Công ty cổ phần và 8 điều bạn cần biết về loại hình doanh nghiệp này

Bạn có dự định thành lập công ty cổ phần (CTCP) hoặc đang tìm hiểu về quy mô loại hình doanh nghiệp này để trở thành cổ đông hoặc đầu tư cổ phiếu của công ty đó? Hãy tham khảo 8 điều cần biết về công ty cổ phần dưới đây của chúng tôi để hiểu hơn nhé!

Bạn có dự định thành lập công ty cổ phần (CTCP) hoặc đang tìm hiểu về quy mô loại hình doanh nghiệp này để trở thành cổ đông hoặc đầu tư cổ phiếu của công ty đó? Hãy tham khảo 8 điều cần biết về công ty cổ phần dưới đây của Điện máy XANH để hiểu hơn nhé!

1Công ty cổ phần là gì?

Công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần và được các nhà đầu tư sở hữu (gọi là cổ đông). Công ty cổ phần cần có số lượng tối thiểu là 3 cổ đông và không giới hạn số lượng tối đa.

Trong đó, cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ cũng như nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn mà mình đã góp vào công ty cổ phần theo điều 110 Luật doanh nghiệp 2014.

Công ty cổ phần là gì?

2Đặc điểm của công ty cổ phần

Theo Luật doanh nghiệp 2020, thông tư 02/2019/TT-BKHĐT có nêu đặc điểm của công ty cổ phần với những ý chính như sau:

- Có ít nhất 3 cổ đông sở hữu công ty ban đầu.

- Có thể huy động vốn linh hoạt so với những loại hình doanh nghiệp khác, như phát hành các loại chứng khoán - cổ phiếu, trái phiếu,…

- Cổ đông có thể tự do chuyển nhượng phần vốn của mình cho người khác. Ngoài trừ trường hợp:

  • Theo khoản 3 Điều 120 Luật Doanh nghiệp, trong thời hạn 3 năm, từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông chuyển nhượng cổ phần cho người khác (không phải là cổ đông sáng lập) thì cần phải được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận.
  • Theo 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp, cổ đông đang sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết thì không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác.

- Lợi nhuận của công ty cổ phần có thể được chi trả bằng cổ tức.

Đặc điểm của công ty cổ phần

3Ưu, nhược điểm công ty cổ phần

Dưới đây là một số ưu và nhược điểm của công ty cổ phần mà sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về mô hình doanh nghiệp này:

Ưu điểm

  • Dễ dàng huy động vốn bằng cách chào bán cổ phiếu và trái phiếu cũng như tham gia vào thị trường chứng khoáng mà không hạn chế số lượng cổ đông tham gia.
  • Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về nghĩa vụ tài chính và khoản nợ trong phạm vi số cổ phần đã mua.
  • Cổ đông có thể chuyển nhượng dễ dàng trong nội bộ công ty mà không cần phải làm thủ tục thông báo tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. Ngoài trừ trường hợp, cổ đông sáng lập chưa thanh toán hoặc chỉ mới thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua.

Ưu điểm công ty cổ phần

Nhược điểm

  • Khó quản lý cổ đông đã tham gia vào công ty, vì khi mua cổ phần không cần phải thực hiện thủ tục với Sở Kế hoạch và đầu tư. Ngoài ra, việc chuyển nhượng cổ phần thường chỉ thực hiện thủ tục kê khai thuế thu nhập cá nhân nên thường sẽ áp dụng thuế suất là 0.1% kể cả khi chuyển nhượng không có lãi (áp dụng cho hình thức chuyển nhượng chứng khoán).
  • Bộ máy quản lý có thể cồng kềnh, làm ảnh hưởng đến phương hướng kinh doanh kịp thời với những sự biến đổi của thị trường. Thậm chí, việc thay đổi chủ sở hữu của công ty cổ phần có thể thường xuyên do đặc điểm của loại mô hình doanh nghiệp này là tự do chuyển nhượng cổ phần và không hạn chế số lượng cổ đông tham gia.

