Cách bày và trang trí bàn thờ Ông Địa ngày Tết chuẩn, đẹp nhất
Bàn thờ Ông Địa là thứ mà gia đình nào cũng có, nhưng trang trí bàn thờ Ông Địa ngày Tết thế nào cho đẹp thì không phải ai cũng biết. Vì vậy, trong bài viết này, META sẽ giới thiệu cho bạn cách bố trí bàn thờ Ông Địa sao cho đẹp và đúng phong thủy nhất nhé!
Cách bày và trang trí bàn thờ Ông Địa ngày Tết chuẩn, đẹp nhất
Các vật dụng để trang trí bàn thờ Ông Địa ngày Tết
Ông Địa (hay còn gọi là Thổ Công) là vị thần trông coi, cai quản những mảnh đất nơi ông được thờ cúng, vì vậy trong dân gian mới có câu nói “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá". Thông thường, trong mỗi gia đình đều sẽ có một vị Thổ Công giúp trông coi nhà cửa, gia trạch, vì vậy, gia chủ thường lập bàn thờ cúng Thổ Công để thần phù hộ cho đất đai, nhà cửa được yên ấm, giúp thu hút tài lộc, may mắn, xua đuổi ma quỷ và những điều xấu xa.
Trước kia, mỗi gia đình thường sẽ có bàn thờ Ông Địa riêng để thờ cúng. Tuy nhiên hiện nay, người dân không thờ riêng như thời xưa nữa mà thường thờ cúng chung với bàn thờ Thần Tài (hoặc bàn thờ gia tiên), đặc biệt là các gia đình làm ăn, kinh doanh thì bàn thờ Thần Tài - Ông Địa là thứ rất quan trọng.
Nếu thờ cúng chung với Thần Tài thì bàn thờ thường đặt dưới đất, tượng Thần Tài, Ông Địa được đặt ngang hàng với nhau, Thần Tài được đặt bên trái tính từ bên ngoài nhìn vào, Ông Địa được đặt ở phía bên phải. Nếu gia chủ thờ cúng Ông Địa cùng gia tiên thì ban thờ thường được đặt trên cao, thờ 3 bát nhang, một bát nhang thờ Thổ Công, Táo Quân ở giữa và thường đặt ở vị trí cao nhất. Bên trái đặt bát hương thờ bà cô, ông mãnh, cô cậu, bên phải đặt bát nhang thờ gia tiên tiền tổ.
>> Xem thêm: Đặt ông Thần Tài bên trái hay bên phải, sao cho đúng?
Vì bàn thờ Ông Địa rất quan trọng nên việc trang trí bàn thờ Ông Địa ngày Tết cũng được rất nhiều người chú trọng. Để trang trí bàn thờ Thần Tài - Ông Địa chu đáo, đầy đủ nhất thì những thứ chúng ta không thể thiếu là:
- Tượng Thần Tài - Ông Địa
- Bài vị
- 3 hũ gạo, muối, nước
- Bát hương
- Đĩa đựng hoa quả
- Bình hoa
- Ông Cóc
- Phật Di Lặc
- Kỷ trà 5 chén hoặc 3 chén
- Một bát sâu lòng
Trên đây là những vật phẩm phải có trên bàn thờ Thần Tài - Ông Địa của các gia đình, ngoài ra, bạn cũng có thể đặt thêm một vài vật phẩm trang trí bàn thờ Ông Địa khác để gia tăng sự linh thiêng của bàn thờ như linh vật Tỳ Hưu, vòng tỏi, vòng hoa mai... tùy theo điều kiện có thể sắm sửa.
Cách bày bàn thờ Thần Tài - Ông Địa ngày Tết
Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu với bạn cách bày các vật phẩm đã sắm sửa bên trên lên bàn thờ Thần Tài - Ông Địa ngày Tết sao cho đúng và hợp phong thủy nhất.
- Tượng Thần Tài - Ông Địa: Tượng Thần Tài, Ông Địa được đặt ngang hàng với nhau, Thần Tài được đặt bên trái tính từ bên ngoài nhìn vào, Ông Địa được đặt ở phía bên phải.
- Bài vị: Bài vị thường đặt ở bên trong cùng của bàn thờ, bên trên viết 4 chữ vàng “Chiêu tài tiến bảo”.
- Đĩa đựng ba chén gạo, muối, nước: 3 chén này sẽ đặt giữa hai ông Thần Tài và Ông Địa. Ba chén này chỉ được phép thay vào cuối năm và phải làm sạch cẩn thận trước khi đặt lại vào bàn thờ.
- Bát hương: Bát hương thường được đặt chính giữa ban thờ. Trước đó, khi mua bát hương về, gia chủ cần tiến hành vệ sinh tẩy uế và khi bốc bát hương cũng cần phải tuân theo những thủ tục nhất định. Trong khi thờ cúng, gia chủ nên cẩn thận để không xê dịch bát hương làm ảnh hưởng đến tài lộc của gia đình. Tốt nhất, gia chủ nên cố định bát hương trên bàn thờ bằng keo 502.
