Khẩu độ máy ảnh, ống kính là gì? Ảnh hưởng gì đến việc chụp ảnh?

Dù có kích thước nhỏ, nhưng khẩu độ đóng vai trò rất quan trọng trong máy ảnh. Nếu bạn thắc mắc khẩu độ trong máy ảnh là gì và có ảnh hưởng như thế nào trong việc chụp hình thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé! 

Dù có kích thước nhỏ, nhưng khẩu độ đóng vai trò rất quan trọng trong máy ảnh. Nếu bạn thắc mắc khẩu độ trong máy ảnh là gì và có ảnh hưởng như thế nào trong việc chụp hình thì hãy cùng Điện máy XANH tìm hiểu ngay nhé! 

1 Khẩu độ là gì?

Khẩu độ là độ mở của ống kính giúp điều tiết lượng ánh sáng đi vào đến cảm biến của máy ảnh.

Khẩu độ của ống kính càng lớn tức là trong một khoảng thời gian nhất định lượng ánh sáng mà cảm biến (hoặc phim) nhận được càng nhiều. Máy ảnh điều chỉnh tăng giảm khẩu độ thông qua việc đóng hoặc mở các lá khẩu.

Khẩu độ trong máy ảnh

2Ý nghĩa của khẩu độ

Khẩu độ có ảnh hưởng thế nào đến phơi sáng?

Khẩu độ ảnh hưởng rất nhiều đến các hiệu ứng của một bức ảnh, trong đó có độ phơi sáng (exposure).

Nói một cách đơn giản, khẩu độ giúp bạn điều chỉnh độ sáng của một bức ảnh. Khi bạn mở khẩu lớn, lượng ánh sáng đi vào đến cảm biến sẽ nhiều, giúp ảnh sáng hơn. Và ngược lại, khi mở khẩu bé, lượng ánh sáng vào đến cảm biến ít, khiến ảnh tối hơn.

Khẩu độ có ảnh hưởng đến phơi sáng

Giá trị chữ số về chênh lệch khẩu độ được gọi là số f, các tiêu chuẩn về số f như: f/1.4, f/2, f/2.8, f/4, f/5.6, f/8,… Khi bạn mở khẩu thì số f sẽ giảm đi, khi khép khẩu thì số f sẽ tăng lên.

Vùng ảnh đúng nét càng nhỏ khi số f càng nhỏ, ngược lại thì khi số f lớn, vùng ảnh đúng nét càng lớn hơn. Số f lớn dẫn đến ảnh sắc nét đến tận hậu cảnh cho bức ảnh của bạn.

giá trị phơi sáng

Khi số f nhỏ nhất, bạn sẽ có được khẩu độ tối đa, khẩu độ này cho phép lượng ánh sáng đi vào lớn nhất và bạn cũng sở hữu được hiệu ứng xóa phông nổi bật nhất.

Vì vậy, khi chụp ảnh ở những môi trường thiếu sáng, bạn nên mở khẩu lớn hết cỡ để thu được lượng ánh sáng nhiều nhất có thể.

Khẩu độ có ảnh hưởng thế nào đến độ sâu trường ảnh?

Độ sâu trường ảnh (Depth of Field) là thuật ngữ dùng để diễn tả vùng rõ nét của một bức ảnh.

Khi khẩu độ càng nhỏ thì độ sâu trường ảnh cũng tăng lên, tất cả các đối tượng ở tiền cảnh và hậu cảnh đều được đảm bảo đúng nét.

Khi khẩu độ máy ảnh được mở rộng ở mức tối đa thì độ sâu trường ảnh sẽ nông hơn, tách đối tượng chụp ra khỏi hậu cảnh, làm cho đối tượng được rõ néthậu cảnh sẽ nhòe đi.

Độ sâu trường ảnh

Do đó, bạn nên mở khẩu tối đa khi chụp ảnh chân dung, đem lại hiệu ứng xoá phông tuyệt đẹp cho bức ảnh của bạn. Mặc khác, khi chụp ảnh phong cảnh, bạn nên để khẩu độ nhỏ để có thể lấy được nhiều chi tiết của bức ảnh.

