Điểm cực Đông của Việt Nam nằm ở tỉnh nào?

Cực Đông chính là nơi được mệnh danh là địa điểm đón ánh bình minh sớm nhất Việt Nam. Vậy điểm cực Đông của Việt Nam nằm ở tỉnh nào? Mời bạn theo dõi bài viết này của chúng tôi để có được câu trả lời nhé.

Điểm cực Đông của Việt Nam nằm ở tình nào? Điểm cực Đđông của nước ta nằm ở tỉnh nào?

Nếu có cơ hội đến thăm Mũi Điện (Phú Yến), bạn sẽ thấy được tấm bia bằng đá hoa cương có khắc dòng chữ "Điểm cực đông – Nơi đón ánh bình minh đầu tiên trên đất liền Việt Nam". Đây chính là tấm bia khẳng định cực Đông của nước ta nằm trên mảnh đất Phú Yên đầy nắng gió. Tuy nhiên, sau này khi mà Mũi Đôi (Khánh Hòa) được khám phá thì có nhiều tư liệu khẳng định đây chính là cực Đông của Việt Nam.

Dưới đây là một số dẫn chứng nhằm khẳng định Mũi Đôi chính là điểm cực Đông của Việt Nam:

  • Các số liệu đo đạc được thể hiện rằng Mũi Đôi đón bình minh trên đất liền sớm hơn so với Mũi Điện khoảng 4 giây. Chính vì thế, ngày 4/8/2012 một chóp inox đã được gắn tại Mũi Đôi để làm mốc điểm cực.
  • Tài liệu trong sách giáo khoa môn Địa Lý lớp 12 của nhà xuất bản Giáo dục cũng có ghi "Cực Đông tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa".
  • Trong chương trình truyền hình khám phá Việt Nam được sản xuất bởi Đài truyền hình Việt Nam phát sóng lúc 17h10 ngày 7/1/2017 trên VTV1 cũng khẳng định Mũi Đôi chính là điểm cực Đông của nước ta.
  • Trên website chính thức của Hội đồng Nhân dân tỉnh Khánh Hòa cũng giới thiệu về vị trí địa lý của tỉnh rằng “Phía Đông giáp biển Đông, điểm cực Đông: 109 độ 27’55” kinh độ Đđông; tại mũi Hòn Đôi trên bán đảo Hòn Gốm huyện Vạn Ninh, cũng chính là điểm cực Đông trên đất liền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
  • Theo hồ sơ di tích quốc gia lưu trữ tại Cục Di sản văn hóa thì Mũi Đôi nằm cách xa hơn Mũi Điện về hướng đông nên được xác định là cực Đông của tổ quốc.

Như vậy mặc dù hiện nay chưa có văn bản chính thức nào xác định điểm cực Đông nhưng nhiều tài liệu đã ngầm khẳng định cột mốc thiêng liêng này của Việt Nam nằm ở tỉnh Khánh Hòa, cụ thể là ở làng chài Đầm Môn (Vịnh Vân Phong), xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Địa điểm này cách thành phố Tuy Hòa (Phú Yên) khoảng 35km về hướng Nam và cách thành phố biển Nha Trang khoảng 80km theo quốc lộ 1A theo hướng Bắc.

Điểm cực Đông của Việt Nam

Tọa độ của điểm cực Đông

  • Mũi Đôi - Điểm cực đông của tổ quốc Việt Nam (phần lục địa) - Thuộc tỉnh Khánh Hoà.
  • Toạ độ: 12°39'21"B 109°27'39"Đ.
  • Vị trí: Mũi Đôi thuộc bán đảo Hòn Gốm, vịnh Vân Phong, xã Vạn Thạnh, Vạn Ninh, Khánh Hòa có tọa độ là 12°39'21" vĩ độ Bắc và 109°27'39" kinh độ Đông, là điểm cực Đông trên đất liền của Việt Nam. Nơi đón ánh Mặt Trời đầu tiên trên toàn lãnh thổ Việt Nam (Đông Dương và cả Đông Nam Á lục địa). Nơi này đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là di tích quốc gia.

