9 quy tắc cơ bản về bố cục nhiếp ảnh để có được bức ảnh đẹp và ấn tượng

Bạn có bao giờ tự hỏi những điều gì đã biến một bức ảnh thành một tác phẩm nghệ thuật? Hay cái cách mà một bức ảnh truyền tải những nội dung, những thông điệp ý nghĩa đến cho người xem. Cái mà chúng ta đang đề cập đến đó chính là bố cục trong nhiếp ảnh. Vậy bố cục trong nhiếp ảnh là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Bạn có bao giờ tự hỏi những điều gì đã biến một bức ảnh thành một tác phẩm nghệ thuật? Hay cái cách mà một bức ảnh truyền tải những nội dung, những thông điệp ý nghĩa đến cho người xem. Cái mà chúng ta đang đề cập đến đó chính là bố cục trong nhiếp ảnh. Vậy bố cục trong nhiếp ảnh là gì? Hãy cùng Điện máy XANH tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1Bố cục trong nhiếp ảnh là gì?

Các quy tắc bố cục trong nhiếp ảnh

Trước hết chúng ta phải xác định “bố cục” là gì. Bố cục là cách bạn đặt chủ đề của mình vào trong bức ảnh. Điều này giúp hướng mắt người xem tới các yếu tố tạo nên điểm nhấn cho bức ảnh của bạn.

Một bố cục đẹp có thể giúp tạo ra một kiệt tác ngay cả những vật thể hoặc đối tượng buồn tẻ nhất. Mặt khác, một bố cục xấu có thể làm hỏng hoàn toàn một bức ảnh dù chủ đề có thú vị như thế nào. 

Sau đây chúng ta sẽ bắt đầu với các kỹ thuật bố cục nổi tiếng nhất.

2Các nguyên tắc cơ bản về bố cục trong nhiếp ảnh:

Nguyên tắc 1/3 

Nguyên tắc bố cục 1/3 trong nhiếp ảnh

Đây là một trong những kỹ thuật chụp được nói đến nhiều nhất. Có lẽ bởi vì nó rất đơn giản để thực hiện. Tất cả những gì bạn cần làm là chia khung hình của bạn thành 9 ô vuông như trong ảnh. 

Bằng cách đặt đối tượng của bạn vào một trong bốn điểm mà các đường phân chia này giao nhau, bạn sẽ tạo nên những bức ảnh đầy thu hút, cân đối và tập trung hơn vào chủ thể thay vì đặt chủ thể ở chính giữa bức khung hình.

Các đường tam giác

Bố cục các đường tập trung trong nhiếp ảnh.

Hình ảnh về cây cầu kết hợp nhiều hình tam giác và đường chéo vào cảnh. Cây cầu chính nó là một hình tam giác. Ngoài ra, còn có một số hình tam giác “ẩn” trong cảnh vật. Các đường dẫn hướng bên phải của khung cùng tất cả tam giác đều gặp nhau tại cùng một điểm. Cả hai kỹ thuật đã được kết hợp để tạo nên kịch tính cho bức ảnh.

Sử dụng các đường cong

Bố cục đường chéo trong nhiếp ảnh.

Sử dụng bố cục đường cong các bức ảnh sẽ tạo cảm giác hiệu ứng ảnh chuyển động tốt hơn.

Bạn có thể sử dụng các đường cong để truyền đạt cảm giác bình tĩnh hoặc đưa người xem vào một hành trình có điểm đến nằm ngoài bức ảnh. Điều này thật giúp họ có cảm giác như đang được du lịch trong chính bức ảnh của bạn.

Nguyên tắc tạo khung

Nguyên tắc tạo khung trong nhiếp ảnh

Đóng khung trong nhiếp ảnh có nghĩa là tạo ra một khung hình ảnh trực quan nhằm thu hút sự chú ý đến một khu vực cụ thể trong bức ảnh. Chụp một đối tượng qua khung hoặc không gian trong một đối tượng khác là một cách hiệu quả để khắc họa chiều sâu, tạo điểm thu hút cho cảnh vật. Khung có thể là những vật tự nhiên như cành cây hoặc mỏm đá. Nó cũng có thể là các kiến ​​trúc như ô cửa sổ hoặc mái vòm.

