răng của lưỡi cưa

Lưỡi cắt ngang và lưỡi xẻ.
Lưỡi cắt ngang và lưỡi xẻ.

Trong quá trình xẻ gỗ, lưỡi cưa càng ít răng thì khoảng trống giữa 2 răng càng lớn, đồng nghĩa với việc tốc độ đẩy phôi gỗ khi xẻ sẽ càng nhanh. Thường thì với các lưỡi xẻ gỗ thông dụng có đường kính 254mm, người tay hay chọn số răng 24.

Ngược lại, với việc cắt ngang, do mặt gỗ nhỏ hơn và yêu cầu đường cắt mịn hơn mà không để lại ba-via trên mặt cắt gỗ nên lưỡi cưa cần có nhiều răng hơn để khoảng cách giữa 2 răng nhỏ hơn. Lưỡi cắt ngang thường có khoảng 60 - 80 răng, mỗi răng sẽ loại bỏ phôi gỗ ít hơn. Những lưỡi cưa kiểu này cũng có tốc độ chậm hơn so với lưỡi xẻ.

Đối với lưỡi cưa đa năng, khoảng trống giữa hai răng cưa trên lưỡi cưa lại được thiết kế làm sao đảm bảo hài hòa nhất giữa hai mục đích xẻ gỗ và cắt ngang thớ gỗ.

Về cơ bản, lưỡi cưa với số răng nhiều hơn luôn cho mạch cắt mịn hơn nhưng tốc độ cắt sẽ chậm hơn. Ngược lại, lưỡi cưa có số răng ít hơn sẽ cho mạch cắt thô hơn nhưng lại cắt nhanh hơn. Vì thế, bạn cần căn cứ vào mục đích sử dụng cụ thể của mình để chọn loại lưỡi cưa gỗ có số lượng răng phù hợp nhất. 

Lưỡi cưa gỗ hợp kim 60 răng Makita P-67991
Lưỡi cưa gỗ hợp kim 60 răng Makita P-67991  phù hợp cho nhiều loại máy cưa, máy cắt.

Kiểu răng cưa

Ba kiểu xếp răng cưa cơ bản của các lưỡi cưa gỗ (từ trái sang phải): 1. Xếp nghiêng góc so le; 2. Xếp thẳng ; 3. Xếp thẳng xen kẽ với các răng vát hình thang.

Hình dáng bên ngoài của răng cưa sẽ quyết định không nhỏ đến mục đích sử dụng của chiếc lưỡi cưa đó. Có 3 hình dáng chính của răng cưa: Xếp nghiêng góc so le, xếp thẳng và xếp thẳng xe kẽ với các răng vát góc hình thang. Ngoài ra, còn có một số kiểu răng cưa khác như loại xếp nghiêng so le nhưng với góc nghiêng lớn hơn (Hi-ATB) và loại tổng hợp (ATB). Trong đó:

  • Răng cưa thẳng (FT): Được dùng nhiều trong các lưỡi xẻ gỗ do có khả năng loại bỏ vật liệu nhanh trên đường cắt, thoát mạch tốt và đòi hỏi ít công suất của động cơ.


Răng cưa thẳng (FT).

  • Răng cưa xếp nghiêng xen kẽ (ATB): Được ứng dụng nhiều trong các lưỡi cưa dùng cho cưa trượt đa góc, khi cần một đường cắt ngang mịn màng hay khi cần cắt các tấm ván dán phủ veneer.


Răng cưa xếp nghiêng xen kẽ (ATB).

  • Răng cưa xếp vát (TCG) (Răng được xếp xen kẽ giữa dạng thẳng và dạng hình thang) : Phù hợp để cắt các vật liệu có mật độ nén cao như gỗ MDF, Laminate, nhựa, kim loại mềm. 


Răng cưa xếp vát (TCG).

  • Răng cưa xếp xen kẽ với góc lớn hơn (Hi-ATB): Phù hợp để cắt các vật liệu như gỗ phủ Melamine.


