Bảng mã lỗi điều hòa, máy lạnh Gree và cách sửa chữa

Bảng mã lỗi điều hòa, máy lạnh Gree và cách sửa chữa, khắc phục một số mã lỗi phổ biến sẽ được META chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Bảng mã lỗi điều hòa, máy lạnh Gree thông dụng nhất

Mã lỗi điều hòa Gree dòng Lomo

Mã lỗi máy lạnh Gree

Tên lỗi

Nguyên nhân

F1, F2

Lỗi cảm biến nhiệt độ môi trường dàn lạnh

  • Dây kết nối cảm biến nhiệt độ môi trường dàn lạnh và mainboard kém
  • Chạm chân linh kiện
  • Hỏng cảm biến nhiệt độ môi trường
  • Hỏng mainboard

H6

Lỗi motor quạt dàn lạnh

  • Dây nguồn motor quạt dàn lạnh lỏng lẻo
  • Dây điều khiển motor quạt dàn lạnh lỏng lẻo
  • Cánh quạt dàn lạnh quay không đều hoặc bị kẹt
  • Hỏng motor

C5

Lỗi bảo vệ jumper trên board

  • Không có jumper bảo vệ trên board
  • Jumper gắn sai hoặc không chặt
  • Hỏng jumper
  • Hỏng maiboard

E5

Lỗi bảo vệ dòng quá tải

  • Điện áp không ổn định
  • Điện áp cung cấp quá thấp và tải quá cao
  • Quạt không chạy hoặc tốc độ quá thấp
  • Máy nén hoạt động bất thường (có âm thanh lạ, rò rỉ dầu, nhiệt độ vỏ quá cao…)
  • Tắc nghẽn trong hệ thống

E8

Lỗi quá tải

  • Bộ phận trao đổi nhiệt trong nhà và ngoài trời quá bẩn, các hướng gió hồi, thổi bị chặn
  • Quạt không chạy hoặc tốc độ quá thấp
  • Máy nén hoạt động bất thường (có âm thanh lạ, rò rỉ dầu, nhiệt độ vỏ quá cao…)
  • Tắc nghẽn trong hệ thống
  • Cảm biến nhiệt độ của mainboard cảm nhận sai

U8

Lỗi tụ quạt dàn lạnh

Hỏng tụ quạt dàn lạnh hoặc mainboard

H3

Lỗi bảo vệ quá tải cho máy nén

  • Bộ phận trao đổi nhiệt dàn nóng và dàn lạnh quá bẩn, các hướng gió hồi, thổi bị chặn
  • Quạt không chạy hoặc tốc độ quá thấp
  • Máy nén hoạt động bất thường (có âm thanh lạ, rò rỉ dầu, nhiệt độ vỏ quá cao,…)
  • Tắc nghẽn trong hệ thống
  • Công tắc áp suất cao
  • Gas bị rò rỉ, khiến bảo vệ quá nóng cho máy nén

F0

Lỗi bảo vệ hệ thống thiếu gas

  • Rò rỉ gas
  • Cảm biến dàn trong nhà bất thường
  • Vị trí lắp đặt sai
  • Máy nén hoạt động bất thường

Mã lỗi điều hòa Gree dòng Change

Đối với điều hòa Gree dòng Change, bạn có thể theo dõi và xác định lỗi thông qua hệ thống đèn LED trên điều hòa.

Mã lỗi máy lạnh Gree

Báo lỗi trên đèn

Tên lỗi

Nguyên nhân và cách khắc phục

EE

Đèn LED heating ngưng 3 giây và nhấp nháy 15 lần

Lỗi board dàn lạnh

Thay mainboard dàn lạnh

E2

Đèn LED running ngưng 3 giây và nhấp nháy 2 lần.

Lỗi bảo vệ chống đóng băng

Do nhiệt độ môi trường của dàn nóng quá thấp

H4

Đèn LED heating ngưng 3 giây và nhấp nháy 4 lần.

Hệ thống quá tải

Kiểm tra dàn bay hơi và dàn giải nhiệt có bẩn hoặc bị nghẹt không

H6

Đèn LED running ngưng 3 giây và nhấp nháy 11 lần.

Board không nhận được tín hiệu từ motor dàn lạnh

Kiểm tra kết nối motor và mainboard

F2

Đèn LED cooling ngưng 3 giây và nhấp nháy 2 lần.

Lỗi cảm biến nhiệt độ của đường ống dàn lạnh

Kiểm tra kết nối, đo giá trị điện trở cảm biến

F1

Đèn LED cooling ngưng 3 giây và nhấp nháy 1 lần.

Lỗi cảm biến nhiệt độ môi trường dàn lạnh

Kiểm tra kết nối, đo giá trị điện trở của cảm biến

UF

Đèn LED cooling và LED heating nhấp nháy 7 lần trong cùng 1 thời điểm.

