5 bất thường ở bàn chân cần thăm khám càng sớm càng tốt
Bàn chân được ví như “trái tim thứ hai" của cơ thể. Những bất thường của bàn chân có thể cảnh báo nhiều tình trạng sức khỏe.
Bà Yu (56 tuổi, Trung Quốc) có một vết thương nhỏ ở mu bàn chân nhưng sau một tháng vết thương vẫn không lành hẳn. Sau khi tới bệnh viện thăm khám, dựa trên kinh nghiệm của mình, bác sĩ cảm thấy vết thương ở mu bàn chân của bà Yu giống với hiện tượng bàn chân của bệnh nhân tiểu đường.
Để chứng minh cho chẩn đoán này, bác sĩ đã đề nghị bà Yu xét nghiệm máu để kiểm tra đường huyết. Kết quả cho thấy, đúng như những gì bác sĩ suy luận, thủ phạm khiến vết thương ở mu bàn chân của bà Yu mãi không lành chính là tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường).
Lượng đường trong máu lúc đói của bà Yu cao tới 15 mmol/L, trong khi chỉ số bình thường lúc đói chỉ nên < 5,7="">
Qua thăm khám, bà Yu cho biết ngoài vết thương lâu lành ở mu bàn chân thì bản thân bà không gặp phải triệu chứng bất thường nào khác. Đây chính là điều đáng sợ của bệnh tiểu đường bởi không có triệu chứng bất thường hoặc các triệu chứng "cực nhỏ", "dễ nhầm lẫn" khiến người bệnh rất khó phát hiện ra vấn đề sức khỏe của mình dẫn tới chậm trễ trong việc thăm khám.
Đường huyết cao lâu ngày sẽ gây ra một loạt các biến chứng (biến chứng tiểu đường) tới gan, thận, tim mạch, mắt,... và một trong những biến chứng này là bàn chân tiểu đường với nhiều mức độ nghiêm trọng khác nhau.
Trong số các biến chứng mạn tính
của đái tháo đường thì loét bàn chân do đái tháo đường và cắt cụt
chi là những nguyên nhân trực tiếp đe dọa sức khỏe và tâm lý của
người bệnh đồng thời gây ảnh hưởng nặng nề đến gia đình bệnh nhân
và toàn xã hội (Bộ Y Tế).
Theo bác sĩ, dưới đây là 5 dấu hiệu bất thường ở bàn chân mà mọi
người cần thăm khám sớm để loại trừ bệnh tiểu đường, tránh kéo dài
dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng do đường huyết cao không được
kiểm soát đúng cách:
Thứ nhất, cảm giác tê như kiến bò ở bàn chân
Tình trạng tê hoặc nặng hơn là râm ran như đang mang tất chật/bó chân hoặc như kiến bò ở cả hai bàn chân và lan lên chân, sau đó là tới tay và hai cánh tay có thể cảnh báo đường huyết cao. Trong nhiều trường hợp, những triệu chứng này là dấu hiệu đầu tiên của bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh lý thần kinh ngoại biên, chiếm khoảng 30% số trường hợp có cảm giác kiến bò ở chân.
Ảnh: Harvard Health
Nguyên nhân là do lượng đường trong máu cao khiến các dây thần kinh ở chân trở nên kém/mất nhạy cảm, đặc biệt là với nhiệt độ hay cảm giác đau. Việc cảm giác bàn chân kém nhạy cảm làm tăng rủi ro chấn thương không được điều trị dẫn tới nhiễm trùng hoặc chấn thương bỏng khi ngâm chân không cảm nhận được nhiệt độ.
Ngoài tiểu đường, cảm giác râm ran như kiến bò ở lòng bàn chân cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như bệnh đa xơ cứng, bệnh suy giáp, hội chứng ống cổ chân, suy thận, bệnh teo cơ mác, bệnh tự mãn, rối loạn sử dụng rượu (nghiện rượu), mang thai, chèn ép dây thần kinh do chấn thương hoặc sưng viêm,.. Tất cả đều cần được thăm khám sớm.
