Cách cộng điểm ưu tiên, điểm khuyến khích trong thi THPT Quốc gia
Điểm ưu tiên, khuyến khích luôn là vấn đề được các sĩ tử đặc biệt quan tâm trong kì thi THPT Quốc gia. Vậy thì các sĩ tử hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để tìm hiểu xem điểm ưu tiên, khuyến khích là gì và cách cộng như thế nào nhé!
Điểm ưu tiên, khuyến khích luôn là vấn đề được các sĩ tử đặc biệt quan tâm trong kì thi THPT Quốc gia. Vậy thì các sĩ tử hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của Điện máy XANH để tìm hiểu xem điểm ưu tiên, khuyến khích là gì và cách cộng như thế nào nhé!
Xem nhanh
1Điểm ưu tiên trong xét tuyển Cao đẳng, Đại học
Điểm ưu tiên là gì? Đối tượng được cộng điểm
Điểm ưu tiên được hiểu là số điểm mà thí sinh được cộng thêm vào số điểm thực tế của mình khi xét tuyển Cao đẳng, Đại học.
Đây là điểm Nhà nước ưu ái dành cho các học sinh thuộc diện đặc biệt để giúp các thí sinh này tăng cơ hội trúng tuyển nhằm được học các ngành học và trường học mình mơ ước.
Cụ thể có các nhóm ưu tiên với các đối tượng sau:
Nhóm ưu tiên 1:
- Đối tượng 1:
Công dân Việt Nam là người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú (trong thời gian học THPT hoặc trung cấp) trên 18 tháng tại Khu vực 1 (KV1) gồm: Các xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định được áp dụng trong thời gian thí sinh học THPT hoặc trung cấp; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
- Đối tượng 2:
Công nhân trực tiếp sản xuất đã làm việc liên tục 5 năm trở lên, trong đó có ít nhất 2 năm là chiến sĩ thi đua được cấp tỉnh trở lên công nhận và cấp bằng khen.
- Đối tượng 3:
- Thương binh, bệnh binh, người có “Giấy chứng nhận người được hưởng chính sách như thương binh.
- Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân tại ngũ được cử đi học có thời gian phục vụ từ 12 tháng trở lên tại Khu vực 1.
- Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân tại ngũ được cử đi học có thời gian phục vụ từ 18 tháng trở lên,...
- Đối tượng 4:
- Con liệt sĩ.
- Con thương binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
- Con bệnh binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
- Con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động 81% trở lên.
- Con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh” mà người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh” bị suy giảm khả năng lao động 81% trở lên.
- Con của Anh hùng lực lượng vũ trang, con của Anh hùng lao động.
- Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị dị dạng, dị tật do hậu quả của chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp hằng tháng,...
Nhóm ưu tiên 2:
- Đối tượng 5:
- Thanh niên xung phong tập trung được cử đi học.
- Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân tại ngũ được cử đi học có thời gian phục vụ dưới 12 tháng ở Khu vực 1 và dưới 18 tháng ở khu vực khác.
- Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn; Thôn đội trưởng, Trung đội trưởng Dân quân tự vệ nòng cốt, Dân quân tự vệ đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ nòng cốt từ 12 tháng trở lên, dự thi vào ngành Quân sự cơ sở.
- Đối tượng 6:
- Công dân Việt Nam là người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú ở ngoài khu vực đã quy định thuộc đối tượng 1.
- Con thương binh, con bệnh binh, con của người được hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%.
- Con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động dưới 81%.
- Con của người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày,...
- Đối tượng 7:
- Người khuyết tật nặng có giấy xác nhận khuyết tật của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định.
- Người lao động ưu tú thuộc tất cả các thành phần kinh tế được từ cấp tỉnh, Bộ trở lên công nhận danh hiệu thợ giỏi, nghệ nhân, được cấp bằng hoặc huy hiệu Lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hoặc Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
- Giáo viên đã giảng dạy đủ 3 năm trở lên thi vào các ngành sư phạm.
- Y tá, dược tá, hộ lý, y sĩ, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên, người có bằng trung cấp dược đã công tác đủ 3 năm trở lên thi vào nhóm ngành sức khỏe.
Khu vực 1 (KV1):
- Các xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định được áp dụng trong thời gian thí sinh học THPT hoặc trung cấp; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Khu vực 2 (KV2):
- Khu vực 2 - nông thôn (KV2-NT) gồm: Các địa phương không thuộc KV1, KV2, KV3;
- Khu vực 2 (KV2) gồm: Các thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; các thị xã, huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc Trung ương (trừ các xã thuộc KV1)
Khu vực 3 (KV3):
Các quận nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương. Thí sinh thuộc KV3 không thuộc diện hưởng ưu tiên khu vực.
Điểm ưu tiên có được cộng vào điểm đại học không?
Câu trả lời là có và cách thức cộng điểm ưu tiên vào điểm đại học như sau:
- Nhóm ưu tiên 1: Được cộng 2 điểm.
- Nhóm ưu tiên 2: Được cộng 1 điểm.
- Khu vực 1: Được cộng 0,75 điểm.
- Khu vực 2: Được cộng 0,25 điểm.
- Khu vực 2 - NT: Được cộng 0,5 điểm.
Những lưu ý trong việc cộng điểm ưu tiên
Người có nhiều diện ưu tiên theo đối tượng chỉ được hưởng một diện ưu tiên cao nhất.
Nguồn: Quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng của Bộ GD&ĐT, cập nhật đến 5/9/2021.
