Lá cẩm là lá gì? Có tác dụng gì? Cách lấy màu lá cẩm để sử dụng thế nào?

Lá cẩm hỗ trợ rất nhiều cho các bà nội trợ trong quá trình nấu nướng, chế biến món ăn, làm nên những món ăn bắt mắt, hấp dẫn. Vậy lá cẩm là lá gì? Lá cẩm có tác dụng gì? Mời bạn theo dõi bài viết này của chúng tôi để có được câu trả lời nhé.

Lá cẩm là lá gì? Có mấy loại lá cẩm?

Cây lá cẩm là gì?

Lá cẩm (hay còn gọi là cây lá cẩm) là một loại cây thân thảo, có tên tiếng Anh là Peristrophe bivalvis, phân bố chủ yếu ở vùng Đông Nam châu Á. Đây là loại cây lâu năm, thường cao khoảng 50 đến 100cm, sinh trưởng mạnh mẽ vào mùa hè và ra hoa vào mùa thu.

Ở Việt Nam, cây lá cẩm được trồng nhiều nhất tại các tỉnh miền núi phía Bắc, sau đó tới các tỉnh miền Nam. Cây lá cẩm cũng rất dễ chăm sóc, dễ sống. Bạn chỉ cần giâm cành già xuống đất ẩm và tưới nước mỗi ngày, sau khoảng 1 tuần là cây có thể nảy chồi. Nếu chăm sóc tốt thì sau khoảng 45 ngày là bạn đã có thể thu hoạch được rồi.

Phân loại cây lá cẩm

Cây lá cẩm có 4 loại với các đặc điểm khác nhau, bao gồm:

  • Cây lá cẩm tím: Loại cây này còn được gọi là chằm lai. Lá của nó có màu xanh nhạt, mỏng, ít lông, hình trứng rộng. Diện tích mang đốm trắng ở dọc gân lá lớn và đặc biệt là dịch tiết ra có màu tím rất bắt mắt.
  • Cây lá cẩm đỏ: Cây này theo dân tộc Nùng còn được gọi là chằm thủ. Lá của chúng có hình bầu dục, gốc lá thon, xanh đậm và có nhiều lông. Mặt trên của lá không có bợt dịch trắng. Khi vò lá sẽ tiết ra dịch màu đỏ. 
  • Cây lá cẩm tím đậm (cẩm Huế): Theo người Nùng, loại cây này còn có tên là chằm khâu. Nó có lá hình bầu dục, gốc tròn hoặc thon, lá có màu xanh đậm, dày và ít lông. Lá cũng ít gặp đốm trắng ở dọc gân. Khi vò lá sẽ tiết ra dịch có màu tím đậm.
  • Cây lá cẩm vàng: Người Nùng còn gọi loại cây này với cái tên là chằm hiên. Cây cẩm vàng vẫn còn mọc hoang khá nhiều nên nó cũng được gọi là cẩm dại. Lá của nó có hình trứng, gốc lá thon, đầu nhọn. Hai mặt lá đều có lông, phiến lá thường nhăn nheo, đặc biệt là phần mép lá. Khi vò lá sẽ tiết ra dịch màu vàng xanh.

Lá cẩm là lá gì

Lá cẩm có tác dụng gì?

Lá cẩm có tác dụng gì, công dụng của lá cẩm ra sao? Liệu rằng lá cẩm có phải chỉ để dùng nấu ăn như các bà nội trợ vẫn hay làm không hay nó còn có tác dụng gì khác? Dưới đây sẽ là những công dụng mà loại lá này mang lại:

  • Cây lá cẩm có tính mát, vị ngọt thanh nên còn được dùng để thanh phế, giảm ho và cầm máu. Bên cạnh đó, khi kết hợp với các vị thuốc khác nó còn có thể điều trị các chứng viêm phế quản, giúp tiêu đờm, giảm chấn thương gân...
  • Lá cẩm cũng được sử dụng để tắm cho trẻ nhỏ, đặc biệt vào mùa hè để làm giảm tình trạng rôm sảy.
  • Cuối cùng, công dụng phổ biến nhất, được nhiều người sử dụng nhất của lá cẩm đó chính là để làm màu nhuộm thực phẩm, chế biến các món ăn như xôi, thạch, bánh chưng...

Vậy cách lấy màu từ lá cẩm như thế nào? Mời bạn theo dõi phần tiếp theo dưới đây để có được câu trả lời nhé.

Lá cẩm có tác dụng gì

Cách lấy màu từ lá cẩm

Để lấy màu từ lá cẩm, bạn thực hiện như sau:

  • Bước 1: Bạn rửa sạch lá cẩm, sau đó cho lá cẩm vào nồi, đổ cho ngập nước và đun sôi với lửa nhỏ. Lưu ý, bạn nên om thêm khoảng 15 phút sau khi tắt bếp bởi om càng lâu thì màu thu được sẽ càng đậm.
  • Bước 2: Bạn vớt bỏ phần lá cẩm, rồi cho phần nước qua rây lọc để thu được nước lá cẩm nguyên chất là xong.

Lưu ý: Lá cẩm tươi sau khi mua về, bạn có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 3 tuần hoặc có thể nấu lên như cách làm trên và bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh rồi dùng dần cũng được.

Cách lấy màu từ lá cẩm

Hi vọng rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp bạn hiểu được lá cẩm là lá gì, lá cẩm có tác dụng gì cũng như cách lấy màu lá cẩm để sử dụng thế nào. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Bạn đang xem: Lá cẩm là lá gì? Có tác dụng gì? Cách lấy màu lá cẩm để sử dụng thế nào?

Chuyên mục: Tra cứu thông tin

Chia sẻ bài viết