10 tác hại của việc thức khuya có thể bạn chưa biết
Thức khuya thường xuyên sẽ gây ra các tình trạng ngủ không đủ giấc, đau đầu, mệt mỏi, da bị sạm nám và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu 10 tác hại của việc thức khuya trong bài viết dưới đây nhé!
Xem nhanh
1 Đau đầu, mệt mỏi
Não bộ là bộ phận phải tiếp nhận và xử lý rất nhiều các thông tin hàng ngày, vậy nên nó cũng sẽ đòi hỏi việc được nghỉ ngơi điều độ và đủ thời gian.
Nếu thức quá khuya đồng nghĩa với việc não bộ sẽ phải làm việc công suất cao hơn, từ đó dẫn đến tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, sẽ khiến cho bạn mất đi khả năng tập trung, minh mẫn cho ngày làm việc hôm sau.
Theo một số nghiên cứu của Dawn Buse, nhà tâm lý học lâm sàng và là Giám đốc y học hành vi tại Trung tâm Headache Montefiore, New York thì việc thức khuya lâu ngày sẽ gây ra tình trạng: đau nửa đầu, rối loạn tiền đình do căng thẳng tích tụ. Ngoài ra, việc thiếu ngủ vì thức khuya lâu dần sẽ dẫn đến những cơn đau đầu dữ dội.
2 Suy giảm trí nhớ
Theo các nhà khoa học thì người thức khuya thường có tỷ lệ suy giảm trí nhớ cao gấp 5 lần người bình thường ngủ đủ giấc.
Khi ngủ thường là khoảng thời gian để não bộ nghỉ ngơi và khởi động lại trước khi bắt đầu ngày mới. Việc ngủ muộn thường xuyên sẽ khiến cho việc nghỉ ngơi, cũng như ghi nhớ của não giảm sút gây nên chứng suy giảm trí nhớ.
3 Ảnh hưởng đến hệ miễn dịch
Thức khuya nhiều khiến cho cơ thể dễ rơi vào tình trạng thiếu năng lượng. Nó cũng là nguyên nhân khiến cơ thể mệt mỏi và làm cho sức đề kháng giảm sút.
Vì vậy những người thức khuya thường xuyên sẽ dễ bị mắc các bệnh do vi khuẩn gây nên như cúm, viêm nhiễm đường hô hấp,... hơn so với người ngủ đủ giấc.
4 Rối loạn nội tiết
Trong thời gian ngủ, cơ thể thường thực hiện việc bài tiết ra hormone cân bằng giúp tránh rơi vào trạng thái rối loạn nội tiết. Ở những người thường xuyên thức khuya hay ngủ không đủ giấc làm cho hormone bị thiếu hụt hoặc mất cân bằng.
Đối với phụ nữ, việc thường xuyên thức khuya sẽ khiến cơ thể bị rối loạn kinh nguyệt, tăng nguy cơ u xơ tử cung,... ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
5 Ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá
Thức khuya nhiều khiến cho dạ dày kích thích và tự sản sinh dịch vị, từ đó dẫn đến việc đói và ăn khuya. Ăn khuya thường xuyên, cùng với việc tăng dịch vị dạ dày là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày.
Bên cạnh đó, thời gian ngủ là lúc các tế bào niêm mạc dạ dày tự tái tạo và hồi phục, thức khuya quá nhiều sẽ khiến các tế bào này sẽ không được nghỉ ngơi dẫn đến suy yếu. Nếu bạn đã mắc các bệnh về dạ dày trước đó, việc thức khuya sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
6 Giảm thị lực
Ban đêm thường là khoảng thời gian mắt cần được nghỉ ngơi sau cả ngày làm việc, khi chúng ta thức đêm có nghĩa là mắt phải tiếp tục làm việc cộng với điều kiện không đủ ánh sáng lâu dần thị lực suy giảm.
Nếu thức khuya mà làm việc khiến mắt của bạn sẽ tiếp xúc với ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử như laptop, điện thoại, máy tính bảng, đòi hỏi mắt phải điều tiết và hoạt động nhiều hơn.
Việc tiếp xúc với ánh sáng xanh lâu ngày trong tình trạng thiếu ánh sáng sẽ khiến võng mạc bị tổn thương, gây nên tình trạng thoái hóa điểm vàng và lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng mù lòa.
7 Dễ mắc các bệnh về tim
Một nghiên cứu về giấc ngủ tại Bệnh viện Brigham & Women ở Boston đã cho thấy những người ngủ ít hơn 5 tiếng/ngày có nguy cơ mắc bệnh tim hơn 39% so với những người ngủ đủ giấc.
Ngoài ra, cứ mỗi lần bạn thay đổi thói quen ngủ của mình, ví dụ bạn đang theo một lịch trình ngủ nghỉ đều đặn vào mỗi ngày trong tuần nhưng lại thức khuya hoặc thức đến tận sáng vào cuối tuần để vui chơi, giải trí thì bạn đã làm tỉ lệ mắc bệnh tim tăng lên 11% rồi đấy.
8 Dễ bị trầm cảm
Nhiều nghiên cứu cho thấy những người có thói quen “cú đêm”, thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc chứng trầm cảm hơn những người ngủ đủ giấc.
Nguyên nhân là do việc thức khuya quá nhiều làm rối loạn đồng hồ sinh học cơ thể và đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến trạng thái tâm lý u sầu, rối loạn lo âu, trầm cảm.
9 Quầng thâm và bọng mắt
Việc thức khuya quá thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng tới quá trình tuần hoàn và lưu thông máu. Làn da khi ấy sẽ không được cung cấp đủ dưỡng chất và lượng oxy cần thiết trở nên khô và xuất hiện các vết thâm quầng hay bọng mắt
10 Da bị lão hoá nhanh, dễ nổi mụn
Ban đêm là lúc làn da được tái tạo vì vậy việc thức khuya thường xuyên sẽ khiến cho hoạt động tái tạo và điều tiết này bị ảnh hưởng, gây ra tình trạng khô da do da bị mất cân bằng độ ẩm, lâu dần da sẽ bị hư tổn, lão hóa nhanh chóng.
Bên cạnh đó khi thức khuya, nội tiết tố trong cơ thể phần nào cũng sẽ bị rối loạn và tiết ra nhiều chất nhờn, gây bít tắc lỗ chân lông và sinh ra mụn.
Hy vọng bài viết này đã giúp các bạn có thêm các thông tin hữu ích về chăm sóc bản thân nhé!.
Bạn đang xem: 10 tác hại của việc thức khuya có thể bạn chưa biết
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Thức khuya có tăng cân không? Nguyên nhân và cách rèn luyện thói quen ngủ sớm
- Dấu hiệu lão hoá và 8 cách chăm sóc vùng da mắt
- 3 tác dụng của massage mắt có thể bạn chưa biết
- 4 cách xoa bóp chân giúp ngủ ngon, tốt cho sức khỏe
- Bí quyết hạn chế tình trạng lên mụn do thức khuya xem bóng đá
- Mẹo chăm sóc da khi thức khuya xem bóng đá giải EURO