7 bí quyết làm sạch phổi một cách tự nhiên trước tình trạng ô nhiễm không khí vượt mức
Trước tình trạng ô nhiễm không khí vượt mức như hiện nay thì phổi là cơ quan chịu nhiều ảnh hưởng nhất. Vậy làm thế nào để làm sạch phổi một cách tự nhiên? chúng tôi sẽ mách bạn các bí quyết dễ áp dụng sau đây!
Trước tình trạng ô nhiễm không khí vượt mức như hiện nay thì phổi là cơ quan chịu nhiều ảnh hưởng nhất. Vậy làm thế nào để làm sạch phổi một cách tự nhiên? Điện máy XANH sẽ mách bạn các bí quyết dễ áp dụng sau đây!
Xem nhanh
1Tình trạng ô nhiễm không khí hiện nay
Sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp, giao thông vận tải và nhà máy nhiệt điện chạy than cùng với việc sử dụng nhiên liệu rắn là các nguồn chủ yếu gây ra ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không khí tiếp tục gia tăng với tốc độ đáng báo động và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tình trạng tiếp xúc với không khí ô nhiễm dẫn đến 4,2 triệu ca tử vong trên toàn thế giới mỗi năm. Chất độc từ khói thuốc lá hoặc ô nhiễm không khí xâm nhập vào phổi có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Những chất độc này cuối cùng bị sẽ giữ lại trong chất nhầy.
2Có thể làm sạch phổi không?
Phổi là cơ quan có khả năng tự làm sạch và chữa lành nếu như được ngừng tiếp xúc với các chất ô nhiễm. Có thể sử dụng các kỹ thuật cụ thể để giúp tống chất nhầy và chất gây kích ứng ra khỏi phổi để làm giảm sung huyết ở phổi và các triệu chứng khó chịu khác.
Ngoài ra, bạn có thể làm thông thoáng đường thở, cải thiện dung tích phổi và giảm viêm, giảm tác động của ô nhiễm và khói trong phổi bằng những thói quen lành mạnh được đề cập bên dưới.
3Các tác nhân gây hại cho phổi
Một số tác nhân có khả năng ảnh hưởng đến hệ hô hấp, đặc biệt là phổi và gây ra nhiều vấn sức khỏe từ nhẹ đến nặng, bao gồm:
- Khói thuốc lá: Kể cả chủ động hay thụ động, là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư phổi và các bệnh ở phổi như COPD.
- Không khí ô nhiễm: Với mật độ khói bụi cao, các khí thải độc hại từ phương tiện giao thông, nhiên liệu đốt rắn (than, củi…)
- Các dị nguyên (tác nhân gây dị ứng) trong không khí như: da/ lông động vật, côn trùng, phấn hoa, nấm mốc… Các tác nhân này có thể kích thích phản ứng dị ứng xảy ra ở một số người.
- Phơi nhiễm hơi hóa chất, bụi độc hại từ môi trường làm việc. Thêm vào đó, một số ngành nghề nhất định có nguy cơ mắc bệnh ở đường hô hấp hay phổi cao hơn do phải thường xuyên tiếp xúc với những hóa chất độc hại dễ bay hơi, bụi kim loại, quặng khoáng sản…
4Bí quyết giúp bạn làm sạch phổi một cách tự nhiên
Tập thể dục đều đặn
Thói quen tập thể dục thường xuyên có thể cải thiện sức khỏe thể chất, tinh thần và làm giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh nghiêm trọng, bao gồm đột quỵ và bệnh tim. Hoạt động thể chất buộc các cơ phải làm việc nhiều hơn, làm tăng nhịp thở của cơ thể, dẫn đến việc cung cấp oxy cho cơ bắp nhiều hơn.
Đồng thời, điều này còn giúp cải thiện lưu thông, làm cho cơ thể loại bỏ lượng carbon dioxide dư thừa hiệu quả hơn.
Xông bằng hơi nước
Liệu pháp xông hơi nước được dùng để mở đường thở và giảm chất nhầy ở phổi. Một nghiên cứu nhỏ gồm 16 nam giới mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) phát hiện ra rằng liệu pháp mặt nạ hơi nước đã cải thiện nhịp tim và nhịp hô hấp thấp hơn đáng kể so với liệu pháp mặt nạ không hơi nước.
Liệu pháp xông hơi nước có thể là một giải pháp tạm thời hiệu quả giúp cải thiện triệu chứng và làm sạch phổi.
Kiểm soát cơn ho
Ho là cách tự nhiên của cơ thể để thải độc tố có trong chất nhầy. Cách kiểm soát cơn ho này sẽ giúp giảm chất nhầy dư thừa trong phổi và đẩy qua đường thở. Các bác sĩ khuyên rằng những người bị COPD nên thực hiện bài tập này để giúp làm sạch phổi. Các bước thực hiện như sau:
- Ngồi xuống ghế, thả lỏng vai, giữ hai chân bằng phẳng trên sàn.
