Bác sĩ bật mí 5 thực phẩm ''ngũ sắc nuôi ngũ tạng'' quen thuộc tới bất ngờ

Điều chỉnh chế độ ăn uống, tận dụng thực phẩm tự nhiên là cách đơn giản nhất để chúng ta cải thiện sức khỏe.

Khi nói đến thói quen ăn uống lành mạnh, "chế độ ăn uống cân bằng" chắc chắn là một cụm từ thường được nhắc đến. Để tạo nên điều này, ngoài lượng thức ăn thì lựa chọn thực phẩm cũng rất quan trọng. Trong đó, màu sắc là một trong những cách đơn giản để mô tả về sự đa dạng về thực phẩm.

Chuyên gia Dinh dưỡng và Y học cổ truyền người Hàn Quốc Park Ji-young (박치영) cho biết, tương tự như ''chế độ ăn cầu vồng'' tốt cho sức khỏe tổng thể, cũng có nhóm thực phẩm ''ngũ sắc nuôi ngũ tạng'' có thể tận dụng. Ngũ tạng bao gồm tâm (tim), can (gan), tỳ (lá lách), phế (phổi), cật (thận). Sau đây là 5 thực phẩm với 5 màu sắc khác nhau mà ông khuyên chúng ta nên ăn để bồi bổ các cơ quan nội tạng quan trọng này:

1. Thực phẩm màu trắng bổ phổi: lê

Theo bác sĩ Park, Y học cổ truyền cho rằng lê tính mát, hơi chua, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, tiêu đờm, giảm ho, thanh tâm giáng hỏa, dưỡng huyết, sinh tân dịch, nhuận trường, tiêu độc.

Bác sĩ bật mí 5 thực phẩm ngũ sắc nuôi ngũ tạng quen thuộc tới bất ngờ-1
Lê hấp đường phèn là bài thuốc bổ phổi, trị ho được nhiều người tin tưởng (Ảnh minh họa)

Quả lê vốn nổi tiếng là tốt cho sức khỏe, nhất là hệ hô hấp. Do nó chứa nhiều chất dinh dưỡng như axit malic, axit citric, carotene, vitamin B1, B2, C… có chức năng hỗ trợ làm sạch phổi tốt. Ăn lê giúp cải thiện tình trạng viêm ở bệnh nhân bị viêm phổi.

Các nghiên cứu cho thấy quả lê có thể chống lại ung thư trực tràng và ung thư phổi. Cụ thể, một nghiên cứu trên 478.000 người của Trung tâm nghiên cứu ung thư Đức người cho thấy ăn nhiều lê giúp giảm nguy cơ phát triển ung thư phổi. Các nhà nghiên cứu giải thích, sở dĩ quả lê có tác dụng chống ung thư là nhờ có chứa chất chống oxy hóa anthocyanin - có tác dụng cản trở sự hình thành và phát triển của khối u. Một số thực phẩm màu trắng khác tốt cho phổi là củ cải trắng, rễ cây cát cánh…

2. Thực phẩm màu xanh bổ gan: rau chân vịt

Rau chân vịt có nhiều tên gọi khác nhau như rau bina, cải bó xôi… Đây là loại rau lá xanh có hàm lượng dinh dưỡng rất cao và tốt cho sức khỏe, làm đẹp. Nhưng ít người biết rằng loại rau này còn là ''vua dưỡng gan''.

Hàm lượng glutathione khá dồi dào trong rau chân vịt được đánh giá là có thể hỗ trợ thúc đẩy hoạt động của các men giải độc gan rất tốt. Hàm lượng chlorophyll trong loại rau này hỗ trợ trung hòa các kim loại nặng, thanh lọc gan. Vitamin A, C, K cùng những chất chống oxy hóa khác góp phần đẩy lùi gốc tự do gây hại, thúc đẩy chữa lành tổn thương ở người xơ gan, gan nhiễm mỡ.

Y học cổ truyền cũng cho rằng thường xuyên ăn rau chân vịt giúp tăng cường tuần hoàn gan - khí, giải tỏa ứ đọng ở gan mà còn loại bỏ lượng cholesterol dư thừa trong cơ thể, từ đó thúc đẩy tuần hoàn máu, dưỡng ẩm gan. Tương tự, các loại rau họ cải, đặc biệt là bông cải xanh cũng rất tốt cho gan.

3. Thực phẩm màu đen bổ tim: đậu đen

Nhóm thực phẩm họ đậu vốn tốt cho trái tim và mạch máu, não bộ, ăn thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Trong đó, Y học cổ truyền từ lâu đã tận dụng đậu đen để bồi bổ tim.

