Cách hóa vàng mã ngày ông Công ông Táo chuẩn nhất
Cách hóa vàng ông Công ông Táo chuẩn không phải ai cũng biết. Nếu bạn chưa biết cách hoá vàng mã ông Công ông Táo thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
Cách hóa vàng ông Công ông Táo chuẩn không phải ai cũng biết.
Nội dung
Cách hóa vàng mã ngày ông Công ông Táo chuẩn nhất
Theo phong tục cổ truyền của người Việt vào dịp lễ Tết Nguyên Đán, lễ cúng ông Công ông Táo là một ngày lễ quan trọng, lễ thường sẽ được thực hiện vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, tức ngày 23/12 theo lịch Âm. Khi thực hiện nghi lễ cúng ông Công ông Táo xong thì việc hóa vàng mã cúng ông Công ông Táo cũng là một phần rất quan trọng để tiễn các ông về trời.
Cách hóa vàng ngày ông Công ông Táo như thế nào? Vàng mã cúng ông Công ông Táo thường gồm hia, tiền âm phủ, quần áo của các ông sẽ được hạ lễ cùng mâm cúng, sau đó đều được đốt đi sau khi thực hiện xong lễ cúng vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ của các ông. Sau khi hóa vàng xong, mọi người sẽ lập bài vị mới cho ông Công ông Táo.
Trên mỗi mâm cỗ cúng ông Công ông Táo thường sẽ có cá chép, chúng sẽ được phóng sinh để hóa rồng nhằm tiễn các vị Táo Quân về trời chầu Ngọc Hoàng. Tuy nhiên, nếu gia đình nào không có điều kiện mua về cá sống thì có thể sử dụng cá chép giấy cũng được, sau đó hóa cùng vàng mã.
Thời điểm các Táo cưỡi cá chép lên trời là 12 giờ ngày 23 tháng Chạp Âm lịch hằng năm. Tùy theo điều kiện mỗi gia đình, các bạn có thể cúng lễ và hóa vàng vào tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp trước 12h trưa cũng được. Tuy nhiên, các bạn không nên hóa vàng sau 12 giờ vì theo quan niệm của người xưa, cổng thiên đình sẽ bị đóng nếu qua khỏi 12 giờ ngày 23/12 Âm lịch nhé.
Trên thực tế, hiện nay một số gia đình có chuẩn bị nhiều đồ vàng mã lớn và phức tạp hơn, tuy nhiên điều này thực sự không cần thiết. Bên cạnh đó, những loại vàng mã này sẽ rất khó hóa và mất nhiều thời gian để đốt. Do vậy, các bạn nên chuẩn bị đồ vàng mã cần thiết nhất để cúng ông Công ông Táo, không nên bày vẽ, chủ yếu là lòng thành và sự kính cẩn của mình là được nhé.
Bài văn khấn hóa vàng mã ngày ông Công ông Táo
Dưới đây là bài văn khấn hóa vàng mã ngày ông Công ông Táo. Mời các bạn cùng tham khảo nhé!
Nam mô A di đà Phật Nam mô A di đà Phật Nam mô A di đà Phật Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương. Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân. Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp năm… Chúng con là…, tuổi… Hiện cư ngụ tại:... Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng Tôn thần. Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành. Nam mô A di đà Phật Nam mô A di đà Phật Nam mô A di đà Phật! (cúi lạy 3 lần) |
Trên đây là cách hóa vàng ông Công ông Táo chuẩn nhất và bài văn khấn hóa vàng mã ngày ông Công ông Táo.
Bạn đang xem: Cách hóa vàng mã ngày ông Công ông Táo chuẩn nhất
Chuyên mục: Quà tặng & Lời chúc
Các bài liên quan
- Gạo muối cúng Thần Tài, ông Táo, giao thừa xong làm gì?
- Tết ông Công ông Táo 2022 là ngày bao nhiêu? Bao nhiêu ngày nữa đến ông Công ông Táo?
- Cúng ông Công ông Táo vào ngày nào năm 2022 đẹp nhất?
- Cách cúng ông Táo ngày thường, văn khấn ông Táo hàng ngày, mùng 1 và rằm
- Cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 có được không? Có nên cúng vào ngày 22 không?
- Bài cúng đưa ông Táo về trời ngày 23 tháng Chạp - Văn khấn ông Táo