5 người trong gia đình cùng mắc bệnh tiểu đường thừa nhận thường xuyên ăn món ăn này
Gia đình có 5 người mắc bệnh tiểu đường tiết lộ họ thường xuyên ăn cơm rang và mì xào kèm tương ớt và nước tương mà không cần món phụ nào khác.
5 người trong gia đình mắc bệnh tiểu đường có sở thích ăn cơm rang, mì xào
Theo chia sẻ của Yang Zhiwen - chuyên gia y học gia đình và giảm cân tại Đài Loan (Trung Quốc), cô từng tiếp nhận một gia đình 5 thành viên, cả gia đình đều được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.
Trong lúc điều tra bệnh sử, cô hỏi về thói quen ăn uống hàng ngày của gia đình này thì phát hiện ra rằng họ ăn cơm rang và mì xào ba bữa một ngày, luôn thêm tương ớt và nước tương.
Ảnh minh họa
Sau khi thêm tương ớt vào mỗi bữa ăn, mọi người trong gia đình đều có thể ăn liền 3 bát mà không cần món ăn phụ nào khác. Vì chỉ ăn nhiều tinh bột nên họ sớm cảm thấy đói trở lại, và họ lại ăn như vậy để thỏa lấp cơn đói khiến lượng đường trong máu tiếp tục tăng.
Sau khi làm các xét nghiệm, bác sĩ cho biết việc ăn thường xuyên như vậy, kết quả là lượng đường trong máu của họ nhanh chóng tăng vọt lên 4.500 mg/dl. Cùng với natri trong nước tương, nó làm tăng nguy cơ mất nước và dễ dẫn đến tình trạng tăng đường huyết, tăng áp suất thẩm thấu. Đây là một biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường và bạn phải cảnh giác.
Theo chuyên gia, bệnh tiểu đường (loại 2) thường có tính di truyền. Nhưng điều này không có nghĩa là nếu trong gia đình có người mắc bệnh tiểu đường thì những người khác cũng sẽ mắc bệnh. Vì vậy, chế độ ăn uống, sinh hoạt đóng vai trò quan trọng trọng việc trong việc bạn có mắc tiểu đường hay không.
Nguyên tắc ăn uống cho người bệnh tiểu đường
Với bệnh nhân được chẩn đoán bị tiểu đường, trong phương pháp điều trị ngoài uống thuốc cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp. Có 3 nguyên tắc ăn uống cho người bệnh tiểu đường bao gồm:
Nguyên tắc 1: Kiểm soát mức năng lượng đưa vào phụ thuộc cơ địa mỗi cá nhân.
Nguyên tắc 2: Ba thành phần sinh năng lượng gồm tinh bột, chất đạm, chất béo cần kiểm soát theo tỷ lệ cân đối và đảm bảo đều đặn hàng ngày. Khi kiểm soát được 3 thành phần trên người bệnh tiểu đường có thể kiểm soát được đường huyết ở mức an toàn. Chất xơ không sinh năng lượng và giúp làm chậm hấp thu đường vào máu.
Nguyên tắc 3: Bổ sung vitamin và khoáng chất giúp cơ thể hoạt động khỏe mạnh.
Ngoài ra người bệnh cần ăn đúng giờ, đúng bữa, không nên ăn nhiều bữa nhỏ hay ăn xế. Tránh ăn những món hầm, xay nhuyễn, chiên, nướng. Ăn chậm nhai kỹ với lượng thức ăn vừa đủ nhu cầu cho cơ thể. Tránh ăn khuya vì dễ tăng đường huyết vào buổi sáng. Không ăn thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn, đồ đóng gói. Nên ăn món được chế biến bằng phương pháp luộc, hấp.
Ảnh minh họa
Những nhóm chất người bệnh tiểu đường nên ăn
Nhóm đường bột
Thực tế, chế độ ăn cho người tiểu đường không cần kiêng hoàn toàn chất đường, bột. Trong khẩu phần ăn vẫn có thể chọn ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt giàu vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là chất xơ có lợi cho tiêu hóa cũng như làm đường huyết tăng chậm hơn như: Ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo còn vỏ cám, rau củ... được chế biến bằng cách hấp, luộc, nướng, hạn chế tối đa rán, xào...
Không nên ăn hoặc hạn chế các loại đồ ăn như: bánh mì, bánh ngọt, các loại mỳ, nui… Các loại củ như khoai sắn cũng cung cấp khá nhiều tinh bột, nếu người bệnh tiểu đường ăn các loại này thì cần giảm hoặc cắt cơm.
Nhóm protein
Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA), thịt nạc chứa nhiều đạm và rất ít chất béo bão hòa nên thích hợp để bổ sung vào chế độ dinh dưỡng cho người bị tiểu đường một lượng hợp lý.
Vì vậy, người bệnh tiểu đường nên ăn cá, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, thịt lọc bỏ mỡ... được chế biến đơn giản như hấp, luộc, áp chảo nhằm loại bớt mỡ. Không nên ăn các loại thịt nguội chế biến sẵn như xúc xích, lạp xưởng, thịt xông khói….
Nhóm chất béo
Thực đơn cho người tiểu đường tuýp 2 được cung cấp đủ chất béo tốt sẽ giúp bạn hạn chế những cơn thèm ăn, giảm cân và kiểm soát đường huyết tốt hơn.
-Thực phẩm có chất béo không bão hòa được ưu tiên trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường như: dầu đậu nành, vừng, hạnh nhân, dầu cá, mỡ cá, olive... Hạn chế các loại thức ăn chứa nhiều cholesterol và chất béo như: Trứng, nội tạng động vật, các loại thịt bò, thịt chó…
Nhóm rau và chất xơ
Người bệnh tiểu đường nên ăn rau nhiều hơn trong thực đơn của mình thông qua các cách chế biến đơn giản như hấp, luộc, salad. Những loại rau thích hợp với người bệnh tiểu đường như: Cải bó xôi, cải xoăn, các loại rau, măng tây …
Ngoài ra, người bệnh tiểu đường cũng cần bổ sung trái vây vào thực đơn của mình. Trái cây không chỉ cung cấp các chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất, chất xơ làm no, trái cây còn có thể dùng để thay cho các món ngọt không tốt cho sức khỏe.
Những loại trái cây tốt cho người bệnh tiểu đường như: Việt quất, cam, dâu tây, mâm xôi, táo, mơ, nho, dưa chuột… Hạn chế ăn các loại quả chín ngọt như: Sầu riêng, hồng chín, xoài chín... Các loại trái cây sấy khô, đóng hộp.
Bạn đang xem: 5 người trong gia đình cùng mắc bệnh tiểu đường thừa nhận thường xuyên ăn món ăn này
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Con dâu Nhật tiết lộ món ăn yêu thích của bố mẹ chồng sống thọ
- Bắp cải tím: Loại rau không chỉ đẹp mắt mà giá trị dinh dưỡng cực cao, giúp chống viêm và phòng ngừa bệnh tật
- Loại cây dại xưa chỉ nhà nghèo mới ăn, hóa ra là thuốc bảo vệ gan cực quý
- Các dấu hiệu điển hình của ung thư tuyến giáp ai cũng cần biết
- Số học sinh nghi ngộ độc thực phẩm ở Kiên Giang đã tăng lên 23 em
- Một người ở TPHCM tử vong do não mô cầu chỉ sau 6 giờ nhập viện