Đi tiểu gặp 3 dấu hiệu này cần kiểm tra lượng đường huyết có tăng không
Mặc dù với mức sống xã hội ngày càng được nâng cao, ngày càng có nhiều người chú ý đến sức khỏe thể chất nhưng nhiều người vẫn chưa có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ. Lý do có thể do quá bận rộn hoặc là cho rằng bản thân mình khỏe mạnh, không có dấu hiệu bệnh gì nên không cần cần đi khám. Hoặc cũng có những người có biểu hiện bệnh nhưng tự mua thuốc để uống, thấy đỡ liền không đi khám nữa.
Thực tế, có những triệu chứng bệnh diễn biến âm thầm trong cơ thể mà nếu không đi khám hoặc bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo tưởng chừng rất đơn giản thì sẽ khó phát hiện, bệnh ngày càng nặng hơn. Lượng đường trong máu cao là một tình trạng như vậy.
Đường huyết cao lâu ngày sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường. Bệnh nhân tiểu đường nếu thường xuyên có lượng đường huyết sẽ dễ biến chứng thành bệnh tim mạch, bệnh thận do tiểu đường… Bệnh tiểu đường chủ yếu cần kiểm soát lượng đường trong máu. Chỉ cần mức đường huyết được kiểm soát trong giới hạn bình thường thì sẽ không có tình trạng nghiêm trọng xảy ra.
Vậy làm sao để sớm nhận ra lượng đường huyết trong cơ thể đang cao? Một cách đơn giản để kiểm tra lượng đường huyết là theo dõi tình trạng đi tiểu của bạn. Sau khi đi vệ sinh, nếu thấy có 3 dấu hiệu này thì hãy kiểm tra xem lượng đường trong máu của bạn xem có tăng cao không nhé!
1. Có nhiều bọt trong nước tiểu
Khi đi vệ sinh, thấy nước tiểu thải ra có nhiều bọt thì phải chú ý, có thể là do lượng đường trong máu quá cao. Do ảnh hưởng của tình trạng tăng đường huyết làm cô đặc nước tiểu, khả năng tăng đường trong nước tiểu nên trong quá trình đi tiểu tạo thành nhiều bọt.
Theo Hướng dẫn y tế của Hiệp hội Tiểu đường Anh, bệnh tiểu đường và các nguyên nhân khác gây ra lượng đường trong máu cao có thể dẫn đến lượng albumin đi qua thận cao hơn. Điều này có thể dẫn đến nước tiểu có bọt. Bệnh thận do tiểu đường là một biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường loại 2. Đó là do sự thay đổi cấu trúc và sự hình thành của thận.
Một số nghiên cứu cho thấy rằng tổn thương các vi mạch (mạch máu nhỏ) và hệ thống lọc của thận do bệnh thận liên quan đến tiểu đường có thể khiến cho các protein đi vào nước tiểu một cách tự do hơn. Điều này có thể dẫn đến protein niệu và do đó nước tiểu có bọt.
Nước tiểu của người bình thường bài tiết ra ngoài hầu như không có bọt, nếu có những biểu hiện này cần kịp thời thay đổi để hạ lượng đường trong máu, tránh để ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe.
2. Tăng lượng nước tiểu
Tăng lượng nước tiểu (đa niệu) là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường. Một số bệnh nhân thậm chí có thể đi tiểu tới 5.000ml trong một ngày. Tuy nhiên, tình trạng này thường không rõ ràng ở người cao tuổi và bệnh nhân mắc bệnh thận.
BS Fernando Ovalle, Giám đốc phòng khám đa khoa về bệnh tiểu đường tại Đại học Alabama ở Birmingham (Anh) cho biết: Khi có lượng glucose dư thừa trong máu, như với bệnh tiểu đường loại 2, thận không thể xử lý tất cả và phải thải một phần ra khỏi máu và vào nước tiểu. Điều này dẫn đến sản xuất nhiều nước tiểu hơn và tăng tần suất và tiểu gấp, được gọi là đa niệu. Một số người có thể nhận thấy rằng họ phải thức dậy vài giờ trong đêm để đi tiểu và họ sản xuất nhiều nước tiểu hơn khi đi tiểu.
