Kính ngắm máy ảnh là gì? Có bao nhiêu loại?

Kính ngắm máy ảnh là một bộ phận không thể thiếu trên các máy chụp ảnh chuyên nghiệp, vậy kính ngắm máy ảnh là gì? Có bao nhiêu loại? chúng tôi sẽ giúp các bạn trả lời những câu hỏi trên trong bài viết dưới đây.

Kính ngắm máy ảnh là một bộ phận không thể thiếu trên các máy chụp ảnh chuyên nghiệp, vậy kính ngắm máy ảnh là gì? Có bao nhiêu loại? Điện máy XANH sẽ giúp các bạn trả lời những câu hỏi trên trong bài viết dưới đây.

1Kính ngắm máy ảnh là gì?

Kính ngắm máy ảnhcông cụ trên máy ảnh, giúp bạn nhìn được hình ảnh trước khi bấm chụp. Kính ngắm bên ngoài thường có hình chữ nhật màu đen, bạn hướng ống ngắm tới đâu hình ảnh sẽ tái hiện trên khung ngắm, bức hình chụp được chính là hình ảnh trên khung ngắm này.

Kình ngắm

Các ống ngắm có cấu tạo khá phức tạp, giống như một chiếc kính thiên văn thu nhỏ đặt trong thân máy ảnh. Kính ngắm cho phép bạn nhìn trước được hình ảnh muốn chụp nhưng nó không phải là một phần của ống kính.

Trong các máy ảnh hiện đại, kính ngắm, thường thấy nhất trên máy ảnh DSLR nằm ngay chính giữa máy ảnh. Bạn có thể nhận thấy một khung nhỏ hình vuông bao quanh bằng nệm cao su êm ái làm điểm tựa cho mắt.

Các mẫu máy ảnh DSLR sử dụng kính ngắm hoạt động như một máy đo khoảng cách, thường thấy trên máy ảnh Leica.

Các máy ảnh hiện đại không sử dụng kính ngắm zoom, máy ảnh du lịch chẳng hạn như Pentax K-01 và máy ảnh không gương lật, chẳng hạn như Fujifilm X-T3. Thay vào đó, các loại máy ảnh này sử dụng kính ngắm điện tử hoặc xem trước hình ảnh qua EVF.

Kính ngắm kỹ thuật số

Máy ảnh sử dụng EVF hình ảnh được hiển thị lên màn hình LCD thay vì bạn phải nhìn qua kính ngắm như ở máy ảnh DSLR. 

2Định nghĩa Rangefinder trên kính ngắm

Trước đây, kính ngắm trên máy ảnh DSLR, máy ảnh 35mm, hay máy ảnh định dạng trung bình thông thường rất nhỏ gây bất tiện và mất thời gian khi chụp ảnh chuyển động nhanh, và kính ngắm thể thao ra đời để khắc phục điều này. Loại kính ngắm thể thao gồm hai khung ngắm đặt trên máy ảnh, một ở gần mắt và một hướng về ống kính. 

Có một số máy ảnh lớn (máy ảnh phản xạ ống kính kép-TLR), máy ảnh thấp dưới gần eo của bạn, bắt buộc bạn phải cúi xuống để nhìn khung hình. Những máy ảnh phản xạ ống kính kép (TLR) này đặt một tấm gương lớn ở 45 độ, chiếu hình ảnh lên màn hình trên mặt đất.

Rangefinder

Rangefinder ra đời giúp loại bỏ những rắc rối này. Rangefinder là một bộ phận của kính ngắm nó hoạt động theo cơ chế lấy nét tìm phạm vi cho phép đo khoảng cách từ người chụp đến chủ thể. Rangefinder vẫn tồn tại đến ngày nay và rất hữu ích, giúp hình ảnh trên khung ngắm không bị vỡ.