2Điểm khuyến khích thi THPTQG
Điểm khuyến khích là gì? Đối tượng được cộng điểm
Điểm khuyến khích là điểm được cộng cho những thí sinh tham gia các cuộc thi, hoạt động rèn luyện và đạt được một số thành tích nhất định theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT).
Đối tượng được cộng điểm là những thí sinh đạt giải cao trong các kỳ thi văn hóa, thể dục thể thao,… do ngành giáo dục và ban ngành chuyên môn tổ chức.
Điểm khuyến khích được cộng thế nào?
- Đoạt giải cá nhân kỳ thi học sinh giỏi bộ môn văn hoá lớp 12:
- Giải nhất, nhì, ba cấp quốc gia hoặc giải nhất cấp tỉnh: 2,0 điểm.
- Giải khuyến khích cấp quốc gia hoặc giải nhì cấp tỉnh: 1,5 điểm.
- Giải ba cấp tỉnh: 1,0 điểm.
- Đoạt giải cá nhân và đồng đội trong các kỳ thi thí nghiệm thực hành môn Vật lí, Hoá học, Sinh học; thi văn nghệ; thể dục thể thao; hội thao giáo dục quốc phòng; cuộc thi khoa học kỹ thuật; viết thư quốc tế do ngành Giáo dục phối hợp với các ngành chuyển môn từ cấp tỉnh trở lên tổ chức ở cấp THPT:
- Giải nhất, nhì, ba quốc gia hoặc giải nhất cấp tỉnh hoặc Huy chương Vàng: 2,0 điểm.
- Giải khuyến khích quốc gia hoặc giải nhì cấp tỉnh hoặc giải tư cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia hoặc Huy chương Bạc: 1,5 điểm.
- Giải ba cấp tỉnh hoặc Huy chương Đồng: 1,0 điểm.
Lưu ý:
- Giải đồng đội chỉ tính cho giải quốc gia, mức điểm cộng thêm giống như giải cá nhân.
- Học sinh đạt nhiều giải khác nhau thì chỉ được hưởng mức cộng điểm của giải cao nhất.
- Được cấp Giấy chứng nhận nghề (CCN) hoặc có Bằng tốt nghiệp trung cấp (BTC):
- Loại giỏi (CCN)/loại xuất sắc và giỏi (BTC): 2,0 điểm.
- Loại khá (CCN)/loại khá và trung bình khá (BTC): 1,5 điểm.
- Loại trung bình: 1,0 điểm.
- Học viên GDTX có:
- Chứng chỉ Ngoại ngữ A hoặc bậc 1 theo Khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam trở lên: 1,0 điểm.
- Chứng chỉ Tin học A hoặc chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản trở lên: được cộng thêm 1,0 điểm.
Những lưu ý về chính sách cộng điểm khuyến khích
- Điểm khuyến khích tối đa của các mục 1,2,3,4 trên không quá 4,0 điểm.
- Điểm khuyến khích quy định của các mục 1,2,3,4 trên được bảo lưu trong toàn cấp học.
Nguồn: Quy chế thi THPT Quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT, cập nhật đến 5/9/2021.
3Những mốc cần lưu ý trong tuyển sinh Đại học, Cao đẳng 2021
Đợt 1
- Ngày 26/7/2021: Ngày công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
- Ngày 5/8/2021: Thời gian trường đại học công bố điểm sàn xét tuyển.
- Ngày 7 - 17/8/2021: Thời gian điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học.
- Ngày 23/8/2021: Thời gian công bố điểm chuẩn xét tuyển đại học (đợt 1).
- Ngày 1/9/2021: Thời gian xác nhận nhập học.
- Ngày 8/9 - tháng 12/2021: Thời gian xét tuyển đại học bổ sung.
Đợt 2
- Ngày 26/8: Bộ GD&ĐT sẽ công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào với khối ngành sư phạm và sức khỏe.
- Trước 17h ngày 28/8: Công bố điểm sàn xét tuyển tất cả các trường Đại học.
- Từ ngày 29/8 - 17h ngày 5/9: Thí sinh tiến hành đều chỉnh nguyện vọng theo hình thức trực tuyến.
- Trước 17h ngày 16/9: Các trường đại học công bố điểm chuẩn, kết quả trúng tuyển đợt 1.
- Trước 17h ngày 26/9: (tính theo dấu bưu điện) thí sinh làm thủ tục xác nhận nhập học đợt 1.
- Dự kiến từ ngày 3/10: Các cơ sở đào tạo xét tuyển bổ sung.
Nguồn tham khảo và tổng hợp: Quy chế thi THPT Quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT, Quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng của Bộ GD&ĐT và Báo Lao Động, cập nhật ngày 5/9/2021.
Trên đây là bài viết cung cấp thông tin về điểm ưu tiên, điểm khuyến khích trong thi THPT Quốc gia và cách cộng điểm vào kết quả thi.
Bạn đang xem: Cách cộng điểm ưu tiên, điểm khuyến khích trong thi THPT Quốc gia
Chuyên mục: Tra cứu thông tin
Các bài liên quan
- Cách tra cứu điểm chuẩn đại học năm 2021 nhanh chóng và đơn giản nhất
- Thẻ VISA là gì? Các loại thẻ VISA thông dụng và những tiện ích khi sử dụng thẻ VISA
- Hướng dẫn quy đổi điểm IELTS sang điểm thi THPT Quốc gia, điểm thi đại học 2021
- Danh sách 65 hội đồng thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2021
- Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021: Các mốc thời gian cần nhớ
- 3 cách tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2020 | cập nhật link tra cứu 63 tỉnh thành