9 bệnh da liễu thường gặp trong mùa nồm và cách ngăn ngừa
Thời tiết nồm ẩm với độ ẩm không khí cao là điều kiện thuận lợi để nấm mốc, các vi sinh vật gây bệnh phát triển, gây ra rất nhiều bệnh da liễu. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 9 bệnh thường gặp trong mùa nồm và cách ngăn ngừa trong bài viết này nhé.
Thời tiết nồm ẩm với độ ẩm không khí cao là điều kiện thuận lợi để nấm mốc, các vi sinh vật gây bệnh phát triển, gây ra rất nhiều bệnh da liễu. Hãy cùng Điện máy XANH tìm hiểu 9 bệnh thường gặp trong mùa nồm và cách ngăn ngừa trong bài viết này nhé.
Xem nhanh
1Viêm kết mạc mùa xuân
Đây là một bệnh dị ứng ở mắt, người bị viêm có các triệu chứng đỏ cả hai mắt, chảy nước mắt, ngứa mắt, cộm mi, sợ ánh sáng. Vào mùa xuân hoa nở nhiều, phấn hoa phát tán, phấn hoa cùng các tác nhân dị ứng khác như bụi, lông thú vật, côn trùng hoặc gió, ánh nắng,… rơi vào mắt người có thể trạng dị ứng sẽ gây bệnh.
Bên cạnh đó, thời tiết càng ẩm hay không khí càng ô nhiễm thì bệnh càng nặng và có khả năng tái phát ở người có cơ địa dị ứng.
Khi thấy xuất hiện triệu chứng của bệnh, trước tiên bạn cần tránh dụi mắt. Sau đó nên nhỏ các loại thuốc rửa mắt, hoặc nước mắt nhân tạo cho trôi hết phấn hoa, bụi; cũng có thể đắp gạc lạnh cho mắt bớt ngứa. Đến gặp bác sĩ để có chỉ định sử dụng thuốc đúng đắn.
Viêm kết mạc mùa xuân không thể tránh hoàn toàn nhưng bạn cũng có thể ngăn ngừa bằng cách sau:
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, không đưa tay bẩn dụi lên mắt
- Vệ sinh nhà cửa, vị trí làm việc sạch sẽ để hạn chế bụi
- Nên đeo kính khi đi đường để hạn chế bụi hay các tác nhân có thể lây bệnh bay vào mắt.
2Viêm mũi dị ứng
Bệnh có thể gặp quanh năm nhưng cao nhất là vào mùa xuân ở những người có cơ địa dị ứng. Nguyên nhân là vì vào mùa xuân, phấn hoa phát tán khá nhiều trong không khí gây bệnh.
Những biểu hiện của bệnh đó là: ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi liên tục, nghẹt mũi rất khó chịu.
Do đó, những người có cơ địa dị ứng cần tránh đến những nơi trồng nhiều hoa, không cắm hoa trong phòng, sử dụng khẩu trang khi đi ra đường.
Nếu vô tình hít phải phấn hoa, trước tiên có thể sử dụng các loại thuốc nhỏ mũi từ nước muối vô khuẩn để làm sạch phấn hoa. Sau đó, cần đến bác sĩ để được chỉ định dùng thuốc hợp lý.
3Hen phế quản
Đứng đầu trong các bệnh hô hấp thường gặp khi trời nồm, hen phế quản được gây ra bởi các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, bụi, nấm mốc, côn trùng,...
Thời tiết thay đổi, sức đề kháng của cơ thể giảm sút nên khi người có cơ địa dị ứng hít phải những tác nhân trên sẽ gây co rút khí quản, tạo ra các cơn hen, khiến bạn khó thở, mặt mũi tím tái, nếu nặng có thể suy hô hấp.
Tùy theo mức độ của cơn hen sẽ có những biểu hiện khác nhau, cụ thể như sau:
- Đối với cơn hen phế quản nhẹ, thường xuất hiện khi gắng sức, biểu hiện là cơn ho như: ho gà, nói được câu dài không bị ngắt quãng. Nghe phổi thấy có tiếng ran rít vào cuối thì thở ra.
- Đối với hen phế quản vừa thì cơn ho xuất hiện khi gắng sức, tiếng nói ngắt quãng, bắt đầu thấy dấu hiệu co kéo lồng ngực, hõm ức, hố thượng đòn. Nghe thấy ran rít khi thở ra.
