Vaccine COVID-19 - Những thông tin và quy trình tiêm chủng mọi người dân cần biết

Kể từ 12/2020, việc tiêm ngừa vaccine COVID-19 đã bắt đầu được triển khai tại nhiều quốc gia trên thế giới. Hãy cùng tìm hiểu các thông tin và quy trình tiêm chủng mọi người dân cần biết trong bài viết dưới đây nhé!

1Vaccine COVID-19 đang được phát triển như thế nào?

Vaccine được hoạt động thông qua việc mô phỏng các tác nhân gây bệnh như vi-rút, vi khuẩn hoặc vi sinh vật khác. Nhằm giúp cho hệ miễn dịch của chúng ta học cách đề kháng một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Thông thường, vaccine sẽ đưa vào cơ thể tác nhân gây bệnh ở trạng thái suy yếu để hệ miễn dịch có thể ghi nhớ. Bằng cách này, hệ miễn dịch của chúng ta có thể nhanh chóng nhận biết và tiêu diệt tác nhân gây bệnh trước khi chúng phát tác nếu chúng quay trở lại. Đó là cơ chế phát triển của vắc-xin COVID-19 của Oxford-AstraZeneca.

Các loại vaccine khác, chẳng hạn như vaccine RNA và vaccine DNA, đã áp dụng các phương pháp mới không sử dụng kháng nguyên (chất kích thích hệ miễn dịch tạo ra kháng thể) mà thay vào đó, mã di truyền được đưa vào cơ thể để hệ miễn dịch tự sản sinh ra kháng thể.

Vaccine COVID-19 đang được phát triển như thế nào?

2Vaccine COVID-19 có an toàn không?

Vaccine COVID-19 được phát triển và thử nghiệm bởi Đại học Oxford phối hợp với công ty liên doanh Anh-Thụy Điển AstraZeneca. Vaccine đã được cấp Giấy phép sử dụng khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và phê duyệt sử dụng tại Việt Nam bởi Chính phủ.

UNICEF luôn coi sự an toàn của trẻ em và gia đình, đặc biệt là việc cung cấp vaccine an toàn, là ưu tiên hàng đầu.

Vaccine COVID-19 có an toàn không?

3 Khi nào vaccine COVID-19 sẽ có mặt tại Việt Nam?

Bắt đầu từ tháng 12/2020, vaccine COVID-19 đã được phân phối và sử dụng ở nhiều quốc gia/khu vực trên thế giới. Theo chương trình COVAX (cơ sở COVAX), Việt Nam sẽ nhận được ít nhất 4,1 triệu liều vaccine COVID-19 từ Oxford-AstraZeneca. Theo kế hoạch, 1,2 triệu liều vaccine sẽ đến tay Việt Nam trong quý I/2021 và hơn 2,9 triệu liều vaccine sẽ đạt được trong quý II.

Trong tương lai gần, Chính phủ Việt Nam có thể mua các loại vaccine mới an toàn và hiệu quả đã được các quốc gia khác chấp thuận. Đồng thời, Việt Nam cũng đang nghiên cứu một số loại vaccine COVID-19 để thử nghiệm tính an toàn và hiệu quả. Điều này có thể đẩy nhanh việc thực hiện tiêm chủng trong toàn dân.

Khi nào vaccine COVID-19 sẽ có mặt tại Việt Nam?

4 Đối tượng được tiêm chủng vaccine COVID-19

Với nhu cầu sử dụng lớn trên toàn cầu vaccine không thể được tiêm cho tất cả mọi người cùng một lúc. Hiện tại, Việt Nam đặt ra 11 nhóm ưu tiên, bao gồm nhân viên y tế, nhân viên ngoại giao, hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh, lực lượng quân đội, lực lượng công an và giáo viên. Đây là những đối tượng được tiêm phòng đầu tiên. 

Trong những năm đầu sẽ không có đủ vaccine để tiêm chủng rộng rãi. Do đó, mọi người cần tiếp tục thực hiện những biện pháp phòng ngừa để bảo vệ bản thân cũng như gia đình và cộng đồng, bao gồm giãn cách xã hội, rửa tay thường xuyên và đeo khẩu trang.

Đối tượng được tiêm chủng vaccine COVID-19

5 Có nên cho trẻ em tiêm vaccine COVID-19 không?

Theo kế hoạch của COVAX, những lô vaccine đầu tiên chuyển đến các quốc gia sẽ ưu tiên cho cán bộ y tế, nhân viên xã hội và đối tượng có nguy cơ cao sẽ gặp những triệu chứng nặng nếu nhiễm vi-rút như người lớn tuổi hoặc người mắc bệnh lý nền. Khả năng cao là trẻ em sẽ không thuộc nhóm này. Những nhóm đối tượng này được ưu tiên nhằm giảm tỷ lệ mắc bệnh từ COVID-19 và duy trì hệ thống y tế để phục vụ toàn dân.

Các hướng dẫn và tình hình cung ứng vaccine có thể sẽ thay đổi bất cứ lúc nào. Do đó, phụ huynh nên cập nhật tin tức từ các nguồn chính thống như WHO và Bộ Y tế. Đồng thời, phụ huynh cần đảm bảo cho trẻ được tiêm chủng định kỳ theo đúng lịch và nghiên cứu thông tin về cách đưa trẻ đi tiêm phòng an toàn.

Có nên cho trẻ em tiêm vaccine COVID-19 không?

6Quy trình tiêm vaccine COVID-19

Bước 1: Khâu tiếp đón đo thân nhiệt, huyết áp

Bước 2: Bố trí khu vực chờ tiêm đảm bảo giãn cách

Bước 3: Thực hiện khám sàng lọc, khai thác tiền sử dị ứng

Bước 4: Nếu đủ điều kiện tiêm, chuyển sang thực hiện tiêm

Bước 5: Sau khi tiêm được theo dõi và xử lý các phản ứng sau tiêm với đầy đủ trang thiết bị cấp cứu, hộp chống sốc, hệ thống oxy trung tâm, máy thở…

Quy trình 9 bước để tiêm vaccine COVID-19

7 Người được tiêm vaccine COVID-19 sẽ có thể gặp phản ứng phụ nào?

Vaccine COVID-19 cũng có những triệu chứng phản ứng phụ không mong muốn khi tiêm như sốt, đau đầu, buồn nôn,… giống như các loại thuốc và vaccine nên người dân có thể hoàn toàn yên tâm khi tiêm chủng.

Bên cạnh đó, ngành y tế đã xây dựng sổ theo dõi sức khỏe điện tử giúp mỗi người dân có thể tự theo dõi tình hình sức khỏe, cũng như phản ứng sau tiêm với các cán bộ y tế, cơ sở y tế lập tức, kịp thời và có hệ thống.

Người được tiêm vaccine COVID-19 sẽ có thể gặp phản ứng phụ nào?

Nguồn: unicef.org

Trên đây là bài viết giới thiệu về thông tin cũng như quy trình tiêm chủng vaccine COVID-19. Cùng nghiên cứu thông tin về cách đi tiêm chủng sao cho an toàn nhé! 

Bạn đang xem: Vaccine COVID-19 - Những thông tin và quy trình tiêm chủng mọi người dân cần biết

Chuyên mục: Tra cứu thông tin

Chia sẻ bài viết