Khẩu độ tối đa và khẩu độ tối thiểu

Mọi ống kính đều có giới hạn về mức độ lớn hay nhỏ của khẩu độ. Nếu bạn xem các thông số kỹ thuật của ống kính của bạn, nó sẽ cho biết khẩu độ tối đa và tối thiểu là gì. Đối với hầu hết mọi người, khẩu độ tối đa sẽ quan trọng hơn, bởi vì nó cho bạn biết ống kính có thể thu được bao nhiêu ánh sáng, ảnh hưởng đến chất lượng chụp ảnh.

Ống kính có khẩu độ tối đa f/1.4 hoặc f/1.8 được coi là ống kính nhanh, vì nó có thể cho nhiều ánh sáng hơn là một ống kính có khẩu độ tối đa là f/4.0 . Đó là lý do tại sao ống kính có khẩu độ lớn thường có giá cao hơn.

Ngược lại, khẩu độ tối thiểu không quan trọng lắm, vì hầu như tất cả các ống kính hiện đại đều có thể điều chỉnh khẩu độ tối thiểu ở mức f/16. Việc chụp ảnh hàng ngày không yêu cầu khẩu độ tối thiểu quá nhỏ.

Với một số ống kính zoom, khẩu độ tối đa sẽ thay đổi khi bạn phóng to và thu nhỏ. Ví dụ, với ống kính Nikon 18-55mm f/3.5-5.6 AF-P , khẩu độ lớn nhất sẽ dịch chuyển từ f/3.5 sang f/5.6.

khẩu độ tối đa và tối thiểu

Các ống kính zoom đắt tiền hơn có khả năng duy trì khẩu độ tối đa không đổi trong khi zoom của chúng, như Nikon 24-70mm f / 2.8 . Ống kính một tiêu cự (Prime lens) thường có khẩu độ tối đa lớn hơn cả ống kính zoom, đây là một trong những lợi ích chính của chúng.

Một số ví dụ về khẩu độ

Hãy cùng xem một số ví dụ về cách khẩu độ hoạt động và ảnh hưởng của nó đến hình ảnh của bạn dưới đây nhé:

  • f/0.95 - f/1.4: Khoảng khẩu độ này chỉ có trên các ống kính một tiêu cự cao cấp, cho phép chúng thu thập rất nhiều ánh sáng, lý tưởng cho việc chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu như chụp ảnh bầu trời đêm, tiệc cưới, chân dung trong phòng thiếu sáng, sự kiện của công ty,... Với chỉ số f-stop rộng như vậy,hình ảnh thu được sẽ có được độ sâu trường rất nông ở khoảng cách gần, trong đó đối tượng sẽ xuất hiện tách biệt khỏi nền.
  • f/1.8 - f/2.0: Loại ống kính với khoảng khẩu độ này dành cho người đam mê nhiếp ảnh nhưng có khả năng thu sáng yếu hơn một chút so với khoảng phía trên, tuy nhiên vẫn hoàn toàn có thể giúp bạn tạo ra các bức ảnh đẹp. Chụp giữa f/1.8 và f/2 tạo ra ảnh có độ sâu trường ảnh phù hợp cho các đối tượng ở khoảng cách gần trong khi vẫn mang lại hiệu ứng bắt mắt dễ chịu.
  • f/2.8 - f/4: Hầu hết các ống kính zoom chuyên nghiệp đều bị giới hạn ở phạm vi f/2.8 đến f/4. Mặc dù chúng không có khả năng thu sáng như ống kính f/1.4 nhưng vẫn có thể chụp ảnh ổn định ngay cả trong điều kiện ánh sáng yếu. Phạm vi f/2.8 - f/4 thường cung cấp độ sâu trường ảnh phù hợp cho hầu hết các đối tượng và mang lại độ sắc nét tuyệt vời, phù hợp cho du lịch, thể thao, chụp ảnh động vật khi thám hiểm.
  • f/5.6 - f/8: Đây là phạm vi lý tưởng để chụp ảnh phong cảnh và kiến ​​trúc cũng như chụp ảnh nhóm. Mức khẩu độ tối đa f/5.6 thường mang lại độ sắc nét tổng thể tốt nhất.
  • f/11 - f/16: Thường được sử dụng để chụp ảnh phong cảnh, kiến ​​trúc và chụp ảnh macro. Hãy cẩn thận khi điều chỉnh xuống f-stop xuống quá f/8 vì ảnh sẽ bắt đầu mất độ sắc nét do ảnh hưởng của nhiễu xạ ống kính .
  • f/22 và nhỏ hơn: Khoảng f-stop này có độ sắc nét khá thấp, vì vậy bạn nên hạn chế sử dụng. Nếu bạn cần có tăng độ sâu trường ảnh, tốt nhất là nên di chuyển ra xa đối tượng hoặc sử dụng kỹ thuật xếp chồng tiêu điểm thay thế.