Một số thông tin về tỉnh cực Đông của Việt Nam

Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam, giáp với tỉnh Phú Yên về hướng Bắc, tỉnh Đắk Lắk về hướng Tây Bắc, tỉnh Lâm Đồng về hướng Tây Nam, tỉnh Ninh Thuận về hướng Nam và Biển Đông về hướng Đông.

Tính đến tháng 9/2021, theo website World Population Review thì dân số tỉnh Khánh Hòa đạt khoảng 1.246.358 người với 32 dân tộc đang sinh sống (Kinh, Raglai, Hoa, Ê-đê, Cơ-ho, một nhóm nhỏ dân tộc Tày, Nùng, Mường, Thái, Chăm, Khmer, Thổ...).

Diện tích tự nhiên của Khánh Hòa, cả trên đất liền và hơn 200 đảo và quần đảo là 5.197 km2. Bờ biển dài 385 km với nhiều cửa lạch, đầm, vịnh, nhiều đảo và vùng biển rộng lớn. Ðặc biệt, Khánh Hòa có Trường Sa là huyện đảo, nơi có vị trí kinh tế, an ninh quốc phòng trọng yếu.

Khánh Hòa hiện nay bao gồm 2 thành phố trực thuộc tỉnh (Nha Trang và Cam Ranh), 1 thị xã (Ninh Hòa) và 6 huyện (Vạn Ninh, Diên Khánh, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Cam Lâm và huyện đảo Trường Sa) với tổng diện tích 5217,6 km².

Tỉnh Khánh Hòa nằm ở vị trí thuận tiện về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Việc giao lưu kinh tế, văn hóa giữa Khánh Hòa và các tỉnh thuận lợi nhờ đường sắt và Quốc lộ 1A xuyên suốt chiều dài của tỉnh.

Vị trí địa lý của tỉnh Khánh Hòa còn có ý nghĩa chiến lược về mặt quốc phòng, vì nằm gần đường hàng hải quốc tế, có huyện đảo Trường Sa, cảng Cam Ranh và là cửa ngõ thông ra Biển Ðông.

Khánh Hòa có bờ biển dài và gần 200 hòn đảo lớn nhỏ cùng nhiều vịnh biển đẹp như Vân Phong, Nha Trang,Cam Ranh... với khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình 26⁰C, có hơn 300 ngày nắng trong năm và nhiều di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng khác. Bên cạnh đó, Khánh Hòa còn có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, đặc biệt tài nguyên biển có nhiều loại hải sản quý hiếm có thể khai thác, nuôi trồng, chế biến xuất khẩu với khối lượng lớn, có yến sào, là nguồn nguyên liệu đặc biệt để xuất khẩu và bào chế các sản phẩm bổ dưỡng quý hiếm cho con người.

Ðiều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, lịch sử văn hóa đã đem đến cho tỉnh Khánh Hòa một tiềm năng lớn để phát triển du lịch, dịch vụ. Nha Trang - Khánh Hòa hiện được xác định là một trong 10 trung tâm du lịch - dịch vụ lớn của cả nước. Tháng 5 - 2003, vịnh Nha Trang được công nhận là thành viên chính thức của Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới.

Cực Đông của Việt Nam

>>> Có thể bạn quan tâm: Dự báo thời tiết, nhiệt độ Khánh Hòa hôm nay, ngày mai, 3 ngày tới theo giờ

Hi vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết được điểm cực Đông của Việt Nam nằm ở tỉnh nào. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Nếu có nhu cầu trang bị các sản phẩm đồ gia dụng, điện máy điện lạnh, y tế sức khỏe, thiết bị văn phòng.

Bạn đang xem: Điểm cực Đông của Việt Nam nằm ở tỉnh nào?

Chuyên mục: Tra cứu thông tin

Chia sẻ bài viết