5 điều khiến thận suy hỏng nhanh hơn nhưng nhiều người hay làm “ngơ”
Thận có thể suy hỏng vì những lý do mà bạn không thể ngờ tới.
Bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu khiến thận suy hỏng
(Ảnh minh họa)
Theo Viện Quốc gia về Bệnh tiểu đường, Tiêu hóa và Bệnh thận - NIDDK (thuộc Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ), bệnh tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận tại quốc gia này. NIDDK cho hay, khoảng ⅓ số người Mỹ trưởng thành mắc bệnh tiểu đường mắc cả bệnh thận.
Tiến sĩ Cassandra Kovach, chuyên gia bệnh thận của Cleveland Clinic, cho biết: “Đường huyết cao kéo dài có thể phá hủy mạch máu và màng lọc cầu thận trong thận”. Điều này sẽ khiến thận mất dần chức năng và suy hỏng.
Tiến sĩ Kovach cho biết, những người mắc bệnh tiểu đường cần kiểm tra nước tiểu ít nhất 1 lần/năm để tầm soát các vấn đề về thận.
Huyết áp cao
Huyết áp cao có thể gây tổn thương thận (Ảnh minh họa)
Theo NIDDK, huyết áp cao là nguyên nhân đứng hàng thứ 2 gây suy thận tại Mỹ sau bệnh tiểu đường. Huyết áp cao có thể làm hỏng các mạch máu ở thận, từ đó khiến thận không hoạt động hiệu quả trong việc loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể. Chất lỏng bị tích tụ lại có thể làm tăng huyết áp và gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm.
Tiến sĩ Kovach cho biết, cách tốt nhất để làm chậm hoặc ngăn ngừa bệnh thận do huyết áp cao là kiểm soát huyết áp. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến cáo, thay đổi lối sống là điều quan trọng để kiểm soát huyết áp.
Viêm cầu thận
Thận bình thường (trái) và thận bị viêm cầu thận (phải) (Ảnh
minh họa)
Viêm cầu thận - một tình trạng xảy ra khi các màng lọc cầu thận bị viêm - là một nguyên nhân khác có thể khiến thận suy hỏng.
Theo Tổ chức Thận Quốc gia Hoa Kỳ, viêm cầu thận có 2 loại là cấp tính và mạn tính. Tình trạng viêm cấp tính có thể xảy ra sau các đợt nhiễm trùng do vi khuẩn như viêm họng hoặc thậm chí do bệnh tự miễn như lupus ban đỏ.
- Các dấu hiệu của viêm cầu thận bao gồm:
- Sưng mặt, đặc biệt là vào buổi sáng
- Tiểu ra máu
- Đi tiểu ít hơn bình thường
Còn viêm cầu thận mạn tính có thể do di truyền hoặc một bệnh tự miễn. Viêm cầu thận cấp tính tái phát nhiều đợt có thể dẫn tới viêm cầu thận mạn tính. Những triệu chứng của viêm cầu thận mạn có thể tương tự như các dấu hiệu thường gặp của bệnh suy thận như có protein trong nước tiểu, sưng mắt cá chân và đi vệ sinh nhiều vào ban đêm.
Bệnh thận đa nang
Mô phỏng thận đa nang (Ảnh minh họa)
Theo MedlinePlus, thận đa nang là một hội chứng rối loạn di truyền khiến u nang phát triển trên thận. Những u nang này có thể ảnh hưởng tới chức năng lọc của thận.
Trong hầu hết các trường hợp, bệnh nhân thường không nhận thấy các triệu chứng của bệnh cho đến khi nang thận lớn hơn. Lúc đó, bệnh nhân có thể thấy đầy hơi, khó chịu, chán ăn.
Các dấu hiệu khác của bệnh gồm:
- Đau lưng hoặc đau 2 bên hông
- Có máu trong nước tiểu
- Nhức đầu
- Huyết áp cao
- Sỏi thận
Tắc nghẽn thận
Tiến sĩ Kovach cho biết, các vấn đề như sỏi thận, phì đại tuyến
tiền liệt ở nam giới có thể dẫn tới tắc nghẽn tại thận và khiến
nước tiểu bị ứ lại. Điều này có thể khiến thận bị sưng lên.
Triệu chứng chính khi thận bị tắc nghẽn là đau ở bên hông hoặc lưng, đau khi đi tiểu và đi tiểu thường xuyên hơn. Tiến sĩ Kovach cho biết, đôi khi bệnh nhân có thể bị buồn nôn và sốt do nước tiểu ứ đọng và gây nhiễm trùng.
Tiến sĩ Kovach nhấn mạnh: “Điều quan trọng là phải giải quyết các vấn đề gây tắc nghẽn thận càng sớm càng tốt để tránh mọi tổn thương vĩnh viễn tại thận”.
Bạn đang xem: 5 điều khiến thận suy hỏng nhanh hơn nhưng nhiều người hay làm “ngơ”
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Người bệnh cao huyết áp cần làm việc này mỗi ngày để nâng cao tuổi thọ, người Việt nên áp dụng ngay
- Luôn cho thêm thứ này khi nấu ăn làm tăng 29% nguy cơ mắc bệnh thận, người Việt lại rất thích làm
- Loại quả đầy chất bổ nhưng tối kỵ với người bệnh thận
- Dấu hiệu ở chân cảnh báo bệnh thận đã “gõ cửa”, đi khám ngay kẻo muộn
- Bật mí chế độ ăn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh thận cực hiệu quả
- Triệu chứng nhiều người mắc có thể là dấu hiệu bệnh thận hoặc dạ dày: Nhiều người xem nhẹ