- Khoanh tay trên bụng.
- Hít vào từ từ qua mũi.
- Từ từ thở ra, nghiêng người về phía trước, đẩy cánh tay vào bụng.
- Ho 2 - 3 lần trong khi thở ra, giữ cho miệng mở để tống chất nhầy.
- Nghỉ ngơi và lặp lại khi cần thiết.
Dẫn lưu chất nhầy ra khỏi phổi
Dẫn lưu tư thế được thực hiện bằng cách nằm ở các vị trí khác nhau để sử dụng trọng lực loại bỏ chất nhầy ra khỏi phổi. Đây là cách làm sạch phổi có thể giúp bạn cải thiện hơi thở và giúp điều trị hoặc ngăn ngừa nhiễm trùng phổi. Dẫn lưu tư thế khác nhau tùy thuộc vào vị trí bao gồm:
- Nằm ngửa: Bạn nằm xuống sàn hoặc giường, đặt gối dưới hông để đảm bảo ngực thấp hơn hông. Sau đó từ từ hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng. Mỗi lần thở ra phải mất gấp đôi thời gian hít vào, được gọi là thở 1:2, tiếp tục lặp lại trong vài phút.
- Nằm một bên: nằm nghiêng sang một bên, tựa đầu lên một cánh tay hoặc gối, đặt gối ở dưới hông. Thực hành kiểu thở 1:2, tiếp tục trong vài phút và lặp lại ở phía bên kia.
- Nằm sấp: Nằm sấp xuống, đặt gối dưới bụng sao cho phần hông cao hơn ngực, tay đặt dưới đầu. Thực hành kiểu thở 1:2 và tiếp tục trong vài phút.
Tích cực sử dụng trà xanh
Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa có thể giúp giảm viêm trong phổi. Những hợp chất này thậm chí có thể bảo vệ mô phổi khỏi tác hại của tình trạng hít phải khói thuốc. Một nghiên cứu gần đây ở hơn 1.000 người lớn ở Hàn Quốc cho thấy, những người uống ít nhất 2 tách trà xanh mỗi ngày có chức năng phổi tốt hơn so với những người không uống.
Sử dụng thực phẩm chống viêm
Viêm đường thở có thể gây triệu chứng khó thở, khiến ngực cảm thấy nặng nề và tắc nghẽn. Việc tiêu thụ thực phẩm chống viêm có thể làm giảm các triệu chứng ảnh hưởng đến phổi. Các thực phẩm giúp chống viêm có thể được kể đến như: nghệ, đậu lăng, ô liu, quả óc chó, quả anh đào, việt quất và các loại rau lá có màu xanh.
Vật lý trị liệu ngực
Vật lý trị liệu ngực (CPT) một cách hiệu quả khác để loại bỏ chất nhầy dư thừa từ phổi. Phương pháp được thực hiện bằng cách bạn sẽ nằm xuống, chuyên gia chăm sóc sức khỏe hoặc trị liệu hô hấp sẽ sử dụng bàn tay khum lại để gõ nhịp nhàng vào lưng từ trên xuống dưới để đánh bật chất nhầy bị mắc kẹt trong phổi.
Uống nhiều nước
Uống đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể sẽ giúp làm loãng các dịch nhầy, đàm trong phổi hay đường thở. Từ đó, việc bài tiết các chất này ra ngoài cũng dễ dàng hơn và đường thở sẽ trở nên thông thoáng.
Mỗi người cần uống đủ lượng nước theo thể trạng của mình, đừng để cơ thể thiếu nước nhưng cũng không nên uống quá nhiều nước.
Phòng ngừa nhiễm trùng đường hô hấp
Nhiễm trùng có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng ở phổi, nhất là ở những người đã lớn tuổi. Để bảo vệ hệ hô hấp, cần có biện pháp phòng tránh lây nhiễm các mầm bệnh.
Cách đơn giản và hiệu quả nhất để tránh nhiễm trùng đường hô hấp là rửa tay đúng cách. Bên cạnh đó, cần chú ý:
- Tránh đến những nơi đông người, nhất là vào mùa dễ bùng phát bệnh hô hấp.
- Giữ vệ sinh răng miệng để tránh nhiễm trùng từ đường miệng.
- Giữ khoảng cách với người bị bệnh hô hấp hoặc những người xung quanh nếu bạn là người mắc bệnh.
Tránh tiếp xúc với các tác nhân ô nhiễm trong không khí
Tình trạng ô nhiễm không khí có thể gây khó thở và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp. Do đó, bạn cần thực hiện các biện pháp sau để phòng ngừa:
- Kiểm tra chỉ số chất lượng không khí trước khi ra ngoài. Nếu chất lượng không khí quá tệ, bạn nên tránh ra ngoài nếu có thể.