- Đối với hen phế quản nặng thì khó thở, ho khi nghỉ ngơi, cánh mũi phập phồng; hiện tượng co kéo lồng ngực, mũi ức, hố thượng đòn rất rõ; môi tím tái. Nói hoặc khóc rất khó khăn (chỉ từng từ một).
Lưu ý, trường hợp trong cơn hen phế quản có kèm theo sốt thì rất có khả năng trẻ bị viêm đường hô hấp do vi sinh vật (vi khuẩn, vi nấm hoặc virus).
Để phòng tránh các cơn hen, bạn cần bảo vệ mình trước các tác nhân gây dị ứng bằng cách sử dụng khẩu trang hoạt tính và bổ sung vitamin C cho cơ thể. Chú ý phải luôn mang theo bình xịt giãn khí quản.
4Mụn trứng cá
Không chỉ có mùa hè khi mồ hôi tiết ra nhiều, tuyến bã chứa nhiều chất nhờn mới khiến trứng cá mọc nhiều, vào mùa xuân hè với độ ẩm không khí cao, khiến vi khuẩn phát triển mạnh kết hợp da mặt luôn ẩm ướt cũng là điều kiện thuận lợi cho các chất bã nhờn bít tắc lỗ chân lông, vi khuẩn phát triển, dẫn tới các mụn bọc, mụn mủ.
Các triệu chứng của bệnh cần lưu ý:
- Trứng cá nhẹ: Có đầu đen hoặc đầu trắng kèm một số nốt sần và nốt có mủ
- Trứng cá vừa: Nốt sần màu đỏ, hơi đau, nốt có mủ nhiều hơn và có tạo sẹo nhỏ
- Trứng cá nặng: Có các cục nhỏ có viêm, đau nhiều, có phù nề và nốt sần có mủ rất nhiều, có thể gây sẹo lớn.
Khi có hiện tượng mụn trứng cá, bạn cần phải dừng ngay các món cay nóng, bổ sung thêm rau, hoa quả. Chú ý rửa mặt thật sạch trước khi đi ngủ hay ngay khi ra ngoài đường về. Không tự nặn mụn trứng cá và chú ý điều trị mụn theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Bên cạnh đó, bạn cần áp dụng một số biện pháp để ngăn ngừa tối đa mụn trứng cá như:
- Chăm sóc da hợp lý và khoa học
- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ và sinh hoạt điều độ
- Sử dụng sản phẩm điều trị mụn đúng cách, hạn chế dùng mỹ phẩm.
5Thủy đậu
Bệnh thủy đậu (hay trái rạ) là bệnh lây nhiễm do virut Varicella Zoster gây ra, có nguy cơ bùng phát thành dịch lớn vào mùa xuân, thời tiết nồm ấm.
Người tiếp xúc trực tiếp với người bệnh qua đường hô hấp (nước bọt, hắt hơi, dịch tiết từ mũi của người bệnh) hoặc qua tiếp xúc với mụn nước, tiếp xúc với quần áo, vải trải giường,... dễ bị mắc bệnh.
Khoảng 90% số người chưa chủng ngừa hoặc chưa từng bị thủy đậu sẽ bị lây bệnh nếu tiếp xúc với người nhiễm bệnh, thời gian lây bệnh thường kéo dài và người bị thủy đậu có khả năng lây nhiễm cho người khác từ 1 - 2 ngày trước khi phát ban.
Người bệnh thường có các triệu chứng: đầu tiên là xuất hiện các chấm nhỏ, ngứa ở mặt, cổ rồi đến bụng, ngực, chân,... Sau đó, các chấm này hình thành nốt phồng lớn (đường kính 3 - 4mm), chảy nước và cả mủ. Các nốt này dần khô đi, trở thành vảy và khỏi sau 5 - 7 ngày.
Thủy đậu là bệnh lành tính, nhưng nếu gãi nhiều do ngứa, làm cho mụn bị vỡ ra gây nhiễm trùng để lại sẹo lõm. Nguy hiểm hơn, vi trùng có thể xâm nhập từ mụn nước vào máu gây biến chứng như: giảm tiểu cầu, viêm tủy cắt ngang, liệt thần kinh mặt, rối loạn tiểu não, viêm cơ tim, viêm màng não, viêm thần kinh,...
Vì vậy, cách phòng tránh tốt nhất là tiêm phòng thủy đậu và tránh tiếp xúc với người bị bệnh. Khi bị mắc bệnh, cần đi khám để được chỉ định điều trị đúng.