Răng cưa xếp xen kẽ với góc lớn hơn (Hi-ATB).

  • Răng cưa được xếp theo kiểu phức hợp nhiều loại với nhau (Comp) (Răng thường được xắp xếp thành 1 nhóm số lượng từ 4 đến 5 xen kẽ giữa hai kiểu: thẳng FT và nghiêng so le ATB): Được ứng dụng trong các lưỡi cưa hướng đến mục đích đa năng và cân bằng nhất giữa xẻ gỗ và cắt ngang thớ gỗ.

Góc lưỡi cưa

Góc lưỡi cưa được quy ước khi ta nhìn thẳng vào mặt lưỡi cưa từ trước ra sau. Đường thẳng đứng vuông góc với phương nhìn của mắt kết hợp cùng độ nghiêng của răng cưa tạo thành góc răng cưa. Góc này càng lớn thì càng đem lại tốc độ cắt, thoát mạch nhanh hơn, còn góc này càng nhỏ thì càng đem lại đường cắt mịn màng nhưng tốt độc cắt sẽ chậm lại. Như vậy, các lưỡi cắt xẻ gỗ cần có góc răng cưa lớn (thường là 20 độ). Trong khi đó, các lưỡi cắt dùng cho các cưa trượt đa góc (giúp đảm bảo sự mịn mạng của mạch cắt) thì cần có góc răng nhỏ (thường là 5 độ). Còn các lưỡi cưa đa năng do cần đảm bảo cân bằng giữa các công việc khác nhau nên thường có góc bằng 15 độ.

Độ dày của lưỡi cưa

Lưỡi cưa mỏng hơn đồng nghĩa với việc công suất yêu cầu của động cơ thấp hơn. Vì thế, lưỡi cưa cho mạch cắt mỏng (Thin Kerf) có giá cũng đắt hơn khá nhiều so với các lưỡi cưa thông thường Tuy nhiên, đây là một sự lựa chọn tuyệt vời cho các công việc thực sự nặng. Các loại lưỡi cưa gỗ cao cấp mỏng, nhẹ nhưng vẫn đảm bảo được sự chắc chắn và ổn định khi làm việc, loại bỏ gỗ ít hơn, giảm lượng mạt cưa, giúp đem lại nhiều lợi ích xét về chi phí, đồng thời cũng góp phần bảo vệ sức khỏe, giữ môi trường xung quanh sạch sẽ hiệu quả hơn. Hiện nay cũng đã có khá nhiều các loại lưỡi cưa gỗ kiểu này để bạn lựa chọn cho phù hợp nhất với loại máy cưa của mình.

Lớp phủ bảo vệ

Ở những lưỡi cưa giá rẻ, việc phủ bảo vệ chỉ đơn thuần là một lớp sơn bên ngoài. Tuy nhiên, ở các lưỡi cắt đắt tiền, việc phủ một lớp bảo vệ cao cấp sẽ giúp giảm thiểu ma sát khi cắt để lưỡi cưa mát hơn, ngăn chặn sự ăn mòn cũng như kéo dài tuổi thọ của lưỡi cưa hiệu quả nhất.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích để giúp bạn chọn được một lưỡi cưa gỗ phù hợp nhất với mục đích sử dụng của mình.

Nếu bạn có nhu cầu mua các loại lưỡi cưa gỗ hay máy cưa gỗ chính hãng, đảm bảo chất lượng với mức giá tốt nhất, hãy nhanh tay liên hệ với chúng tôi bằng cách đặt hàng trực tuyến tại website META.vn hoặc gọi tới hotline Hà Nội: 024.35.68.69.69 - TP. HCM: 028.38336666 để được tư vấn, hỗ trợ mua hàng nhanh nhất và nhận hàng, thanh toán tận nơi trên toàn quốc!

Bạn đang xem: Làm thế nào để lựa chọn lưỡi cưa tốt nhất cho máy cưa?

Chuyên mục: Công cụ, dụng cụ

Chia sẻ bài viết