4 dấu hiệu cơ thể cảnh báo kháng insulin, người bệnh tiểu đường tuyệt đối không được bỏ qua

Kháng insulin chính là cơ chế chính và quan trọng nhất trong sự phát triển của bệnh tiểu đường...

Kháng insulin là gì?

Insulin là một hormone đồng hóa chính của cơ thể đóng vai trò quan trọng giúp cho mô phát triển, tăng trưởng và duy trì cân bằng nội môi glucose trong và ngoài tế bào.

Insulin được bài tiết ra bởi các tế bào beta của tuyến tụy. Hormone này có vai trò quan trọng điều hòa cân bằng nồng độ glucose trong máu thông qua việc ức chế sản xuất glucose ở gan và tăng tốc độ hấp thu glucose chủ yếu vào cơ xương và mô mỡ. Ngoài ra insulin cũng có tác dụng ảnh hưởng đến chuyển hóa lipid, tăng tổng hợp lipid ở gan và các tế bào mỡ, giảm giải phóng axit béo từ mô mỡ.

Kháng insulin được định nghĩa là khi tình trạng giảm khả năng đáp ứng của các mô đích với mức độ lưu hành bình thường của insulin. Đây chính là cơ chế chính và quan trọng nhất trong sự phát triển của bệnh tiểu đường (đái tháo đường type 2). Hơn thế nữa kháng insulin cũng là một biểu hiện của một số rối loạn chuyển hóa khác trong cơ thể: Béo phì, rối loạn dung nạp glucose, rối loạn lipid máu và tăng huyết áp nằm trong bệnh cảnh của hội chứng chuyển hóa.


4 dấu hiệu cơ thể cảnh báo kháng insulin, người bệnh tiểu đường tuyệt đối không được bỏ qua-1
Ảnh minh họa

4 dấu hiệu cơ thể cảnh báo kháng insulin

Tăng mỡ nội tạng

Mỡ nội tạng tích tụ nhiều ở vùng bụng sẽ làm thay đổi cân bằng nội tiết trong cơ thể, từ đó có thể gây ra tình trạng kháng insulin. Mỡ quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm trong cơ thể.

Không những vậy, mỡ nội tạng còn tiết ra protein adipokine, có tác dụng làm giảm độ nhạy insulin của các mô gan và cơ.

Mụn thịt dư

Mụn thịt dư hay còn gọi là u mềm treo. Chúng là những khối da nhỏ, mềm, có màu tương tự như màu da. Các chuyên gia cho biết mụn thịt dư ở vùng cổ, nách có liên quan đến tình trạng kháng insulin.

Mụn thịt dư thường phát triển khi cơ thể bị kháng insulin. Nguyên nhân là do kháng insulin cung cấp điều kiện thuận lợi để các nguyên bào sợi biểu bì sinh sôi, cuối cùng hình thành mụn thịt.

Mức chất béo trung tính cao
Kháng insulin có thể khiến nồng độ chất béo trung tính tăng cao. Người mắc chỉ có thể phát hiện bằng cách xét nghiệm máu. Chất béo trung tính cao có thể gây xơ vữa động mạch, từ đó làm tăng nguy cơ bị đau tim, đột quỵ và một số bệnh tim mạch khác.

Mức cholesterol "tốt" HDL thấp

Một số bằng chứng nghiên cứu cho thấy mức cholesterol "tốt" HDL thấp có liên quan đến kháng insulin. Cholesterol HDL đóng vai trò rất quan trọng với quá trình điều chỉnh lượng cholesterol trong máu. Cụ thể, cholesterol HDL sẽ giúp đưa các cholesterol dư thừa ở nhiều nơi trong cơ thể về gan để xử lý.

Để ngăn ngừa kháng insulin, mọi người cần thường xuyên tập thể dục và ăn uống theo hướng lành mạnh hơn. Đặc biệt, các chuyên gia khuyến cáo cần bỏ rượu bia vì đây là yếu tố gây kháng insulin và nhiều vấn đề sức khỏe khác, theo Healthline.

4 dấu hiệu cơ thể cảnh báo kháng insulin, người bệnh tiểu đường tuyệt đối không được bỏ qua-2

Ai có nguy cơ gặp phải tình trạng kháng insulin?

Kháng insulin thường gặp hơn ở những người có dấu hiệu dưới đây:

- Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường

- Những người thừa cân (đặc biệt là xung quanh vùng bụng)

- Người ít hoạt động thể chất

- Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang

Cách làm giảm kháng insulin tự nhiên

Kháng insulin gây ra nhiều hệ quả xấu tới sức khỏe, vì vậy giảm kháng insulin là mục tiêu tiên quyết nhằm kiểm soát đường huyết, biến chứng tiểu đường. Bằng cách giảm cân, tăng cường vận động và kiểm soát chế độ ăn, bạn có thể đảo ngược kháng insulin, ngăn chặn tiền tiểu đường trở thành tiểu đường tuýp 2.

Việc áp dụng thói quen ăn uống lành mạnh, không hút thuốc lá có thể giúp kiểm soát cân nặng và làm giảm kháng insulin hiệu quả. Các chuyên gia khuyến khích bạn nên ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ, các loại rau củ ít tinh bột; hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo và nhiều đường.

Bạn đang xem: 4 dấu hiệu cơ thể cảnh báo kháng insulin, người bệnh tiểu đường tuyệt đối không được bỏ qua

Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe

Chia sẻ bài viết