3 Cách thay đổi khẩu độ trong máy ảnh

Có 2 cách cài đặt khẩu độ:

  • Chọn chế độ “Ưu tiên khẩu độ”: Bạn sẽ được quyền tùy chỉnh khẩu độ còn máy sẽ tự chỉnh tốc độ màn trập cho bạn.
  • Chọn chế độ “Thủ công”: Bạn có thể chỉnh cả khẩu độ và tốc độ màn trập theo ý muốn

Ở chế độ thủ công, các thiết lập phơi sáng, cũng thường được các nhiếp ảnh gia gọi là "f stop", "EV" hoặc giá trị phơi sáng cho phép bạn điều chỉnh lượng ánh sáng đi vào máy ảnh. 

Tăng 1 stop khẩu độ sẽ giảm một nửa lượng ánh sáng đi vào máy ảnh. Ngược lại, giảm 1 stop khẩu độ sẽ tăng gấp đôi lượng ánh sáng đi vào máy ảnh. 

thay đổi khẩu độ trong máy ảnh

Đối với hầu hết các máy ảnh DSLR, ngoài 1 stop tiêu chuẩn, bạn còn có thể cài đặt số stop ở các khoảng tăng 1/2 và 1/3. Ví dụ, nếu bạn cài đặt 1/3 stop, phạm vi một stop hoàn chỉnh giữa f/2.8 và f/4 được chia thành 3 phần, do đó nó trở thành f/2.8→f/3.2→f/3.5→f/4. Việc sử dụng 1/3 stop cho phép bạn có thể tinh chỉnh lượng ánh sáng đi vào máy ảnh.

3Làm sao chọn được máy ảnh có khẩu độ phù hợp?

Muốn tìm máy ảnh nào phù hợp, bạn nên cân nhắc xem mình sẽ sử dụng máy ảnh với mục đích gì và dự kiến sẽ chi bao nhiêu tiền.

Hiện nay trên thị trường có loại khẩu độ cố định và loại khẩu độ động. Loại có khẩu độ cố định như f/2.8, f/2, f/1.8 thường được khuyên dùng nhiều hơn vì khả năng chụp trong điều kiện nguồn sáng yếu, không có đèn flash và khả năng xóa phông khi chụp ảnh chân dung.

Về độ lớn của khẩu độ, các loại ống kính có khẩu độ lớn như f/2.8 sẽ cho độ mờ hậu cảnh lớn (lý tưởng cho chân dung lấy nét nông), trong khi các giá trị khẩu độ nhỏ như f/8, f/11 hoặc f/16 sẽ giúp bạn chụp các chi tiết sắc nét ở cả tiền cảnh và hậu cảnh (lý tưởng cho phong cảnh, kiến ​​trúc và chụp ảnh macro).

Cách chọn khẩu độ

Hi vọng thông tin trên sẽ giúp bạn chọn mua được chiếc máy ảnh phù hợp..

Bạn đang xem: Khẩu độ máy ảnh, ống kính là gì? Ảnh hưởng gì đến việc chụp ảnh?

Chuyên mục: Máy ảnh

Chia sẻ bài viết