Chế độ Cool và Dry của điều hòa, máy lạnh: Nên để cái nào?

Chế độ Cool và Dry của điều hòa có gì khác nhau, nên để cái nào... đó là những thắc mắc mà rất nhiều người dùng điều hòa vẫn chưa hiểu rõ. Vì vậy, trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về hai chế độ điều hòa trên để có thể chúng một cách hợp lý, giúp nâng cao sức khỏe cũng như tiết kiệm điện năng cho gia đình bạn nhé! 

Chế độ Cool và Dry của điều hòa có gì khác nhau, nên để cái nào... đó là những thắc mắc mà rất nhiều người dùng điều hòa vẫn chưa hiểu rõ. Vì vậy, trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về hai chế độ điều hòa trên để có thể chúng một cách hợp lý, giúp nâng cao sức khỏe cũng như tiết kiệm điện năng cho gia đình bạn nhé!

Chế độ Cool là gì? Chế độ Dry là gì?

Chế Cool và Dry là hai chế độ rất quen thuộc trên các thiết bị điều hòa, máy lạnh, tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ hai chế độ này là gì, có ý nghĩa và tác dụng như thế nào.

Chế độ Cool và Dry trên điều hòa là gì?

Chế độ Cool (hay còn gọi là chế độ làm lạnh): Trong chế độ này, máy lạnh sẽ giảm nhiệt độ phòng xuống mức thấp và duy trì nhiệt độ, độ ẩm trong phòng ở mức ổn định, đủ để bạn cảm thấy dễ chịu. Chế độ này thường được sử dụng trong những ngày nhiệt độ ngoài trời ở mức khá cao, độ ẩm không khí thấp. 

Chế độ Dry (hay còn gọi là chế độ làm khô): Khi sử dụng chế độ này, máy lạnh sẽ giảm độ ẩm trong phòng của bạn xuống, trong khi đó, quạt và hệ thống của máy lạnh vẫn chạy nhưng không tỏa ra khí lạnh. Chế độ này khá phù hợp với những khoảng thời gian thời tiết mưa ẩm, độ ẩm không khí cao từ 60% trở lên. 

Tham khảo thêm lựa chọn điều hòa theo thương hiệu & Công suất phù hợp diện tích sử dụng: 

Chế độ Cool và Dry có gì khác nhau?

Để hiểu rõ hơn sự khác biệt của hai chế độ điều hòa này, chúng ta hãy cùng xem mỗi chế độ có ưu - nhược điểm gì nhé!

Ưu - nhược điểm của chế độ Cool

Ưu - nhược điểm của chế độ Cool

Ưu điểm

  • Làm lạnh, giảm nhiệt độ phòng và duy trì nhiệt độ, cân bằng độ ẩm để tạo ra sự thoải mái cho cơ thể. 
  • Phù hợp để sử dụng trong những ngày thời tiết khô, nóng, độ ẩm không khí xuống thấp dưới 60%.

Nhược điểm

  • Trong quá trình hoạt động, động cơ thường tạo ra tiếng ồn khá lớn.
  • Ở chế độ Cool, cánh quạt phải hoạt động nhiều hơn để tạo ra luồng gió lạnh nên tiêu tốn nhiều điện năng hơn.

Ưu nhược điểm của chế độ Dry

Ưu - nhược điểm của chế độ Dry

Ưu điểm

  • Tiết kiệm điện tốt hơn so với chế độ Cool do chỉ góp phần duy trì nhiệt độ chứ không tạo ra hơi lạnh.
  • Do quạt không phải hoạt động nên khi để chế độ Dry, điều hòa sẽ ít gây tiếng ồn hơn.
  • Giảm độ ẩm, duy trì nhiệt độ trong phòng giúp cơ thể cảm thấy thoải mái, sảng khoái. 

Nhược điểm

  • Chế độ Dry làm giảm độ ẩm trong phòng, nếu sử dụng trong thời gian dài hoặc trong những ngày khô hanh có thể gây ra khô môi, khô da tay chân, da đầu... 

Nên để điều hòa, máy lạnh ở chế độ Cool hay Dry?

Nhìn chung, cả chế độ Cool và Dry đều có những ưu, nhược điểm riêng nên để quyết định được nên để điều hòa ở chế độ Cool hay Dry phần lớn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết cũng như nhu cầu của người sử dụng.

Nên để điều hòa chế độ Cool hay Dry?

Nếu như thời tiết nóng ẩm, trời chuẩn bị mưa hoặc đầu đông (độ ẩm trong phòng cao từ 60% trở lên) thì bạn nên sử dụng chế độ Dry, kết hợp với máy tạo độ ẩm để duy trì mức ẩm tốt nhất cho cơ thể. Còn nếu trong những ngày hè thời tiết nắng nóng, độ ẩm thấp gây cảm giác ngột ngạt, khó chịu thì bạn nên sử dụng điều hòa ở chế độ Cool.

Ngoài ra, bạn cũng hoàn toàn có thể sử dụng luân chuyển điều hòa giữa hai chế độ này để đem lại cảm giác thoải mái và tốt cho sức khỏe nhất. Nên sử dụng thêm quạt để giúp luồng khí lạnh lưu chuyển khắp phòng, như vậy bạn cũng sẽ không phải để nhiệt độ xuống quá thấp dẫn đến tiêu tốn điện năng và dễ gây sốc nhiệt khi ra ngoài.

Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ không còn phải băn khoăn xem máy lạnh nên để chế độ Dry hay Cool nữa.

Bạn đang xem: Chế độ Cool và Dry của điều hòa, máy lạnh: Nên để cái nào?

Chuyên mục: Điện lạnh

Chia sẻ bài viết