Giun, sán làm tổ khắp người vì thói quen ăn rau sống, ngủ với thú cưng
Thường chơi, ngủ cùng thú cưng nên chị H. và anh Đ. bị giun sán ký sinh nhiều nơi trên cơ thể.
Chị N.T.H, 38 tuổi, tại Hà Nội, đến Bệnh viện Đa khoa Medlatec để kiểm tra sức khỏe định kỳ. Trong lần khám này, chị H. được chỉ định siêu âm ổ bụng và làm các xét nghiệm máu cơ bản. Chị H. cho biết thỉnh thoảng cảm thấy tức nặng bắp chân, có thói quen ăn rau sống và thường xuyên tiếp xúc với chó mèo.
Bác sĩ thăm khám toàn thân và các cơ quan bộ phận của chị H. không thấy bất thường. Tuy nhiên, siêu âm cho thấy có tổn thương gan và xét nghiệm máu cho thấy tăng Bilirubin và bạch cầu ái toan. Xét nghiệm tìm giun sán cho kết quả dương tính với giun đũa, giun tròn, giun lươn, giun đũa chó mèo, sán lá gan lớn và sán lá gan nhỏ.
Bác sĩ tư vấn chị H. chụp MRI và CT để đánh giá tổn thương gan. Kết quả chụp phát hiện nhiều tổn thương dạng nốt, khối khu trú trong gan (chủ yếu gan phải), lách, và đáy phổi trái, cùng với tổn thương rải rác ở nhu mô phổi hai bên và hạch trung thất. Bệnh nhân được chuyển sang Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương để điều trị ký sinh trùng tránh biến chứng.
Tương tự, anh N.B.Đ., 55 tuổi, ở Bắc Giang, đến viện thăm khám vì xuất hiện nhiều ban dạng sẩn đỏ rải rác toàn thân. Anh Đ. có thói quen chơi và ngủ cùng mèo nhưng chưa bao giờ tẩy giun sán. Thời gian gần đây anh bị ngứa toàn thân, đi thăm khám và điều trị da liễu nhiều nơi nhưng không khỏi. Sau khi thực hiện các xét nghiệm bác sĩ chẩn đoán anh mắc giun đũa chó mèo do tiếp xúc gần thú cưng, đây là thủ phạm gây những cơn ngứa không dứt của anh.
Chị H. bị phát hiện mắc 6 loại giun, sán.
TS Ngô Chí Cương, Trưởng khoa Nội, Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết, khi mắc ký sinh trùng, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm đường mật cấp tính, áp xe gan, viêm túi mật, hoặc tụ máu dưới bao gan.
Ký sinh trùng “đi vào” cơ thể chúng ta bằng nhiều con đường, do ăn thực phẩm chưa chế biến kỹ, uống nước lã, ăn rau sống, hoặc do côn trùng đốt như muỗi, rệp, hay có thể do tiếp xúc với vật chủ trung gian truyền bệnh là chó, mèo, chim...
Để tránh mắc giun sán bác sĩ khuyến cáo người dân nên thực hiện những biện pháp sau:
Thực hiện thói quen ăn chín, uống
sôi. Hạn chế ăn uống vỉa hè, hàng rong.
Không ăn các loại gỏi, rau, cá, thịt tái, thịt chua không rõ nguồn
gốc và không sử dụng thức ăn ôi thiu.
Rửa sạch tay sau khi chơi với vật nuôi trong nhà hoặc sau khi tiếp
xúc với các nơi có nguy cơ nhiễm bệnh.
Vệ sinh sạch sẽ, loại bỏ phân của thú cưng ngay để ngăn ngừa trứng
ký sinh trùng.
Giữ gìn vệ sinh cá nhân, cắt móng tay gọn gàng, không cho trẻ thói
quen ngậm tay và rửa tay sạch trước khi ăn.
Vệ sinh đúng nơi quy định và không sử dụng phân tươi để bón cho
rau, nên bón cây khi phân đã được ủ mục.
Tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần
Bạn đang xem: Giun, sán làm tổ khắp người vì thói quen ăn rau sống, ngủ với thú cưng
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Ba không khi ăn rau sống
- Hơn 100 con giun đũa được gắp ra từ ruột bé trai 2 tuổi rưỡi
- Bệnh nhi 10 tháng tuổi nguy kịch: Cảnh báo sử dụng nguồn nước bẩn, nguy cơ ký sinh trùng ăn não tấn công
- Bộ phận này của tôm chứa đầy ký sinh trùng, thèm đến mấy cũng đừng nên ăn
- Trên cây mọc “ký sinh trùng” đen đúa, người tinh mắt cắt bán kiếm ngay gần 7 triệu đồng/kg
- Cô gái lấy nước máy rửa mũi phải cấp cứu: Cảnh báo hậu quả vì ký sinh trùng