- Đĩa đựng hoa quả: Theo quy luật "Đông Bình Tây Quả", đĩa bày hoa quả, trái cây sẽ nằm ở bên trái theo hướng từ ngoài nhìn vào trong. Những ngày thường gia chủ có thể thờ bất kỳ loại trái cây nào mình thích nhưng riêng mùa Tết, để bày tỏ lòng thành với hai vị thần thì gia đình nên bày lên ban thờ một mâm ngũ quả thật đẹp.
- Bình hoa: Bình cắm hoa thường sẽ được đặt ở phía đối diện đĩa hoa quả. Trong dịp năm mới, nếu có điều kiện, các gia chủ nên đặt một bình hoa đào, hoa lay ơn, hoa cát tường, hoa thanh mai, thanh liễu... nếu không có điều kiện để mua các loại hoa đắt tiền thì cũng có thể cắm hoa hồng, hoa cúc... Tuy nhiên, gia chủ nên tránh trang trí bàn thờ Ông Địa ngày Tết bằng hoa sứ, hoa nhài, hoa ly, hoa phù dung...
- Ông Cóc: Ông Cóc ba chân (còn gọi là Thiềm Thừ hoặc Cóc ngậm tiền) được bày trên ban thờ Ông Địa - Thần Tài với ý nghĩa thu giữ tiền bạc cho gia chủ, tránh để tài lộc bị trôi đi. Ông Cóc nên được đặt phía bên trái ban thờ theo hướng nhìn từ ngoài vào và tuyệt đối không đặt đối diện với cửa ra vào mà đặt chéo hoặc chếch đi.
- Tượng Phật Di Lặc: Đặt tượng Phật Di Lặc ở ban thờ Thần Tài - Thổ Địa là để quản lý cũng như kịp thời ngăn chặn những hành vi sai trái của hai vị thần nên vị trí đẹp nhất là ở phía trên ban thờ.
- Khay 5 chén nước: Để bàn thờ Ông Địa hợp phong thủy nhất thì gia chủ nên đặt 5 chén nước thành hình chữ thập tượng trưng cho 4 phương, cho ngũ hành phát triển.
- Chén nước sâu lòng: Chén nước sâu lòng bạn đặt bên ngoài ban thờ, đổ đầy nước và rắc những cánh hoa lên trên với ý nghĩa "Minh Đường Tụ Thủy" tức là giữ cho tiền tài, may mắn ở lại với gia đình mà không chảy đi.
Nhìn chung cách trang trí bàn thờ Ông Địa - Thần Tài ngày Tết cũng không khác ngày thường là mấy nhưng các lễ vật cần phải chuẩn bị cẩn thận và tươm tất hơn. Ngoài ra, trong quá trình thờ cúng Thần Tài - Ông Địa, gia chủ cũng cần lưu ý một số điều sau.
>>> Xem thêm: Cách cắm hoa Tết để bàn thờ, để bàn phòng khách đẹp, đón tài lộc, may mắn
Lưu ý khi thờ cúng Thần Tài - Ông Địa
- Thường xuyên lau dọn và giữ cho không gian khu vực thờ cúng sạch sẽ.
- Nếu ngày nào trời mưa to, gia chủ nên bê tượng Thần Tài, Ông Địa và Ông Cóc đặt vào một cái chậu thật sạch và để ra ngoài trời cho tắm mưa khoảng 15 phút rồi mang vào lau khô, xịt nước thơm, đặt vào chỗ cũ và tiến hành thắp hương khấn hai thần.
- Trong quá trình thờ cúng cũng như dọn dẹp vệ sinh bàn thờ, cần tránh đụng chạm làm bát hương xê dịch.
- Tuyệt đối không được để hoa quả bị hư úng, cỗ mặn bị thiu, hỏng lên bàn thờ Thần Tài - Ông Địa.
- Khi mới lập bàn thờ, gia chủ cần phải thắp hương liên tục trong vòng 100 ngày để bàn thờ tụ khí, tăng sự linh thiêng; thắp đèn liên tục và nên chọn những loại nhang cuốn để bàn thờ luôn có nhang. Đặc biệt, chân nhang trên bàn thờ chỉ được rút vào dịp cuối năm Âm lịch.
- Lộc cúng trên bàn thờ Thần Tài - Ông Địa tuyệt không chia cho người ngoài, chỉ có người trong nhà mới được dùng nếu không tài lộc sẽ theo đó đi ra ngoài.
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ với bạn cách trang trí bàn thờ Ông Địa ngày Tết sao cho hợp phong thủy nhất. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong việc chuẩn bị một cái Tết thật tươm tất.
Bạn đang xem: Cách bày và trang trí bàn thờ Ông Địa ngày Tết chuẩn, đẹp nhất
Chuyên mục: Tra cứu thông tin
Các bài liên quan
- Cách bày ban thờ Thần Tài đẹp, chuẩn, thành kính nhất
- Cách trang trí cây quất ngày Tết đẹp bằng đèn nháy và các phụ kiện
- Cách trang trí nhà ngày Tết đơn giản mà đẹp đón lộc Xuân
- Cách tính điểm thi xét tuyển đại học 2021 chính xác
- Nghi thức, bài văn khấn cúng phóng sinh đơn giản tại nhà
- Khối C gồm những môn nào, ngành nào? Các trường đại học khối C