Ăn na có tác dụng gì? Tác dụng của quả na

Ăn na có tác dụng gì? Tác dụng của quả na như thế nào? Mời bạn theo dõi bài viết này của chúng tôi để có được câu trả lời nhé.

Tìm hiểu đôi chút về quả na

Quả na (miền Nam gọi là quả mãng cầu ta) là một loại trái cây thơm ngon thuộc họ mãng cầu. Quả na có tên khoa học là Annona reticulata. Hiện nay có rất nhiều giống na, ví dụ như na dai, quả na bở... Mỗi loại có những đặc điểm riêng thế nhưng nhìn chung thành phần dinh dưỡng và tác dụng của chúng đều giống nhau.

Không chỉ thơm ngon, có vị ngọt và ăn rất mềm, quả na còn là nguồn cung cấp các vitamin và khoáng chất dồi dào, cần thiết cho cơ thể.

Một quả na có kích cỡ trung bình tầm khoảng 150 gam có thể chứa đến 56,3mg vitamin C, tương đương với 75% lượng vitamin C thiết yếu mỗi ngày cho một người phụ nữ và 62% vitamin C thiết yếu mỗi ngày cho một người đàn ông.

Bên cạnh đó, na còn rất giàu chất xơ và carbonhydrate. Một quả na nặng 150 gam có thể cung cấp 6,8g chất xơ tương ứng 18% chất xơ cần thiết cho con người mỗi ngày.

Ngoài ra, trái na còn chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu khác như protein, kẽm, kali, photphat, magie, sắt, vitamin B1, B2, B3, B5, B6…

Ăn na có tác dụng gì

Ăn na có tác dụng gì? Ăn quả na có tốt không?

Ăn na có tác dụng gì? Ăn quả na có tốt không? Đây là câu hỏi mà khá nhiều người băn khoăn. Dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn nắm được một số tác dụng của quả na.

  • Ngăn ngừa tái phát bệnh hen suyễn: Nhờ nguồn vitamin C, vitamin B6  và chất chống oxy hóa dồi dào mà trái na có thể làm giảm nguy cơ hen suyễn hiệu quả. Ăn na có thể làm giảm tình trạng viêm nhiễm đường dẫn khí, giúp đường thở thông thoáng hơn, ngăn ngừa các cơn ho hiệu quả. Chính vì vậy, nếu đang gặp phải các vấn đề về hen suyễn, bạn nhớ bổ sung loại quả này vào khẩu phần ăn hằng ngày nhé.
  • Giúp ổn định đường huyết: Thành phần của quả na có chứa nhiều chất xơ chính vì thế, nó hiệu quả trong việc ngăn chặn sự tấn công của bệnh tiểu đường loại 2. Ngoài ra, loại quả này còn giúp giảm lượng đường hấp thụ vào cơ thể.
  • Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư: Hợp chất acetogenin và alkaloid được tìm thấy trong quả na có tác dụng rất tốt trong việc điều trị tận gốc các tổn thương tiền ung thư da, qua đó, giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư da. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng chứng minh rằng tannin và astringent trong vỏ quả na có tác dụng chữa trị và kìm hãm các tế bào khối u và ung thư.
  • Hỗ trợ tiêu hóa: Nhờ vào thành phần chất xơ dồi dào mà quả na có thể hỗ trợ dạ dày tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Bên cạnh đó, chúng còn giúp loại bỏ độc tố của cơ thể, làm giảm nguy cơ táo bón, đau dạ dày hay ợ nóng...
  • Tái tạo và nuôi dưỡng làn da: Na là nguồn cung cấp các loại vitamin dồi dào như vitamin C, vitamin A, vitamin B cùng nhiều chất chống oxy hóa giúp cho làn da khỏe, đẹp, tươi trẻ hơn. Quả na cũng có tác dụng tích cực giúp làm chậm quá trình lão hóa, ngừa nám, làm trẻ hóa các tế bào da. Bên cạnh đó, na cũng giúp kích thích sản sinh ra collagne để tăng độ đàn hồi cho da.
  • Tốt cho phụ nữ mang thai: Trái na có chứa nhiều axit folic - một trong những chất thiết yếu đối với phụ nữ mang thai giúp ngăn ngừa những khuyết tật của ống thần kinh cho bào thai. Bên cạnh đó, quả na cũng là nguồn dinh dưỡng cần thiết, an toàn cho các mẹ sau sinh, giúp ích rất nhiều cho quá trình sản xuất sữa mẹ.
  • Hỗ trợ điều trị viêm nhiễm: Quả na có thể hỗ trợ điều trị các tình trạng viêm nhiễm ở da như chàm bội nhiễm, vảy nến, á sừng, áp-xe… nhờ vào thành phần vitamin C dồi dào.
  • Tốt cho người thiếu máu: Nhờ hàm lượng sắt cao mà quả na được xem là siêu thực phẩm dành cho người thiếu máu. Người mới ốm dậy, phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh đều có thể ăn na để bổ sung sắt và ngăn ngừa nguy cơ táo bón. Đặc biệt những người bị thiếu máu do thiếu sắt cũng rất nên bổ sung loại quả này vào thực đơn hằng ngày.
  • Tốt cho mắt: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, lượng lutein cao giúp thị lực của mắt tốt hơn và nguy cơ thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác (AMD) thấp hơn. Lutein cũng có thể bảo vệ chống lại các vấn đề về mắt khác bao gồm đục thủy tinh thể gây ra thị lực kém và giảm thị lực.Và thật tuyệt vời khi hợp chất này lại có nhiều trong quả na. Chính vì vậy, bạn có thể bổ sung quả na vào khẩu phần ăn để tăng cường sức khỏe cho đôi mắt nhằm chống lại các tình trạng như thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể.

Ăn na có tác dụng gì

Một vài lưu ý khi ăn na để tốt cho sức khỏe

Trong na có chứa chất annonacin là một chất độc có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến não và hệ thần kinh. Trên thực tế, nghiên cứu khoa học đã chứng minh loại chất này có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson. Và chất này có trong hạt và vỏ quả na. Chính vì thế, khi ăn na, bạn cần lưu ý:

  • Khi ăn quả na, bạn cần lưu ý nên ăn các quả chín mềm, không ăn quả xanh hoặc chưa chín kỹ sẽ dẫn tới hấp thụ nhiều chất annonacin không tốt cho cơ thể.
  • Không nên cắn vỡ hạt na, không nhai hoặc nuốt hạt na. Nếu lỡ nuốt phải hạt na bạn không nên quá lo lắng vì vỏ của hạt na rất dày và cũng dễ dàng đào thải qua đường tiêu hóa.
  • Ngoài ra, những người bị béo phì, mụn nhọt hay suy thận cũng cần cẩn trọng khi ăn na.

Hi vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết được ăn na có tác dụng gì, tác dụng của quả na là gì. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết,

Bạn đang xem: Ăn na có tác dụng gì? Tác dụng của quả na

Chuyên mục: Tra cứu thông tin

Chia sẻ bài viết