GPA là gì? GPA 4.0 là gì? Cách tính và quy đổi GPA

GPA là gì? GPA là viết tắt của từ gì? GPA có ý nghĩa như thế nào trong tuyển sinh? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! 

GPA là gì? GPA 4.0 là gì? 

Với các bạn học sinh, sinh viên thì những khái niệm như điểm trung bình, điểm trung bình tích lũy, điểm tích lũy... đã không còn quá xa lại. Vậy còn GPA thì sao? GPA là gì?

GPA là chữ viết tắt của Grade Point Average, trong tiếng Việt có nghĩa là điểm trung bình tích lũy, điểm trung bình hoặc điểm tích lũy của người học trong suốt quá trình học tập của mình. Điểm GPA là một yếu tố rất quan trọng phản ánh quá trình học tập của một học sinh, sinh viên theo từng kỳ học, từng năm học hoặc trong một khóa học. Đây cũng là căn cứ để các công ty, trường học ở cấp độ cao hơn hoặc trường chuyển tiếp khi du học có thể dựa vào để đánh giá một phần năng lực học tập, cũng như kiến thức của người nộp hồ sơ. Tùy thuộc vào công ty, trường học mà sẽ có những yêu cầu khác nhau về điểm GPA đầu vào.

GPA là gì? GPA là viết tắt của từ gì?

Ngoài ra, còn có một số thuật ngữ liên quan khác như Weighted GPA hay GPA out of.

Theo đó, Weighted GPA nghĩa là điểm GPA có trọng số, tính theo độ khó của khóa học và thường được  tính theo thang điểm 0 - 5.0.

Ví dụ:

  • Học sinh trong lớp AP (Advanced Placement) đạt điểm A có thể tương đương với GPA 5.0
  • Học sinh trong lớp Honor (lớp nâng cao) đạt điểm A có thể tương đương với GPA 4.5
  • Học sinh trong lớp IP (lớp bình thường) đạt điểm A có thể tương đương với GPA 4.0.

Còn GPA out of là một cụm từ tiếng Anh dùng để chỉ thang điểm GPA, theo sau nó là một con số đại diện cho mức điểm được quy ước.

Ví dụ:

  • GPA out of 4 có nghĩa là điểm GPA theo hệ 4
  • GPA out of 10 có nghĩa là điểm GPA theo hệ 10.

GPA và CPA có gì khác nhau?

Ngoài GPA, tại nhiều trường đại học, trong đó có các trường ở Việt Nam còn sử dụng thuật ngữ CPA. Điều này khiến cho không ít bạn học sinh, sinh viên phải thắc mắc. Để hiểu được sự khác nhau của hai khái niệm này, chúng ta cần tìm hiểu thêm một thuật ngữ nữa, đó là CGPA.

Phân biệt GPA và CPA

CGPA hay Cumulative GPA là cách nói gọn của cụm từ Cumulative Grade Point Average. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ điểm trung bình tích lũy. Một số trường học ở nước ngoài sẽ sử dụng cả hai loại điểm là GPA và điểm CGPA. Trong đó GPA là điểm trung bình của một học kỳ và CGPA là điểm trung bình tích lũy của toàn bộ khóa học. CPA cũng tương tự như Cumulative GPA. Theo quy định của một số tường đại học thì CPA được hiểu là điểm trung bình tích lũy còn GPA được hiểu là điểm trung bình của một học kỳ.

Cách tính GPA và quy đổi GPA Việt Nam

Cách tính GPA tại Việt Nam

Hiện nay, hầu hết các trường đại học và THPT (cấp 3) tại cách thành phố lớn ở VIệt Nam đều đã sử dụng hệ thống tính điểm GPA. Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ với bạn cách tính GPA ở hai bậc học này như sau:

Cách tính GPA bậc đại học

Điểm trung bình môn được tính bằng cách lấy các điểm thành phần x tỷ lệ phần trăm.

Cách tính GPA bậc đại học

Ví dụ:

Môn học quy định điểm trung bình môn gồm 10% điểm chuyên cần, 30% điểm giữa kỳ và 60% điểm cuối kỳ.

Sinh viên đạt được 9 điểm chuyên cần, 7 điểm giữa kỳ và 8 điểm cuối kỳ.

Điểm trung bình môn của sinh viên đó là 9 x 10% + 7 x 30% + 8 x 60% = 7,8

Cách tính GPA bậc THPT

Thông thường, những học sinh có nguyện vọng du học tại các nước như Mỹ, Hàn Quốc sau khi tốt nghiệp cấp 3 thì mới cần tính GPA bậc THPT. Cách tính điểm GPA cấp 3 như sau:

Cách tính GPA bậc THPT

Ví dụ:

Nếu điểm tổng kết trong 3 năm cấp 3 của bạn là 8,4 - 7,5 - 7,9 thì điểm GPA của bạn sẽ là:

GPA = (8,4 + 7,4 + 7,9)/ 3 = 7,9.

Như vậy, nếu xét theo thang điểm 10 thì GPA của bạn là 7,9 điểm.

Với công thức tính GPA cơ bản như trên, bạn hoàn toàn có thể tự tính được GPA theo bậc học của mình để so sánh với tiêu chí nhập học của các trường nước ngoài và biết được liệu mình có đáp ứng được điều kiện du học hay không.

Cách quy đổi GPA

Mỗi quốc gia sẽ có cách thể hiện điểm GPA khác nhau, ví dụ như Việt Nam sử dụng thang điểm 10 nhưng tại các nước phương Tây như Anh, Mỹ, Úc... thì lại sử dụng thang điểm chữ, Hàn Quốc sử dụng thang điểm 4... Vì vậy, để đảm bảo quá trình chuẩn bị hồ sơ du học được suôn sẻ, thuận lợi, bạn nên tìm hiểu trước quy định tuyển sinh, cách tính điểm GPA của trường mà bạn muốn du học sau đó có thể đối chiếu với bảng dưới đây để biết mình có đủ điều kiện nộp hồ sơ không nhé!

Thang điểm 10 Thang điểm chữ Thang điểm 4 Xếp loại
8,5 - 10 A 4,0 Giỏi
8,0 - 8,4 B+ 3,5 Khá giỏi
7,0 - 7,9 B 3,0 Khá
6,5 - 6,9 C+ 2,5 Trung bình khá
5,5 - 6,4 C 2,0 Trung bình
5,0 - 5,4 D+ 1,5 Trung bình yếu
4,0 - 4,9 D 1,0 Yếu
Dưới 4,0 F 0 Kém (Không đạt)

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu rõ hơn về điểm GPA cũng như cách tính và quy đổi điểm GPA sang các thang điểm khác nhau.

Bạn đang xem: GPA là gì? GPA 4.0 là gì? Cách tính và quy đổi GPA

Chuyên mục: Tra cứu thông tin

Chia sẻ bài viết