Cách tính phụ cấp thâm niên cho giáo viên hằng tháng mới nhất 2022

Bạn đang băn khoăn về cách tính phụ cấp thâm niên dành cho giáo viên hằng tháng. Trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn cách tính lương giáo viên có thâm niên cụ thể ra sao và một số lưu ý về phụ cấp thâm niên giáo viên từ năm 2022 nhé!

Bạn đang băn khoăn về cách tính phụ cấp thâm niên dành cho giáo viên hằng tháng. Trong bài viết này Điện máy XANH sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn cách tính lương giáo viên có thâm niên cụ thể ra sao và một số lưu ý về phụ cấp thâm niên giáo viên từ năm 2022 nhé!

1Phụ cấp thâm niên giáo viên là gì?

Phụ cấp thâm niên giáo viên là một trong những chế độ phụ cấp được đề cập trong bản hợp đồng lao động của giáo viên, bao gồm các chế độ phụ cấp, nâng bậc lương, tiền thưởng cũng như một số chế độ khuyến khích khác.  

Mục đích của chế độ phụ cấp thâm niên chính là khuyến khích giáo viên gắn bó với nghề và làm lâu dài với đơn vị mà giáo viên đang công tác, đồng thời cũng tạo điều kiện cho giáo viên phát triển và cống hiến trong lĩnh vực giáo dục.

Phụ cấp thâm niên giáo viên là gì?

2Đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên giáo viên

Theo cập nhật mới nhất được đề cập trong Nghị định 77/2021/NĐ-CP, những đối tượng sau sẽ được hưởng phụ cấp thâm niên giáo viên:

- Nhà giáo gồm có viên chức chuyên ngành Giáo dục Đào tạo mang mã số ký tự đầu là V.07, và viên chức chuyên ngành Giáo dục Nghề nghiệp mang mã số ký tự đầu là V.09, thuộc trong danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang thực hiện việc giảng dạy và giáo dục trong những cơ sở giáo dục công lập (nghĩa là được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động).

- Nhà giáo (thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt) đang thực hiện công tác giảng dạy, hướng dẫn thực hành và thí nghiệp tại các xưởng trường, trung tâm thực hành, tàu huấn luyện, phòng thí nghiệp, phòng bộ môn của cơ sở giáo dục thường xuyên/giáo dục nghề nghiệp/giáo dục phổ thông/giáp dục đại học công lập.

- Những đối tượng không thuộc Quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều 7 trong Nghị định 77.

Đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên giáo viên

3Thời gian tính hưởng và không tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề giáo

Theo Nghị định 54/2011 và Nghị định 77/2021 có đề cập về thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên cho giáo viên như sau:

- Thời gian giảng dạy - giáo dục có đóng BHXH (bảo hiểm xã hội) bắt buộc trong cơ sở giáo dục công lập.

- Thời gian giảng dạy - giáo dục có đóng BHXH bắt buộc tại cơ sở giáo dục ngoài công lập mà giáo viên đã từng công tác tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập trước đây.

- Thời gian đi nghĩa vụ quân sự đang trong giai đoạn được hưởng phụ cấp thâm niên nghề giáo.

- Thời gian làm việc tính hưởng phụ cấp thâm niên ở ngạch hay chức danh chuyên ngành (gồm có kiểm toán, kiểm sát, hải quan, tòa án, thanh tra, kiểm lâm, thi hành án dân sự, dự trữ quốc gia, kiểm tra Đảng), trong quân đội, công an và ngành nghề khác.

Thời gian đi nghĩa vụ quân sự đang trong giai đoạn được hưởng phụ cấp thâm niên nghề giáo

Ngoài ra, so với Quy định tại Khoản 3 Điều 2 của Nghị định 54, thì trong Khoản 2 Điều 3 của Nghị định 77 có quy định về khoảng thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên cho giáo viên như sau:

- Thời gian nghỉ đau ốm, thai sản vượt quá thời hạn quy định.

- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương đều đặn từ 1 tháng trở lên.

- Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc đang bị tạm giam, tạm giữ để điều tra, xét xử hoặc truy tố.

- Thời gian tập sự.

- Thời gian đi học, thực tập, đi làm chuyên gia, công tác, khảo sát ở khu vực trong và ngoài nước vượt quá thời hạn được quyết định.  

- Thời gian không làm việc khác ngoài những khoảng thời gian đã được nêu trên.  

Thời gian tập sự không được tính hưởng phụ cấp thâm niên giáo viên

4Cách tính mức phụ cấp thâm niên giáo viên

Theo Nghị định 77, cách tính mức phụ cấp thâm niên cho giáo viên vẫn được áp dụng theo nguyên tắc:

  • Giảng dạy - Giáo dục đủ 5 năm (60 tháng) được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện tại cùng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
  • Giảng dạy - Giáo dục từ năm thứ 6 trở đi (đủ 12 tháng/năm) thì được tính thêm 1% theo Thông tư liên tịch số 68.

Cụ thể, công thức tính tiền phụ cấp thâm niên giáo viên hằng tháng như sau:

Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp.

Cách tính mức phụ cấp thâm niên giáo viên

5Một số lưu ý về phụ cấp thâm niên giáo viên

Do chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh nên thời điểm cải cách tiền lương của giáo viên đã được dời đến ngày 01/07/2022. Vì thế, phụ cấp thâm niên giáo viên vẫn được duy trì theo Công văn số 460/BGDDT-NGCBQLGD.

Các địa phương, cơ sở giáo dục công lập đã chi trả chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo sẽ tiếp tục giải quyết truy lĩnh, chi trả phụ cấp này cho các đối tượng hưởng kể từ 01/07/2020.

1. Nghị định 77/2021/NĐ-CP

2. Thư viện pháp luật

3. Luật Việt Nam

Bạn đang xem: Cách tính phụ cấp thâm niên cho giáo viên hằng tháng mới nhất 2022

Chuyên mục: Tra cứu thông tin

Chia sẻ bài viết