3. Nước tiểu có mùi táo thối
Nếu lượng đường trong máu cao, bạn có thể nhận ra qua mùi nước tiểu. Nhiều người cũng bị nhiễm toan ceton khi lượng đường trong máu quá cao và nước tiểu bị ảnh hưởng sẽ có mùi đặc biệt, giống như mùi táo thối.
Trong quá trình đi tiểu thấy rõ mùi hôi, kéo dài chứng tỏ chức năng thận có thể đang bị tổn thương và khả năng cao là lượng đường huyết đang tăng. Cần cải thiện sức khỏe một cách kịp thời, nếu không sẽ khỏi bệnh tiểu đường, tình trạng nhiễm toan ceton sẽ nghiêm trọng và các hậu quả bất lợi khác cũng sẽ xảy ra.
BS Fernando Ovalle cũng chia sẻ thêm rằng, sự hiện diện của lượng glucose dư thừa cũng có thể khiến nước tiểu có mùi ngọt. Ông nói, điều này phổ biến nhất ở những trường hợp tiểu đường loại 2 tiến triển.
Làm thế nào để bệnh nhân tiểu đường có thể hạ đường huyết một cách hiệu quả?
1. Kiểm soát chế độ ăn uống
Đảm bảo ba bữa trong ngày, mỗi bữa không tiêu thụ quá 100g tinh bột, có thể ăn cơm, bánh mì hấp, hủ tiếu, mì, bánh bao...
Không nên ăn nhiều thịt vì có thể làm tăng lượng đường trong máu. Thay vào đó nên ăn nhiều rau. Ngoài ra, bạn không được uống nước giải khát, nước cháo, nếu ăn trái cây thì phải ăn ít hơn sau khi ăn cơm 2-3 giờ.
2. Tập thể dục phù hợp
Bệnh nhân tiểu đường nói chung có thể kiểm soát tốt lượng đường trong máu bằng cách tăng cường tập thể dục, đặc biệt là những bài tập đơn giản. Kiên trì đi bộ 20 phút mỗi ngày có thể cải thiện hiệu quả tình trạng kháng insulin và giảm cân, thậm chí giảm liều lượng thuốc hạ đường huyết.
3. Tuân thủ dùng thuốc và kiểm tra đường huyết thường xuyên
Bệnh nhân tiểu đường cần dùng thuốc suốt đời, dù là insulin hay thuốc hạ đường huyết, là chìa khóa để duy trì lượng đường trong máu khỏe mạnh.
Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường cần trang bị máy đo đường huyết để đo đường huyết tại nhà. Việc theo dõi đường huyết thường xuyên cũng có ý nghĩa rất lớn đối với việc kiểm soát bệnh tiểu đường, sau khi phát hiện đường huyết bất thường có thể đi khám và điều trị kịp thời, tránh để dẫn đến ảnh hưởng nặng nề.
Bạn đang xem: Đi tiểu gặp 3 dấu hiệu này cần kiểm tra lượng đường huyết có tăng không
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Đi bộ rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường nhưng có '2 điều nên làm, 3 việc cần nhớ'
- 5 loại nước tốt nhất cho người tiểu đường, uống đến đâu đường huyết hạ đến đó
- 10 dấu hiệu trên da cảnh báo bệnh tiểu đường
- 6 thức uống là 'thuốc hạ đường huyết tự nhiên', đều đặn uống bệnh tiểu đường sẽ tránh xa bạn
- Cơ thể bị ngứa 2 chỗ thì cần cảnh giác với bệnh tiểu đường, 3 thực phẩm là 'insulin tự nhiên' nên ăn để hạ đường huyết
- 7 loại quả tốt cho bệnh nhân tiểu đường, phòng ngừa biến chứng