- Đeo khẩu trang có khả năng lọc được các loại bụi. Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc khói thải từ các phương tiện giao thông, nhà máy.
- Dùng các dụng cụ bảo vệ hô hấp khi bạn làm việc tại các công trường, xưởng, mỏ than hay các công việc có tiếp xúc với hóa chất độc hại.
- Dùng máy lọc không khí trong nhà để giữ không khí ở chất lượng tốt nhất, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ.
- Vệ sinh và thông gió tốt cho ngôi nhà và trồng thêm một số loại cây trong nhà giúp lọc không khí và loại bỏ một số khí thải gây hại đến hệ hô hấp.
Chú ý đến chế độ dinh dưỡng
Cần có chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng cũng giúp tăng cường sức khỏe cho hệ hô hấp nói riêng và toàn bộ cơ thể nói chung. Hãy cố gắng tăng lượng rau củ, trái cây giàu vitamin trong các bữa ăn và hạn chế các loại thịt đỏ, sữa, trứng tăng cường sức khỏe.
5Mẹo giúp duy trì không khí sạch và trong lành cho nhà bạn
Trồng cây lọc không khí trong và quanh nhà
Cây xanh là thành phần quan trọng để lọc không khí, tạo ra oxi duy trì cuộc sống của con người. Cây trong nhà như một bộ lọc không khí tự nhiên, chúng có vai trò lớn trong việc duy trì độ ẩm trong nhà và chống lại một số chất độc hại (theo nghiên cứu của NASA).
Ta nên chọn những loại cây có lá xanh và không có hoa để hạn chế côn trùng hoặc bị dị ứng phấn hoa.
Sử dụng máy lọc không khí để lọc bụi
Nếu nhà bạn không được thông gió, máy lọc không khí cũng có thể mà một phương pháp hữu hiệu trong việc lọc bụi trong không khí. Mỗi ngày trong không khí có hàng triệu hạt siêu nhỏ bay trong không khí.
Bật máy lọc không khí trong phòng ngủ hoặc phòng khách giúp giảm lượng bụi trong nhà và giúp gia đình bạn có một giấc ngủ ngon hơn.
Máy lọc không khí có thể loại bỏ các hạt có kích thước nhỏ tới 0,01 micromet, bao gồm phấn hoa, vi khuẩn, chất gây dị ứng và bụi. Bạn có thể đặt máy bên trong nhà và sử dụng như các thiết bị điện khác.
Sử dụng máy lạnh có tính năng phát ion lọc không khí
Hiện nay hầu như các gia đình ở thành phố đều có máy lạnh, hãy chọn máy lạnh có tính năng phát ion lọc không khí.
Điều hòa có tích hợp các chức năng vừa điều hòa nhiệt độ vừa loại bỏ bụi bẩn trong không khí, vô hiệu hóa các vi sinh vật bám dính và khử mùi hôi của các chất bám dính trên đồ vật, vô hiệu hóa vi khuẩn và virus tại màng lọc,... quá tiện lợi cho bạn, khi mua 1 được như 10.
Dọn sạch bụi và hạn chế tạo ra bụi
Bạn hãy thử sử dụng máy hút bụi thay vì dùng chổi quét để hạn chế các hạt bụi bay bám vào rèm và các vật dụng trong nhà. Máy hút bụi là một công cụ giúp các bà nội trợ dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ hơn mà không tốn nhiều thời gian. Nếu cả nhà muốn ăn đồ nướng bạn hãy dùng bếp nướng thay cho lò than để hạn chế lượng bụi tro bay ra khi nấu nướng.
Dọn sạch bụi cũng như hạn chế tạo ra bụi là những cách dễ làm để không khí trong nhà bạn trong sạch hơn.
Hạn chế sử dụng nilong, ly chén dùng 1 lần
Hạn chế tối đa việc sử dụng các loại túi nilong, ly chén sử dụng 1 lần vì chúng khó phân hủy, tạo ra nhiều rác thải cho môi trường. Nên sử dụng các vật dụng có thể tái sử dụng hoặc sản phẩm có thể tự phân hủy hoặc sản phẩm có thể tái chế sẽ tốt cho môi trường và cho cả sức khỏe của bạn.
Tham khảo và tổng hợp: Hellobacsi.
Nếu áp dụng đúng, những cách trên đây có thể giúp lá phổi của bạn được “làm sạch” một cách hiệu quả. Bạn nên cố gắng thực hiện để có thể cải thiện sức khỏe phổi và giảm nguy cơ mắc các bệnh khác nhé!
Bạn đang xem: 7 bí quyết làm sạch phổi một cách tự nhiên trước tình trạng ô nhiễm không khí vượt mức
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe