Cách sử dụng máy đo huyết áp điện tử cho kết quả chính xác nhất

Máy đo huyết áp được nhiều người dùng để thực hiện đo huyết áp ngay tại nhà mà không cần đến các cơ sở y tế. Vậy cách đo như thế nào, cùng theo dõi cách sử dụng máy đo huyết áp điện tử cho kết quả chính xác nhất qua bài viết sau nhé!

Máy đo huyết áp được nhiều người dùng để thực hiện đo huyết áp ngay tại nhà mà không cần đến các cơ sở y tế. Vậy cách đo như thế nào, cùng theo dõi cách sử dụng máy đo huyết áp điện tử cho kết quả chính xác nhất qua bài viết sau nhé!

Mời bạn tham khảo một số máy đo huyết áp có giá ưu đãi tại :
Máy đo huyết áp tự động Microlife B6 Advanced 2.850.000₫
Máy đo đường huyết Yuwell 582
Chỉ bán online
750.000₫
Xem thêm sản phẩm Máy đo huyết áp

1Tại sao phải theo dõi huyết áp thường xuyên?

Huyết áp là áp lực máu lên thành mạch. Đó là một áp lực cần thiết tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo nên do lực co bóp của quả tim và sức cản của động mạch.

Nếu không có huyết áp, máu không thể tuần hoàn được trong cơ thể của con người, khi đó các cơ quan sẽ không nhận đủ oxy và dinh dưỡng cần thiết để đảm bảo các hoạt động diễn ra bình thường.

Bằng cách theo dõi huyết áp thường xuyên tại nhà, bạn có thể ghi nhận các chỉ số huyết áp trong môi trường quen thuộc, phát hiện những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Cụ thể, 10 phút đo huyết áp mỗi ngày sẽ đem lại những lợi ích sau đây:

  • Theo dõi huyết áp thường xuyên giúp phát hiện sớm những bất thường của cơ thể, từ đó kịp thời chẩn đoán bệnh.
  • Tạo thói quen theo dõi và kiểm tra sức khỏe, cải thiện các chỉ số huyết áp.
  • Thực hiện đo huyết áp tại nhà giúp tiết kiệm chi phí đi lại, chi phí khám chữa bệnh tại các phòng khám, bệnh viện. 
  • Kiểm tra sự chênh lệch giữa chỉ số huyết áp hàng ngày tại nhà và chỉ số tại phòng khám.

Theo dõi huyết áp thường xuyên để biết được tình trạng sức khỏe của mình

Theo dõi huyết áp thường xuyên để biết được tình trạng sức khỏe của mình 

2Tầm quan trọng của việc đo huyết áp đúng

Bất kỳ hoạt động kiểm tra sức khỏe nào cũng đều cần kết quả chính xác. Việc đo huyết áp đúng cho các chỉ số chính xác giúp bạn dễ dàng chẩn đoán nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch hay đột quỵ.

Tuy nhiên, đo huyết áp sai cách sẽ ảnh hưởng tới độ chính xác của kết quả, khiến bạn không thể đánh giá được tình hình sức khoẻ hiện tại.  Cụ thể: 

  • Nếu chỉ số huyết áp thấp hơn thực tế: Có thể do bạn ngồi không đúng tư thế, từ đó việc đo huyết áp cho ra kết quả không chính xác.
  • Nếu chỉ số huyết áp cao hơn thực tế: Có thể do bạn quấn vòng bít máy đo huyết áp không đúng cách.

Các chỉ số huyết áp thấp hơn thực tế có thể tạo cảm giác an toàn sai về sức khỏe, dẫn đến việc chủ quan không điều trị kịp thời. Ngược lại, kết quả đo huyết áp cao hơn thực tế dễ gây nên những lầm tưởng hoặc sử dụng thuốc sai thời điểm.

Tầm quan trọng của việc đo huyết áp đúng

Đo huyết áp đúng giúp bạn dễ dàng chẩn đoán nguy cơ mắc các bệnh

3Thời điểm đo huyết áp chính xác nhất

Để có kết quả đo huyết áp chính xác nhất, bạn nên đo vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Thời gian đo huyết áp phù hợp của mỗi người là khác nhau. Nói chung, huyết áp thấp nhất khi bạn thức dậy buổi sáng và cao hơn khi bạn thực hiện các hoạt động thể lực hàng ngày.

Thời điểm đo huyết áp phù hợp nên đảm bảo những yêu cầu sau:

  • Không bị gián đoạn bởi các hoạt động khác.
  • Không nên đo ngay khi thức dậy, sau bữa ăn sáng.
  • Đảm bảo có thể thực hiện đúng giờ mỗi ngày.

Đa phần mọi người nên thực hiện đo huyết áp vào khoảng 30 phút từ khi thức dậy, sau khi đi vệ sinh và trước bữa sáng.

Máy đo huyết áp tự động Microlife B6 Advanced

Máy đo huyết áp tự động Microlife B6 Advanced hoạt động linh hoạt khi dùng được cả với nguồn điện trực tiếp và pin

4Hướng dẫn cách sử dụng máy đo huyết áp điện tử cho kết quả chính xác nhất

Khi sử dụng một loại máy đo huyết áp bất kì, người dùng cần có cách sử dụng đúng. Sau đây là hướng dẫn cách sử dụng máy đo huyết áp điện tử để mang lại kết quả chính xác nhất.

Bước 1: Hiểu cách hoạt động của máy

Máy đo điện tử có nguyên lý hoạt động khá đơn giản. Máy sẽ đo gián tiếp dao động của áp lực máu và ghi lại thông số với đơn vị mmHg. Sau đó, máy sẽ hiển thị 3 thông số gồm: thông số huyết áp tâm trương, thông số huyết áp tâm thu và nhịp tim.

Người dùng cần nắm rõ nguyên lý hoạt động của máy đo huyết áp

Người sử dụng cần nắm rõ nguyên lý hoạt động của máy đo huyết áp trước khi thực hiện

Bước 2: Chuẩn bị trước khi đo

Để có kết quả đo huyết áp có kết quả chính xác, trước khi đo bạn nên chú ý những điều sau:

  • Bạn không nên sử dụng rượu, thuốc lá, đồ ăn, thức uống có chứa cafein trong 30 phút trước khi đo huyết áp.
  • Bạn không nên tập thể dục trong ít nhất nửa tiếng trước khi đo huyết áp và nên hạn chế đo khi căng thẳng.
  • Bạn nên tìm nơi yên tĩnh, thoải mái tập hít thở sâu vài lần và đặt vòng bít ngang tầm với tim theo đúng hướng dẫn, thư giãn 5 phút trước khi đo.

Chuẩn bị trước khi đo (thư giãn, không ăn quá no, tránh vận động mạnh,...)

  • ​Chú ý kiểm tra độ chính xác của thiết bị trước khi thực hiện đo. Đồng thời, bạn nên đo huyết áp tối thiểu 2 lần, mỗi lần cách nhau tối thiểu 5 phút. Nếu giá trị giữa 2 lần chênh nhau quá 10mmHg, thì cần đo lại thêm vài lần với thời gian nghỉ lâu hơn. Lấy giá trị trung bình của 2 lần đo cuối làm kết quả.
  • Duy trì thói quen đo huyết áp vào một thời điểm cố định trong ngày và lưu lại các kết quả huyết áp để theo dõi và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có dấu hiệu bất thường. 

Bước 3: Trong khi đo

Vị trí tốt nhất chính là ngang tim để máy đo huyết áp hoạt động hiệu quả, không nên để máy đo huyết áp tại vị trí quá cao hay quá thấp so với tim. Tay trái là vị trí lí tưởng để thực hiện quá trình đo vì tay trái gần tim hơn tay phải.

Tư thế ngồi thẳng, chân đặt song song dưới nền nhà phẳng, không cử động hay nói chuyện trong quá trình đo sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả đo.

Đối với máy đo huyết áp cổ tay

Bạn xắn tay áo lên hoặc mặc áo ngắn rồi mới quấn vòng bít, không nên quấn lên cổ tay áo vì sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả đo. Nếu ngón cái song song với màn hình hiển thị của máy đo huyết áp thì là đúng, lưu ý cổ tay cách mép vòng 1 - 2cm.

Sau khi đã chuẩn bị, bạn nhất nút ON/OFF để khởi động máy. Khi đó, vòng bít sẽ tự động được bơm hơi. Nếu áp suất trong vòng bít không đủ, thiết bị sẽ tự bơm thêm để đủ đo.

Khi đã đạt mức cần thiết, áp suất vòng bít tự động giảm dần. Kết quả đo huyết áp và nhịp tim sẽ hiển thị trên màn hình LCD.

Quấn mép vòng bít cách cổ tay từ 1 - 2cm

Đối với máy đo huyết áp bắp tay

Bạn nên mặc áo ngắn tay để lộ bắp tay hoặc vén hết áo qua vị trí đo. Bạn có thể chọn tư thế đo huyết áp nằm hoặc ngồi, chỉ cần đảm bảo vòng bít luôn được đặt ở vị trí ngang tim.

Quấn vòng bít vào cánh tay trái cách khuỷu tay 2 - 3 cm và bên trên động mạch chủ. Vòng bít phù hợp với cánh tay có chu vi từ 22 - 35 cm

Bạn nhấn nút ON/OFF để khởi động máy, sau đó, vòng bít sẽ tự động được bơm hơi. Nếu áp suất trong vòng bít không đủ, thiết bị sẽ tự động bơm thêm để có áp lực đủ đo, áp suất vòng bít tự động giảm dần khi đã đạt mức cần thiết.

 Trong khi đo (tư thế ngồi, vị trí đo, cách thao tác với máy, lưu ý đèn tín hiệu,...)

Bước 4: Đọc các chỉ số kết quả

Sau khi đo huyết áp, trên màn hình máy sẽ hiện 3 chỉ số. Chỉ số huyết áp tâm thu thường được ghi trên cùng, ký hiệu SYS. Chỉ số huyết áp tâm trương ghi ngay dưới, ký hiệu DIA. Cuối cùng là chỉ số nhịp tim, ký hiệu PULSE và cho kết quả huyết áp là 118/78.

Máy đo huyết áp tự động Kachi RAK268 đo tự động, kết quả chính xác

Máy đo huyết áp tự động Kachi RAK268 đo tự động, kết quả chính xác

5Những lưu ý khi đo huyết áp điện tử tại nhà

  • Đảm bảo duy trì đo huyết áp ngày 2 lần sáng và tối. Bạn nên ghi tất cả kết quả với ngày và giờ đo vào sổ để thuận tiện đánh giá trong lần tái khám. 
  • Không nên đo huyết áp liên tục trong thời gian ngắn. Bạn nên chờ khoảng 15 phút rồi tiếp tục đo lần tiếp theo.
  • Nên đo huyết áp vào cùng một thời điểm mỗi ngày cùng với một máy đo và ghi lại các kết quả đã đo được. Kết quả đo một lần sẽ khó có thể phản ánh tình trạng huyết áp thực của bạn.

Máy đo huyết áp tự động Kachi MK-293

Sử dụng Máy đo huyết áp tự động Kachi MK-293 để đo huyết áp đều đặn theo một khung thời gian nhất định

6Một số lỗi thường gặp nguyên nhân và cách khắc phục khi sử dụng máy đo huyết áp điện tử

Lỗi  Nguyên nhân Cách khắc phục 
Kết quả hiển thị quá thấp hoặc không cao Vòng bít quấn không đúng Cuốn vòng bít và ống dẫn khí lỏng, không có nếp gấp.
Cử động hoặc nói chuyện trong khi đo
Tay áo làm ảnh hưởng tới vòng bít
Áp suất vòng bít không tăng Ống dẫn khí không được cắm chặt vào máy Gập nhẹ ống dẫn khí vào phía trong vòng bít.
Khí trong vòng bít rò rỉ
Vòng bít xả hơi quá nhanh Vòng bít bị lỏng Dán miếng dính để cố định vòng bít.
Không thể đo, kết quả quá cao hoặc quá thấp Vòng bít không được bơm đủ hơi Giữ nguyên tư thế trong suốt quá trình đo, không cử động, nói chuyện.
Màn hình không hiển thị khi bạn ấn phím Hết pin Lắp pin vào khoang chứa pin sau đó đóng nắp đậy pin lại.
Lắp pin sai cực
Các lỗi khác Các nguyên nhân khác Để dừng hoặc hủy quá trình đo, ấn phím START/STOP để tắt máy và xả khí trong vòng bít.
Nếu sự cố tiếp tục xảy ra, thay pin mới
Nếu máy vẫn không khắc phục được, hãy liên hệ với đại lý hoặc nhà phân phối

7Hướng dẫn bảo quản và nâng cao tuổi thọ cho máy

  • Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh đặt dưới ánh nắng mặt trời để bảo vệ các chức năng máy, duy trì tuổi thọ của máy.
  • Cuốn vòng bít cùng ống dẫn khí, không gấp.
  • Đưa ống dẫn khí vào phía trong vòng bít.
  • Không tự sửa máy: Không tự tháo rời máy, hay tự sửa máy. Cần đưa đến trung tâm bảo hành trong trường hợp có lỗi hoặc hỏng máy.
  • Cách vệ sinh: Dùng vải mềm và xà phòng để vệ sinh vòng bít.
  • Hạn chế làm rơi, va đập: Hạn chế va chạm hoặc làm rung máy, không làm rơi máy.
  • Rút phích cắm ống dẫn khí ra khỏi rắc cắm khi không dùng đến,...

Hướng dẫn bảo quản và nâng cao tuổi thọ cho máy

Máy đo huyết áp tự động Kachi MK-293

Hy vọng thông qua bài viết bạn đã biết được cách sử dụng máy đo huyết áp điện tử cho kết quả chính xác nhất.

Bạn đang xem: Cách sử dụng máy đo huyết áp điện tử cho kết quả chính xác nhất

Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe

Chia sẻ bài viết