Lỗi đường truyền tín hiệu

Thay mainboard dàn lạnh

H3

Đèn LED heating ngưng 3 giây và nháy 3 lần.

Lỗi quá tải máy nén

Kiểm tra tình trạng kết nối của dây

LC

Đèn LED heating ngưng 3 giây và nhấp nháy 11 lần.

Lỗi không khởi động được

Kiểm tra điện trở máy nén và điện trở tiếp đất, kiểm tra board dàn nóng

UH

Đèn LED cooling và LED heating nhấp nháy 8 lần trong cùng 1 thời điểm.

Board không nhận được tín hiệu từ motor DC dàn nóng

Kiểm tra kết nối motor DC và board dàn nóng

E5

Đèn LED running ngưng 3 giây và nhấp nháy 5 lần.

Lỗi bảo vệ quá dòng

Kiểm tra nguồn điện

U7

Đèn LED heating ngưng 3 giây và nhấp nháy 20 lần.

Van 4 ngã hoạt động bất thường

Thay van 4 ngã

U1

Đèn LED heating ngưng 3 giây và nháy 13 lần.

Lệch pha máy nén

Thay board dàn nóng

H7

Đèn LED heating ngưng 3 giây và nhấp nháy 7 lần.

Mất đồng bộ

Kiểm tra điện trở máy nén, điện trở tiếp đất, board dàn nóng

U5

Đèn LED cooling ngưng 3 giây và nhấp nháy 13 lần.

Dòng điện trong hệ thống không ổn định

Thay board dàn nóng

F3

Đèn LED cooling ngưng 3 giây và nháy 3 lần.

Lỗi cảm biến nhiệt độ môi trường dàn nóng

Kiểm tra kết nối, đo điện trở của cảm biến

E4

Đèn LED running ngưng 3 giây và nhấp nháy 4 lần.

Lỗi bảo vệ cảm biến nhiệt độ cao của đường đi máy nén

Kiểm tra kết nối, đo điện trở của cảm biến

F5

Đèn LED cooling ngưng 3 giây và nhấp nháy 5 lần.

Lỗi cảm biến nhiệt độ đường đi của dàn nóng

Kiểm tra kết nối, đo điện trở của cảm biến

F4

Đèn LED cooling ngưng 3 giây và nhấp nháy 18 lần.

Lỗi cảm biến nhiệt độ dàn ngưng

Kiểm tra kết nối, đo điện trở của cảm biến

P8

Đèn LED heating ngưng 3 giây và nhấp nháy 19 lần.

Lỗi tấm tản nhiệt maiboard dàn nóng quá nóng

Nhiệt độ môi trường dàn nóng quá cao hoặc tản nhiệt kết nối sai

UU

Đèn LED cooling và LED heating nhấp nháy 11 lần trong cùng 1 thời điểm.

Lỗi dòng điện DC quá cao

Kiểm tra bộ chuyển đổi nguồn AC và DC

P7

Đèn LED heating ngưng 3 giây và nhấp nháy 18 lần.

Lỗi cảm biến nhiệt độ của tấm tản nhiệt

Thay board dàn nóng

FO

Đèn LED cooling ngưng 3 giây và nhấp nháy 10 lần.

Lỗi xì gas

Kiểm tra và khắc phục vị trí bị xì gas

PH

Đèn LED cooling ngưng 3 giây và nháy 11 lần.

Nguồn điện DC quá cao

Nguồn điện cấp AC bất thường

PL

Đèn LED heating ngưng 3 giây và nháy 21 lần.

Nguồn DC quá thấp

Nguồn cấp AC bất thường

E6

Đèn LED running ngưng 3 giây và nháy 6 lần

Lỗi tín hiệu

Kiểm tra dây tín hiệu kết nối giữa dàn nóng và dàn lạnh, kiểm tra mainboard của dàn nóng và dàn lạnh

UA

Đèn LED cooling và LED heating nháy 12 lần trong cùng 1 thời điểm.

Lỗi cài đặt, dàn nóng, dàn lạnh bất thường

Dàn nóng không phù hợp với dàn lạnh

Cách khắc phục một số mã lỗi điều hòa Gree

Cách khắc phục một số mã lỗi điều hòa Gree

Bên cạnh việc nắm rõ được các mã lỗi thông dụng của điều hòa Gree, bạn cũng nên tham khảo cách khắc phục một số lỗi thường gặp ở điều hòa của thương hiệu này.