Đậu đen chứa nhiều chất dinh dưỡng thực vật, protein, kali, chất xơ, vitamin B6 và folate. Sự kết hợp các chất dinh dưỡng đó có nghĩa là loại đậu quen thuộc này có thể làm giảm cholesterol. Chất xơ hòa tan cực cao có trong đậu đen giúp giảm tổng lượng cholesterol trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tim hiệu quả hơn hẳn các loại đậu khác.

Chưa kể, đậu đen rất giàu chất chống oxy hóa, như các polyphenol (đặc biệt là anthocyanin) và các flavonoid bao gồm catechin, myricetin, kaempferol và quercetin. Các chất này giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm - một trong những nguyên nhân gây góp phần gây bệnh tim, đồng thời sửa chữa tế bào và chống ung thư. Một số thực phẩm màu đen tốt cho tim khác bạn có thể tận dụng là việt quất, gạo lứt, óc chó đen…

4. Thực phẩm màu đỏ tốt cho lá lách: thịt bò

Bác sĩ bật mí 5 thực phẩm ngũ sắc nuôi ngũ tạng quen thuộc tới bất ngờ-2
Tuy giàu dinh dưỡng nhưng không nên ăn thịt bò một cách vô tội vạ (Ảnh minh họa)

Bác sĩ Park chia sẻ, theo y học cổ truyền, thịt bò vị ngọt tính bình có tác dụng bổ tỳ ích vị, bổ khí, dưỡng huyết, cường gân tráng cốt. Dùng cho các chứng tỳ vị hư nhược như gầy yếu sụt cân, ăn uống không tiêu, bệnh đầy bụng, chán ăn, phù nề, đau lưng mỏi gối, bệnh đái tháo đường…

Từ xa xưa, thịt bò đã được được coi là ''thần dược'' khi bồi bổ lá lách. Loại thịt này giàu protein, lại dễ hấp thu, đa dạng cách chế biến nên rất phù hợp để bồi bổ, tăng cường sức đề kháng cho toàn bộ cơ thể.

Đặc biệt, bản thân thịt bò còn có chức năng bổ khí, dưỡng huyết, bồi bổ chức năng tỳ vị, thích hợp cho người cơ thể suy nhược, tỳ vị suy giảm chức năng, cần điều hòa cơ thể. Vì rất giàu sắt, kẽm và các vitamin B2, B6, B12 ...

Nhưng khi chế biến cần lưu ý dùng ít hương liệu, gia vị, không nên nấu với nhiều dầu mỡ và nên ăn thịt bò nấu chín hoàn toàn. Cũng không nên ăn quá nhiều để tránh tạo ra gánh nặng cho các cơ quan nội tạng khác. Còn một số thực phẩm màu đỏ tốt cho lá lách khác như: táo, dâu tây, kỳ tử, ớt chuông đỏ…

5. Thực phẩm màu cam tốt cho thận: cà rốt

Cà rốt có chứa carotene giúp cho chúng ta phòng ngừa được bệnh ung thư, thải độc tố và các kim loại nặng từ thận. Vì vậy, nên ăn nhiều cà rốt sẽ giúp những người bị bệnh thận mau chóng hồi phục và khỏe mạnh.

Đồng thời, cà rốt chứa nhiều chất dinh dưỡng các như vitamin A, vitamin C, vitamin K, kali.. và chất chống oxy hóa giúp bảo vệ thận khỏi tổn thương do các gốc tự do gây ra. Ngoài ra còn giúp ngăn ngừa sỏi thận, giúp tăng cường đào thải canxi và oxalat ra khỏi cơ thể, cải thiện chứng viêm thận.

Bác sĩ bật mí 5 thực phẩm ngũ sắc nuôi ngũ tạng quen thuộc tới bất ngờ-3
Nước ép cà rốt rất tốt để thải độc, bồi bổ thận (Ảnh minh họa)

Cách ăn cà rốt tốt nhất cho thận là dùng nước ép, nhưng không nên thêm đường hoặc uống quá nhiều để tránh tác dụng phụ. Ngoài ra, có thể ăn các thực phẩm có màu cam - vàng khác tốt cho thận như ớt chuông, đu đủ, cam…

Nguồn và ảnh: Good Morning Health, Asia One

 

Bạn đang xem: Bác sĩ bật mí 5 thực phẩm ''ngũ sắc nuôi ngũ tạng'' quen thuộc tới bất ngờ

Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe

Chia sẻ bài viết