Bật điều hòa 16 độ C tưởng mát hơn ai ngờ tiền điện tăng vài lần

Vào những ngày nắng nóng đỉnh điểm như hiện nay, nhu cầu sử dụng điều hòa lại càng tăng cao hơn bao giờ hết. Rất nhiều người điều chỉnh nhiệt độ điều hòa ở mức thấp nhất (16 độ C) với mong muốn tận hưởng làn gió mát thế nhưng đến cuối tháng họ lại phải "méo mặt" vì tiền điện tăng lên tới gấp 3, gấp 4 lần bình thường. Vậy đâu là nguyên nhân? Theo dõi bài viết này của chúng tôi để có được lời giải đáp bạn nhé.

Bật điều hòa 16 độ C tưởng mát hơn ai ngờ tiền điện tăng vài lần - Nguyên nhân do đâu?

Remote không quyết định độ mát của căn phòng

Để biết được 1 căn phòng có thể mát đến độ nào là "kịch khung", bạn cần quan tâm đến các yếu tố cơ bản như công suất làm lạnh của điều hòa, diện tích của căn phòng cùng các điều kiện bảo ôn của phòng như độ dày của tường, việc sắp xếp đồ đạc trong phòng, phòng có trang bị tấm chống nóng hay phản quang bên ngoài nhà hay không, phòng ở hướng nào, có tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời không...

Chúng tôi lấy ví dụ để bạn dễ hiểu: Một căn phòng diện tích 20 mét vuông chứa khá nhiều đồ đạc, sử dụng máy lạnh 9000 BTU, có cửa sổ hướng Tây cùng 3 mặt tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Bạn nghĩ rằng nhiệt độ căn phòng này có thể hạ tới bao nhiêu vào những ngày thời tiết lên đến 41 độ như những ngày gần đây? Chúng tôi dám chắc, nhiệt độ phòng không thể nào giảm được xuống đến 35 độ C. Bạn có tin không?

Cài đặt nhiệt độ điều hòa thấp rất tốn điện

Đây là điều hiển nhiên, không thể chối cãi. Và nếu bạn để nhiệt độ phòng quá thấp thì cũng đừng ngạc nhiên khi cuối tháng tiền điện của gia đình mình lại tăng gấp 3, gấp 4 lần so với thông thường.

Trên thực tế, điều hòa là 1 thiết bị vô cùng thông minh, nó luôn có những cảm biến nhiệt độ ẩn. Điều hòa hoạt động bằng cách ở giai đoạn đầu nó tăng công suất làm lạnh lên mức tối đa nhằm cố đưa nhiệt độ đo được trong phòng về mức mà bạn điều chỉnh trên remote.

Khi nhiệt độ phòng đã về được mức mà bạn mong muốn, điều hòa sẽ tự động giảm công suất xuống tối thiểu hoặc thậm chí là ngừng hẳn khả năng làm lạnh chờ đến khi nào nhiệt độ phòng cao hơn thì mới tiếp tục tăng công suất. Những lúc nghỉ như thế, điều hòa tiêu hao khá ít năng lượng và chủ yếu duy trì quạt gió.

Còn trong điều kiện nắng nóng đỉnh điểm, nhiệt độ ngoài trời lên tới trên 40 độ C như những ngày gần đây thì khi set nhiệt độ trên remote 16 độ C nhưng điều hòa không thể nào kéo nhiệt độ thực tế của phòng xuống được mức đó. Điều này lý giải cho việc tại sao bạn mở điều hòa 16 độ nhưng vẫn chưa thấy mát như những ngày bình thường. Trong khi đó, theo thuật toán được cài đặt sẵn, điều hòa vẫn sẽ chạy max công suất suốt thời gian bạn sử dụng điều hòa bởi thực tế là nhiệt độ phòng chưa thể nào đạt đến mức 16 độ như bạn mong muốn. Chính vì thế, bật điều hòa ở nhiệt độ thấp càng lâu bao nhiêu thì hóa đơn tiền điện của gia đình bạn lại càng tăng lên chóng mặt bấy nhiêu.

Sử dụng điều hòa

Nên để nhiệt độ điều hòa ở mức bao nhiêu vào những ngày nắng nóng đỉnh điểm?

Đọc đến đây chắc hẳn bạn đã thấy được sai lầm của mình khi sử dụng điều hòa rồi đúng không? Đừng bao giờ nuôi ý định cài đặt nhiệt độ điều hòa thật thấp, chênh lệch nhiệt với nhiệt độ bên ngoài thật cao để mong mát hơn.

Trong những ngày nắng nóng, bạn cũng chỉ nên chỉnh điều hòa ở mức khoảng 26 - 28 độ C, đồng thời sử dụng thêm máy tạo ẩm, máy phun sương hay quạt điện để không khí trong phòng thoáng mát hơn. Ở mức nhiệt độ này, điều hòa vẫn có khả năng "nghỉ ngơi" đồng thời cũng giúp hóa đơn tiền điện của gia đình bạn giảm thiểu và giúp máy hoạt động bền bỉ hơn đấy.

Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý đóng kín cửa khi sử dụng điều hòa, sắp xếp vật dụng trong phòng ngăn nắp, hợp lý, hạn chế lắp điều hòa ở hướng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên... 

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này. Chúc bạn sẽ vượt qua những ngày nắng nóng đỉnh điểm một cách nhẹ nhàng với những tờ hóa đơn điện không tăng cao chóng mặt nhé.

Bạn đang xem: Bật điều hòa 16 độ C tưởng mát hơn ai ngờ tiền điện tăng vài lần

Chuyên mục: Điện lạnh

Chia sẻ bài viết