  • Lỗi F1, F2: Để khắc phục lỗi F1, F2, bạn nên kiểm tra dây kết nối giữa cảm biến nhiệt độ dàn lạnh và mainboard có tốt không. Nếu dây tốt, mạch tốt thì bạn cần thay cảm biến đúng trị số là được. Trong trường hợp bo mạch dàn lạnh bị hỏng thì bạn cần sửa hoặc thay một bản mạch mới.
  • Lỗi H6: Để xử lý mã lỗi này, bạn nên kiểm tra dây nguồn hoặc dây kết nối motor quạt dàn lạnh xem chúng có còn liên kết với nhau hay không. Nếu tín hiệu dây tốt, bạn kiểm tra cánh quạt dàn lạnh có bị kẹt không, nếu không thì bạn cần thay motor quạt dàn lạnh mới.
  • Lỗi C5: Khi điều hòa gặp lỗi này, trước hết, bạn nên kiểm tra jumper trên board gắn có đúng không hoặc đã chặt chưa. Nếu jumper trên board bị hỏng thì bạn chỉ cần thay thế bảo vệ jumper, còn nếu bảo vệ jumper tốt thì tức là bo mạch bị hỏng, bạn chỉ cần sửa chữa mạch là được. 
  • Lỗi E8: Bạn kiểm tra lại tụ quạt dàn lạnh, nếu tụ quạt không có điện cấp vào thì bạn thay tụ quạt mới. Còn nếu tụ quạt có điện thì tức là bo mạch đã bị hỏng, bạn sửa chữa hoặc thay bo mạch mới là được.
  • Lỗi F0: Bạn kiểm tra lại hệ thống đường ống, dàn nóng hoặc dàn lạnh xem có hở ở chỗ nào không, nếu có thì bạn hàn lại là được.

Lưu ý khi sử dụng điều hòa Gree

Lưu ý khi sử dụng điều hòa Gree

Để sử dụng điều hòa Gree nói riêng và các loại điều hòa khác nói chung một cách hiệu quả nhất, bạn hãy lưu ý những điều sau: 

  • Cài đặt nhiệt độ điều hòa ở mức vừa phải: 26°C là nhiệt độ điều hòa được khuyến khích sử dụng. Việc để nhiệt độ điều hòa quá thấp khiến chênh lệch nhiệt bên trong phòng với ngoài môi trường quá lớn có thể gây ra sốc nhiệt. Bên cạnh đó, để nhiệt độ này cũng giúp bạn tiết kiệm khá nhiều điện năng khi vận hành điều hòa.
  • Treo máy lạnh ở độ cao vừa phải: Máy lạnh nên được lắp ở vị trí cao hơn đầu, khoảng từ 1m7 trở lên so với sàn nhà. Tuy nhiên bạn cũng không nên lắp máy ở vị trí quá cao khiến gió mát chưa kịp thổi xuống đã bị hút ngược lên. 
  • Sử dụng chức năng hút ẩm: Ở miền Bắc thường xảy ra tình trạng không khí có độ ẩm cao khiến thời tiết mùa hè trở nên ngột ngạt, về mùa đông xuân dễ xảy ra nồm ẩm. Vì vậy, khi gặp hiện tượng ẩm cao bạn hãy sử dụng chức năng hút ẩm (dry) thay vì sử dụng chế độ làm lạnh (cool). Chế độ này không chỉ làm tan bớt hơi ẩm trong không khí mà còn giúp tiết kiệm điện và hạn chế những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. 
  • Không nên mở điều hòa trong thời gian dài: Mở điều hòa trong thời gian dài có thể khiến phòng bị bí hơi, oxy không đủ để cung cấp cho cơ thể gây mệt mỏi, buồn ngủ, hít thở khó khăn hoặc có thể bị cảm. Vì vậy, tốt nhất, bạn nên bật điều hòa khoảng 3 tiếng rồi mở cửa phòng để thực hiện trao đổi khí với bên ngoài.
  • Đặt chậu nước hoặc sử dụng máy tạo ẩm: Đặt một chậu nước hoặc sử dụng máy tạo ẩm trong phòng điều hòa sẽ giúp hạn chế tình trạng khô da, khô tóc, khô niêm mạc... khi ngồi điều hòa lâu.
  • Mở máy lạnh trước rồi mới đóng cửa sổ: Bạn nên mở máy lạnh một vài phút để chất bẩn trong máy lạnh thoát ra ngoài rồi hãy đóng cửa sổ. Việc này có thể tránh được rất nhiều bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, ho, hắt hơi, viêm mũi... 
  • Không tắt điều hòa khi ra ngoài trong thời gian ngắn: Bật - tắt điều hòa trong thời gian ngắn khiến máy tiêu tốn nhiều điện năng cũng như giảm độ bền của máy nhanh hơn.

Trên đây là bảng mã lỗi điều hòa Gree và một số lưu ý khi sử dụng điều hòa mà bạn nên biết. Hy vọng những thông tin mà META chia sẻ sẽ có ích với bạn. Đừng quên tham khảo thêm một số sản phẩm như máy tạo ẩm, quạt, đèn xông tinh dầu, máy lọc không khí.

Bạn đang xem: Bảng mã lỗi điều hòa, máy lạnh Gree và cách sửa chữa

Chuyên mục: Điện lạnh

Chia sẻ bài viết