Trên hầu hết các máy ảnh DSLR của Canon và Nikon, bạn sẽ tìm thấy một bánh xe nhỏ bên cạnh kính ngắm. Đây là Diopter, cho phép bạn thay đổi tiêu cự hình ảnh trên khung ngắm. Bạn có thể thay đổi tiêu cự từ -3 đến +1, tính năng này rất hữu ích khi bạn bị tật khúc xạ ở mắt mà chụp ảnh không đeo kính.

3Kính ngắm có thể làm được những gì?

Dưới đây là một một số điều bạn có thể thấy trên kính ngắm:

1. Camera Settings/Exposure Triangle (Cài đặt máy ảnh/Tam giác phơi sáng)

Bạn thấy một loạt các thông tin. Một số thông tin này là cài đặt máy ảnh của bạn.

Bạn có thể thấy ba thành phần chính của tam giác phơi sáng. ISO, tốc độ màn trập và khẩu độ đều được hiển thị ở đây.

Điều này rất hữu ích để biết những gì bạn đang chụp mà không cần phải di chuyển mắt khỏi khung ngắm. 

Sơ đồ màn hình kính ngắm quang

2. EV Scale (Thang phơi sáng)

Thang đo EV là thanh ngay giữa phần dưới cùng của khung ngắm. Nó sẽ hiển thị thang điểm trừ và thang điểm cộng với "0" ở giữa.

Thang này hiển thị mức phơi sáng được cài đặt. Khi bạn mở máy thang này luôn ở mức "0"

Khi bạn thay đổi cài đặt thang EV sẽ di chuyển. Nếu bạn ở chế độ ưu tiên khẩu độ hoặc màn trập, bạn chỉ có thể thay đổi thang EV bằng cài đặt bù phơi sáng.

Màn hình kính ngắm quang

3. Focus Points & Metering (Điểm lấy nét và đo sáng)

Kính ngắm không chỉ giúp đóng khung hình ảnh mà còn định hướng các giá trị lấy nét và đo sáng ảnh cần chụp. Một hoặc nhiều chấm nhấp nháy cho chúng ta biết nơi lấy nét.

Điểm lấy nét có thể cài đặt tự động hoặc thủ công. Bạn có thể thay đổi vùng lấy nét và chế độ lấy nét, tùy thuộc vào mục đích chụp của bạn.

các chế độ lấy nét

Kính ngắm của bạn cho bạn thấy cảnh bạn đang đo sáng. Điều này phụ thuộc vào chế độ đo sáng của bạn. Có ba chế độ đo sáng bạn có thể lựa chọn:

Chế độ đo sáng ma trận (Đo sáng đa vùng): Máy đo cường độ ánh sáng ở một số điểm trong cảnh. Sau đó, kết hợp các điểm cho mức độ ánh sáng phù hợp nhất.

Đo sáng theo trọng tâm: Tập trung vào trung tâm 60 - 80% của cảnh. Chế độ này ít bị ảnh hưởng bởi các cạnh.

Đo sáng điểm: Máy ảnh sẽ chỉ đo được một khu vực rất nhỏ của cảnh (1 - 5% diện tích khung ngắm). Bạn có thể tùy chọn khu vực để đo sáng.

4. Mức pin

Bạn có thể thấy mức pin trên khung ngắm, khi pin chỉ còn một nấc và đang nhấp nháy có nghĩa là sắp hết pin.

5. Shots Remaining (Ảnh còn lại)

Trên khung ngắm cũng cho biết số lượng còn lại bạn có thể chụp thêm, giúp bạn biết lúc nào cần thay thẻ nhớ.

4So sánh kính ngắm quang học và kính ngắm kỹ thuật số

1. Kính ngắm quang học (Optical Viewfinder-OVF)

Kính ngắm quang học là một bộ phận có hình chữ nhật nhỏ trên máy ảnh để tạo khung, lấy nét và đo các bức ảnh. Gọi là kính ngắm quang học vì hình ảnh bạn nhìn thấy trên khung ngắm được phản chiếu từ hệ thống gương trong ống ngắm. Nó giống như một kính thiên văn thu nhỏ cho phép bạn nhìn thấy chính xác và cùng lúc với những gì mà máy ảnh nhìn thấy.