Trong bức ảnh chụp quảng ở trên, mái vòm đóng vai trò tạo khung cho nhà thờ và lầu chuông ở phía cuối quảng trường. Việc sử dụng góc nhìn qua khung hình là một đặc điểm phổ biến của tranh vẽ trong thời kỳ Phục hưng để miêu tả chiều sâu.

Độ sâu trường ảnh

Bố cục được tạo nên từ tiền cảnh và chiều sâu của bức ảnh

Độ sâu trường ảnh khi chụp chủ yếu phụ thuộc vào đối tượng mà bạn hướng đến, có tác động ít nhiều đến bố cục của bức ảnh.

Nếu bạn chụp ảnh chân dung nên sử dụng khẩu độ lớn ( f nhỏ) để làm mờ hậu cảnh, kỹ thuật này sẽ giúp tách biệt chủ thể với môi trường xung quanh. Ngược lại sử dụng khẩu độ nhỏ ( f lớn) để tối đa hóa độ sâu của trường ảnh khi chụp phong cảnh, tức là càng nhiều thành phần xuất hiện càng rõ nét càng tốt.

Lấp đầy khung hình

Bố cục lấp đầy khung hình.

Ý tưởng của việc lấp đầy khung hình là loại bỏ các yếu tố gây dư thừa cho hình ảnh, để lại ít hoặc không có không gian xung quanh, cách này có thể rất hiệu quả trong một số tình huống nhất định. Nó giúp người xem tập trung vào chủ đề chính mà không có bất kỳ sự phân tâm nào. Nó cũng cho phép người xem quan sát chi tiết của một đối tượng mà không thể quan sát được nếu chụp từ xa.

Ví dụ: Nếu bạn muốn chụp một đứa trẻ đang đứng trong công viên đông đúc, bạn có thể phóng to, loại bỏ các yếu tố dư thừa, không liên quan và chỉ cần tập trung vào đứa trẻ.

Tập trung hơn vào đôi mắt

Bố cục tập trung hơn vào đôi mắt

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, chính là một nét đẹp nghệ thuật độc đáo nếu bạn biết cách khai thác nó. Sử dụng bố cục này bạn hãy đặt đúng mắt trái hoặc mắt phải vào phần trung tâm của bố cục bức ảnh. Điều này sẽ tạo nên ấn tượng rằng đôi mắt của đối tượng đang dõi theo bạn.

Hình mẫu và sự lặp lại 

Bố cục hình mẫu và sự lặp lại

Các đối tượng có khoảng cách đều nhau, giống hệt nhau có thể được sắp xếp để tạo ra các mẫu lặp đi lặp lại trong ảnh của bạn. 

Thông thường trong một bức hình, người ta chỉ lấy một vài cảnh để làm điểm nhấn, tuy nhiên nếu chúng ta nhân bản, hay còn được gọi là chụp ảnh lặp lại các đối tượng lại khiến bức ảnh trở nên dễ gần và cuốn hút. Sẽ tuyệt vời hơn nếu các hình mẫu này có sự phân cách vì điều này tạo ra một số nét tương phản cho bức ảnh.

Chụp ảnh đối xứng

Bố cục đối xứng trong nhiếp ảnh

Hình ảnh có thể được phân chia theo chiều dọc hoặc chiều ngang để tạo ra một đường đối xứng. Có những trường hợp đặt chủ đề chính ở trung tâm khung hình thực sự đem lại hiệu quả cao. 

Sự phản chiếu là một ví dụ tuyệt vời về tính đối xứng, những dạng đối xứng khác có thể được tìm thấy trong tự nhiên hay được sắp đặt. Khi chụp ảnh đối xứng, hãy bắt đầu ở giữa đối tượng và đảm bảo máy ảnh song song với đối tượng.

Hy vọng với cách bố trí bố cục trong nhiếp ảnh trên sẽ giúp bạn có những bức ảnh đẹp và ấn tượng.

Chúc các bạn thành công.

Bạn đang xem: 9 quy tắc cơ bản về bố cục nhiếp ảnh để có được bức ảnh đẹp và ấn tượng

Chuyên mục: Máy ảnh

Chia sẻ bài viết