6Ghẻ lở
Đây là một bệnh da liễu do ký sinh trùng gây ra. Nguyên nhân chủ yếu là do sinh sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm, thiếu nước vệ sinh, thiếu nước sinh hoạt hoặc do cơ thể vệ sinh chưa được sạch nhất là ở những vùng nhạy cảm như vùng kín.
Người bị ghẻ lỡ có các triệu chứng như ngứa ran, khuynh hướng nặng hơn vào ban đêm, phát ban, ban dạng như nốt tròn đỏ bị sưng xung quanh đồng thời các nốt ghẻ thường xuất hiện ở bàn tay, kẽ ngón, nếp gấp da, khuỷu tay, đầu gối, mông eo, dương vật, da xung quanh núm vú,…
Chúng ta có thể tự phòng chống bệnh bằng nhiều cách, cụ thể như:
- Phải tắm rửa thường xuyên
- Tổng vệ sinh nhà cửa gọn gàng, thoãng đãng
- Ăn chín, uống sôi, hạn chế ăn thực phẩm cay, nóng, nhiều gia vị.
7Nấm da đầu
Bệnh nấm da đầu là một loại bệnh do chủng nấm Trichophiton và Microsporum gây nên, thường gặp ở người vệ sinh vùng da đầu kém, để tóc ẩm ướt khi đi ngủ hay có thể là do sử dụng nguồn nước bẩn,…
Khi bị bệnh, đầu xuất hiện nhiều gàu, cảm giác ngứa dữ dội, da đầu nổi mụn. Bên cạnh đó, bệnh còn gây rụng nhiều tóc.
Để ngăn ngừa bệnh, bạn không nên dùng chung vật dụng cá nhân với người bệnh như mũ, lược, gối, quần áo, khăn tắm. Đồng thời, bạn cần vệ sinh đầu tóc sạch sẽ, luôn giữ da đầu và tóc khô ráo.
8Mề đay
Mề đay là phản ứng viêm da có cơ chế phức tạp trong đó có sự can thiệp của chất trung gian hóa học histamin.
Biểu hiện của bệnh rất dễ phát hiện, đó là xuất hiện các vết phát ban tròn hay bầu dục, sưng phù, có màu hồng hoặc đỏ nổi cao trên bề mặt da. Vết phát ban tạo thành mảnh lớn, gây ngứa có thể ở bất cứ vị trí nào trên da.
Cách phòng tránh bệnh mề đay tốt nhất là chú ý thay đổi một số thói quen trong sinh hoạt và ăn uống, chẳng hạn:
- Giữ gìn thân thể sạch sẽ, tắm gội thường xuyên
- Đối với những người có cơ địa nhạy cảm nên chú ý tránh tiếp xúc với các tác nhân dị ứng như phấn hoa, long chó mèo, khói bụi,… lọc không khí, giữ nhà cửa sạch sẽ
- Nếu đã biết mình dị ứng với thực phẩm nào rồi thì tuyệt đối không ăn thực phẩm đó nữa.
9Nấm da chân
Nấm bàn chân là tình trạng bàn chân, kẽ ngón chân bị nhiễm nấm, khiến da bị bong tróc, ngứa ngáy khó chịu.
Các triệu chứng phổ biến của bệnh nấm da chân đó là: da chân bong tróc, chân có mùi hôi, ngứa và nóng quanh ngón chân; da bị sưng tấy, đóng vảy gây đau đớn.
Chúng ta có thể ngăn ngừa bệnh bằng các cách sau:
- Rửa và lau khô chân hằng ngày
- Vệ sinh quần áo, dụng cụ và giày dép sạch sẽ
- Tăng cường miễn dịch nhờ chế độ dinh dưỡng, tập luyện hợp lí.
Tham khảo: Suckhodoisong.vn, healthplus.
Trên đây là bài viết về các bệnh da liễu mùa nồm thường gặp. Mong rằng từ những thông tin trên, bạn có thể nhận biết và phòng tránh bệnh tốt nhất nhé!
Bạn đang xem: 9 bệnh da liễu thường gặp trong mùa nồm và cách ngăn ngừa
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Nhiệt miệng, lở miệng vào mùa hè: Nguyên nhân và cách phòng tránh
- Dị ứng thời tiết nóng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng tránh và điều trị bạn nên biết
- 5 loại thiết bị điện dễ hỏng khi trời chuyển nồm ẩm, mưa phùn
- Chỉ số huyết áp bao nhiêu là bình thường? Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp của bạn
- Rau diếp cá có công dụng gì? Một số bài thuốc từ rau diếp cá
- Mẹo bảo quản quần áo, giày dép trong mùa nồm tránh ẩm mốc