Sơ đồ đường đi ánh sáng kính ngắm quang

Kính ngắm quang học có lợi ích là không sử dụng năng lượng từ pin và không bị lóa khi nhìn dưới ánh mặt trời như kính ngắm điện tử. Hơn nữa hình ảnh hiển thị trên kính ngắm quang có cùng độ dài tiêu cự với ống kính, cho phép bạn hoàn toàn tập trung vào đối tượng chụp ảnh, giúp theo dõi chuyển động và màu sắc chính xác, dễ dàng hơn.

Hiện nay rất nhiều máy ảnh kỹ thuật số hiện đại có cả hai loại kính ngắm. Kính ngắm quang học và kính ngắm điện tử, bạn vừa có thể xem hình ảnh trên màn hình LCD vừa có thể sử dụng kính ngắm quang như ở máy ảnh DSLR.

Kết hợp hai loại kính ngắm

Có hai loại lăng kính được sử dụng trên kính ngắm quang học: Pentaprisms và Pentamirrors.

Pentaprisms: Được sử dụng trên các máy ảnh DSLR cao cấp, sử dụng lăng kính bằng thủy tinh để chuyển hướng ánh sáng từ ống kính đến khung ngắm. Cho hình ảnh rõ ràng và sáng hơn so với Pentamirrors.

Pentamirrors: Được sử dụng trên máy ảnh DSLR cơ bản, chất liệu lăng kính từ nhựa cao cấp chứ không phải thủy tinh. Tuy nhiên hệ thống này cho phép một phần ánh sáng được chuyển hướng vào cảm biến lấy nét tự động, giúp bạn lấy nét hình ảnh.

Pentamirrors

Vấn đề với hệ thống này là khung ngắm bị chặn khi bạn chụp ảnh. Đây không phải là một vấn đề lớn khi bạn đang chụp một hình ảnh vài phần nghìn giây.

Nhưng khi thời gian trôi đi và chụp phơi sáng dài, nó có thể gây nản lòng. Ngay khi bạn nhấn nút chụp, gương lật lên để lộ cảm biến, chặn ánh sáng đi vào ống ngắm. Điều này cũng đúng với chức năng khóa gương, nhằm giảm rung máy khi chụp phong cảnh.

2. Kính ngắm kỹ thuật số (Digital Viewfinder-EVF)

Kính ngắm kỹ thuật số là màn hình LCD ở mặt sau của máy ảnh DSLR hoặc mirrorless. Hình ảnh được ghi bởi cảm biến và chiếu lại lên màn hình LCD.

Kính ngắm kỹ thuật số

Kính ngắm kỹ thuật số sử dụng năng lượng pin và có thể khó nhìn thấy dưới ánh nắng mặt trời.

Kính ngắm kỹ thuật số thông qua "Live View" cũng cho bạn thấy độ phơi sáng của một cảnh trong thời gian thực. Bạn có thể phóng to ảnh để lấy nét, xem trước được hiệu ứng cân bằng trắngbù phơi sáng trước khi chụp.

Kính ngắm kỹ thuật số

Máy ảnh sử dụng EVF nhỏ gọn hơn máy ảnh sử dụng OVF, tuy nhiên màn hình LCD tiêu thụ năng lượng lớn hơn nên tốn pin hơn.

Màn hình kính ngắm quang

Bài viết trên giới thiệu tới các bạn sơ lược về kính ngắm trên máy ảnh, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu về nhiếp ảnh cơ bản nhé!

Bạn đang xem: Kính ngắm máy ảnh là gì? Có bao nhiêu loại?

Chuyên mục: Máy ảnh

Chia sẻ bài viết