Thứ hai, ngứa da bàn chân bất thường
Lượng đường trong máu cao cũng có thể dẫn tới hiện tượng ngứa da bàn chân. Do miễn dịch kém mà bàn chân của bệnh nhân tiểu đường dễ bị vi khuẩn và nấm xâm nhập gây nhiễm trùng da dẫn tới ngứa ngáy.
Bên cạnh đó, da của người bệnh tiểu đường có thể khô hơn, đặc biệt là ở chân do mất cân bằng nước trong cơ thể (do tiểu nhiều gây ra).
Ảnh: Health
Thứ ba, bàn chân và ngón chân lạnh
Bệnh tiểu đường khiến tuần hoàn máu tới các chi trong đó có bàn chân kém hơn. Nói cách khác, lượng đường trong máu cao thường xuyên có thể thu hẹp các động mạch và giảm lượng máu cung cấp đến các mô, điều này khiến bàn chân người bệnh có cảm giác lạnh hơn các bộ phận khác của cơ thể, nhất là vào mùa lạnh. Đôi khi bàn chân lạnh có thể đi kèm với chuột rút thường xuyên hơn hoặc tình trạng da xanh tím do thiếu máu cục bộ.
Hội chứng Raynaud cũng có thể là nguyên nhân khiến bàn chân lạnh hơn bình thường. Đây là một tình trạng làm cho một số phần của cơ thể, như ngón tay và ngón chân, cảm thấy lạnh và tê do phản ứng với nhiệt độ lạnh hoặc căng thẳng.
Thứ tư, sự yếu đi hoặc biến mất của
động mạch mu bàn chân
Để đánh giá tình trạng tuần hoàn máu của chân một người có tốt hay
không, bạn có thể dùng ngón trỏ và ngón giữa kiểm tra động mạch ở
mu bàn chân. Vị trí tương đối của động mạch này nằm ở khoảng giữa
ngón chân cái và ngón chân thứ hai, ngay bên trên và khá nông nên
rất dễ để cảm nhận mạch đập.
Ảnh: Beltsville Foot Care
Nếu tuần hoàn máu ở chân không tốt, nhịp đập của động mạch ở mu bàn chân thường yếu đi hoặc mất hẳn, đối với những bệnh nhân tiểu đường, một khi phát hiện ra bất thường này, cần phải hết sức cảnh giác và thăm khám sớm.
Thứ năm, vết thương lâu lành
Nếu bốn điểm trên xuất hiện thì nguy cơ mắc bệnh bàn chân do tiểu
đường của bạn là rất cao. Nhiều bệnh nhân tiểu đường ban đầu chỉ có
một vết phồng rộp hoặc một vết thương nhỏ ở bàn chân. Theo thời
gian, vết thương ngày càng nghiêm trọng, cuối cùng phát triển thành
viêm mủ, thậm chí bàn chân bị loét và tàn tật, có nguy cơ phải cắt
cụt chi.
Ngoài tiểu đường, một vết thương hoặc vết loét lâu lành có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư biểu mô tế bào đáy hoặc ung thư biểu mô tế bào vảy, suy tĩnh mạch,...
Nguồn: Sohu
Bạn đang xem: 5 bất thường ở bàn chân cần thăm khám càng sớm càng tốt
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Bộ Y tế cảnh báo bệnh truyền nhiễm gia tăng dịp Tết
- Ngáy to cảnh báo bệnh nguy hiểm
- Đi tiểu bao nhiêu lần là quá nhiều? Dấu hiệu cảnh báo bệnh qua nước tiểu
- 4 triệu chứng không đau cảnh báo bệnh ung thư tuyến tụy đã âm thầm phát triển
- Dấu hiệu đổ mồ hôi ở thời điểm này cảnh báo bệnh ung thư
- Dấu hiệu ở chân cảnh báo bệnh thận đã “gõ cửa”, đi khám ngay kẻo muộn