Damping Factor (DF) là gì? Ý nghĩa, nguyên lý hoạt động và công thức tính hệ số DF
Nhiều người sử dụng amply hoặc các thiết bị điện tử khác nhưng không biết về Damping Factor (DF) và cách tính của nó. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay Damping Factor là gì? Ý nghĩa, nguyên lý hoạt động và công thức tính hệ số DF sau đây nhé!
Nhiều người sử dụng amply hoặc các thiết bị điện tử khác nhưng không biết về Damping Factor (DF) và cách tính của nó. Hãy cùng Điện máy XANH tìm hiểu ngay Damping Factor là gì? Ý nghĩa, nguyên lý hoạt động và công thức tính hệ số DF sau đây nhé!
Xem nhanh
1Damping Factor là gì?
Damping Factor là một thông số quan trọng của amply và cục đẩy công suất, cho biết mức độ giảm chấn, giảm âm hay khả năng giảm xóc của thiết bị. Chỉ số hiển thị của Damping Factor là một con số cụ thể, ví dụ như 100, 400,...
Damping Factor ảnh hưởng trục tiếp đến khả năng dao động của màng loa, đặc biệt là đối với loa trầm của amply hay cục đẩy. Âm thanh trầm sẽ trở nên rõ, chắc và gọn hơn khi chỉ số Damping Factor lớn và ngược lại.
2Damping Factor hoạt động như thế nào?
Âm thanh phát ra từ amply trong điều kiện từ trường của nam châm sẽ làm cho màng loa dao động không có sự kiểm soát và tạo nên một luồng điện áp. Loại điện áp này sẽ đối đầu với âm thanh phát ra từ màng loa và tạo nên sự méo tiếng trong âm thanh. Damping Factor sẽ có nhiệm vụ triệt tiêu dòng điện áp này.
Nói cách khác, Damping Factor hoạt động dựa trên nguyên lý giảm áp lực SPL do màng loa chuyển động mà tạo ra. Khi tín hiệu cung cấp dừng lại, Damping Factor sẽ can thiệp vào quán tính của màng loa, hãm kịp thời tất cả các dao động thừa không đáng có và giúp cho loa tạo ra âm thanh chất lượng hơn, tránh tình trạng nhiễu rè, đồng thời giúp loa được bền bỉ hơn.
3Cách tính Damping Factor của cục đẩy
Công thức tính Damping Factor của cục đẩy: Damping Factor (DF) = Z(L)/Z(A)
Trong đó:
- Z(A): Trở kháng đầu ra của cục đẩy công suất hoặc amply.
- Z(L): Trở kháng của loa.
Từ công thức trên có thể thấy rằng, chỉ số của Damping Factor và trở kháng sẽ có sự thay đổi chung với nhau:
- Trở kháng loa cao > DF sẽ tăng, sự tác động vào màng loa sẽ thấp hơn.
- Trở kháng của loa hoặc cục đẩy nhỏ > DF lớn giúp tiếng bass gọn và hay hơn.
4Chọn cục đẩy, amply có chỉ số DF thế nào là phù hợp?
Dựa vào nguyên lý hoạt động của Damping Factor chúng ta có thể thấy rằng việc lựa chọn chỉ số DF càng cao thì màng loa sẽ dao động càng tốt. Tuy nhiên, một số trường hợp chỉ số DF chỉ ở mức 80 - 100 nhưng âm thanh lại rất chất lượng, nguyên nhân một phần là ở nhà sản xuất.
Nhìn chung, bạn nên chọn amply, cục đẩy có chỉ số DF ở mức 400 trở lên đối với loa trở kháng 8Ω để có được chất lượng âm thanh tốt nhất có thể.
5Một số chỉ số khác tác động tới chất lượng đẩy
Chất lượng âm thanh đầu ra không chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào Damping Factor mà còn chịu sự ảnh hưởng của một số thông số khác như:
- Dải tần đáp ứng của sản phẩm.
- Độ méo hài của âm thanh (THD).
- Tiết diện dây loa (có ảnh hưởng tới việc kiểm soát âm trầm của màng bass loa).
Trên đây là bài viết về Damping Factor (DF) - Định nghĩa, ý nghĩa, nguyên lý hoạt động và công thức tính hệ số DF. Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn và đừng quên để lại bình luận bên dưới nếu có thắc mắc nhé!
Bạn đang xem: Damping Factor (DF) là gì? Ý nghĩa, nguyên lý hoạt động và công thức tính hệ số DF
Chuyên mục: Tivi & Thiết bị nghe nhìn
Các bài liên quan
- Cổng REC, cổng Phono là gì? Cách sử dụng cổng REC và cổng Phono trên amply
- Cách chọn amply phù hợp với loa và những lưu ý khi chọn mua
- Amply bị cháy cầu chì - Nguyên nhân và cách khắc phục chi tiết và nhanh chóng
- Amply Denon 1500RII ghép với loa nào nghe hay nhất? Tư vấn 7 dòng loa đi với amply Denon 1500RII phù hợp
- Hệ thống âm thanh Hi-End là gì? Cách lắp đặt dàn âm thanh Hi-End cao cấp
- Trở kháng của loa là gì? Ảnh hưởng trở kháng đến chất lượng amply, loa