Giá smartphone liệu có tăng vọt vì lý do này?
Nga, một trong những nhà cung cấp khí lớn nhất thế giới cho sản xuất chất bán dẫn đã bắt đầu hạn chế xuất khẩu khí hiếm.
Theo báo cáo của hãng thông tấn nhà nước Nga TASS, chính phủ nước này đã bắt đầu cấm xuất khẩu các loại khí trơ hoặc khí hiếm như heli, neon và argon cho các quốc gia bị coi là không thân thiện. Cả ba loại khí này đều cần thiết để tạo ra các chip điện tử nhỏ được tìm thấy trong mọi thứ, từ điện thoại di động đến máy giặt cũng như ô tô - vốn đã bị hạn chế trong nhiều tháng. CNN lưu ý rằng những khí này rất cần thiết để tạo ra các chip điện tử nhỏ có trong mọi thứ, từ smartphone, ô tô đến các thiết bị khác.
Hạn chế xuất khẩu khí hiếm là một trong những động thái mới nhất của Tổng thống Nga Vladimir Putin nhằm vào các quốc gia đã áp đặt hàng loạt lệnh trừng phạt đối với Nga trong bối cảnh xung đột giữa Nga và Ukraine chưa kết thúc.
Theo công ty tư vấn Bain & Company, Nga và Ukraine đã cung cấp khoảng 30% lượng khí neon cho lĩnh vực chip trước khi xung đột bùng nổ.
Được biết, neon là khí hiếm được sử dụng trong quá trình in thạch bản để sản xuất chất bán dẫn.Khí này đóng một vai trò trong bước sóng ánh sáng được tạo ra từ tia laser, sau đó được sử dụng để tạo ra sản phẩm dựa trên các tấm silicon, bao gồm chip.
Nga và Ukraine đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất khí neon trước khi xung đột nổ ra giữa hai bên. Nga thu thập neon từ các nhà máy thép của mình và vận chuyển chúng đến Ukraine để tinh chế.Nhà phân tích Công nghệ cấp cao tại Techcet Jonas Sundqvist nói với CNN rằng cả hai quốc gia đều đi đầu trong việc sản xuất khí quý kể từ thời Liên Xô khi Liên Xô sử dụng khí này cho các mục đích quân sự và vũ trụ.
Theo Peter Hanbury, một đối tác tại thực hành sản xuất của Bain & Company khu vực châu Mỹ cho biết sự phụ thuộc của ngành công nghiệp này vào Ukraine và Nga đối với khí neon là rất cao, dao động từ 80 đến 90%. Tuy các nhà sản xuất chip đã giảm sự phụ thuộc đó xuống dưới 1/3 kể từ xung đột tại bán đảo Crimea vào năm 2014 nhưng Hanbury nói rằng còn quá sớm để cho biết những hạn chế xuất khẩu của Nga sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tình trạng của các nhà sản xuất chất bán dẫn. Ông nói rằng điều đó có thể có tác động trong một vài tháng, nhưng sẽ chỉ ở mức tối thiểu, tức giá có thể tăng, tuy nhiên không quá nhiều.
Bạn đang xem: Giá smartphone liệu có tăng vọt vì lý do này?
Chuyên mục: Review sản phẩm