Nhược điểm công ty cổ phần

4Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần

Theo quy định của một số bộ luật ban hành tại Việt Nam, công ty cổ phần có cấu trúc, mục tiêu và tính chất riêng, chỉ cần tối thiếu là 3 cổ đông tham gia và không hạn chế số lượng tối đa. Trong đó,

  • Đại hội đồng Cổ đông: là cơ quan tối cao của loại hình doanh nghiệp này. Lúc đó, các cổ đông sẽ tiến hành bầu ra Hội đồng Quản trị (kể cả Chủ tịch Hội đồng Quản trị), các Phó Chủ tịch và thành viên.
  • Hội đồng Quản trị sẽ tiến hành thuê và bổ nhiệm Tổng Giám đốc (Giám đốc) và Giám đốc điều hành. Ngoài ra, hội đồng cũng thuê và bổ nhiệm Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc) hoặc tiến hành ủy quyền cho Ban Giám đốc (công ty) làm việc này.
  • Mối quan hệ giữa Hội đồng Quản trị và Ban giám đốc là quan hệ quản trị công ty.
  • Mối quan hệ giữa Ban giám đốc và cấp dưới (nói chung là người lao động) là quan hệ quản lý.

Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần

5Các loại cổ phần trong công ty

Căn cứ theo Điều 78 Luật Doanh nghiệp 2005, các loại cổ phần trong công ty được đề cập như sau:

  • Cổ đông phổ thông
  • Cổ đông ưu đãi, gồm nhiều loại cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác được quy định bởi Điều lệ công ty.

Trong đó, loại cổ phần ưu đãi biểu quyết có một số ràng buộc như:

  • Đây là loại cổ phần chỉ có tổ chức được Chính phủ uỷ quyền và cổ đông sáng lập được quyền sở hữu.
  • Có hiệu lực trong thời gian 3 năm kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty. Sau thời gian đó, loại cổ phần này được chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.

Trái lại, cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi. Bên cạnh đó, cổ phần ưu đãu cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác được quy định bởi Điều lệ công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông quyết định.

Các loại cổ phần trong công ty

6Thủ tục thành lập công ty cổ phần

Để tiến hành thành lập công ty cổ phần, bạn cần phải hoàn tất thủ tục như sau:

  • Kê khai và nộp thuế môn bài kể từ ngày có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong vòng 30 ngày.
  • Kê khai và nộp thuế Giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp (nếu phát sinh).
  • Tiến hành góp vốn trong vòng 90 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp. Đồng thời, thông báo số tài khoản này với phòng đăng ký kinh doanh để tiện đăng ký nộp thuế điện tử.
  • Đặt hóa đơn điện tử và tiến hành thông báo phát hành hóa đơn.
  • Đăng ký chữ ký số điện tử (để tiến hành nộp thuế điện tử).
  • Treo biển tại trụ sở công ty.

Thủ tục thành lập công ty cổ phần

7Cách thức chi trả lợi nhuận trong công ty

Để chi trả lợi nhuận trong công ty cổ phần, theo Khoản 3 Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2020 có đề cập rằng cổ tức (chính là lợi nhuận của cổ đông) có thể được trả bằng tiền mặt, cổ phiếu hoặc tài sản khác. Cụ thể:

Với việc chi trả bằng tiền mặt và tài sản khác:

  • Vốn điều lệ của công ty cổ phần sẽ được giữ nguyên.
  • Tăng thêm khoản thu nhập cho cổ đông từ hoạt động kinh doanh có lãi của công ty.

Với việc chi trả bằng cổ phiếu:

  • Tổng số vốn điều lệ của công ty tăng thêm và số lượng cổ phần của cổ đông cũng tăng theo.
  • Góp phần làm cho cổ tức của năm tiếp theo có xu hướng sẽ tăng cao vì số cổ phần cổ đông càng nhiều.

Cách thức chi trả lợi nhuận trong công ty

8Chuyển nhượng cổ phần của công ty cổ phần

Hầu hết, cổ đông đều có thể tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp được nêu rõ trong Khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của bộ Luật doanh nghiệp 2014.

Thủ tục để chuyển nhượng cổ phần cơ bản gồm có:

  • Tiến hành ký kết và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng cổ phần giữa các bên liên quan.
  • Lập biên bản để xác nhận về việc hoàn thành thủ tục chuyển nhượng cổ phần.
  • Tiến hành tổ chức cuộc họp Đại Hội đồng cổ đông để thông báo về việc chuyển nhượng cổ phần.
  • Chỉnh sửa và bổ sung thông tin trong Sổ đăng ký cổ đông của doanh nghiệp.
  • Thực hiện đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập theo quy định.

Chuyển nhượng cổ phần của công ty cổ phần

Hy vọng những chia sẻ phía trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về công ty cổ phần và 8 điều bạn cần biết về loại hình doanh nghiệp này ra sao rồi nhé!

Bạn đang xem: Công ty cổ phần và 8 điều bạn cần biết về loại hình doanh nghiệp này

Chuyên mục: Tra cứu thông tin

Chia sẻ bài viết