Vaccine AstraZeneca (AZD1222) phòng COVID-19: Những điều bạn cần biết

Nhằm ngăn ngừa tình trạng bùng phát của đại dịch COVID-19, vaccine AstraZeneca đến từ Anh đã được phê duyệt và sử dụng cấp bách ở Việt Nam. Hãy cùng chúng tôi tham khảo ngay các thông tin về vaccine AstraZeneca (AZD1222) phòng COVID-19 nhé.

Nhằm ngăn ngừa tình trạng bùng phát của đại dịch COVID-19, vaccine AstraZeneca đến từ Anh đã được phê duyệt và sử dụng cấp bách ở Việt Nam. Hãy cùng Điện máy XANH tham khảo ngay các thông tin về vaccine AstraZeneca (AZD1222) phòng COVID-19 nhé.

1Vaccine AstraZeneca (AZD1222) là gì? 

Vaccine AstraZeneca (AZD1222) là một trong những loại vaccine phòng chống dịch COVID-19, giúp cho hệ miễn dịch của người được được tiêm chủng có khả năng nhận biết và tiêu diệt virus Corona.

Theo kết quả nghiên cứu lâm sàng, AstraZeneca có khả năng ngăn ngừa dịch bệnh lên đến 89%. Một số nghiên cứu khác cho thấy sau khi tiêm 1 liều vaccine của hãng này trong khoảng thời gian từ 22 - 90 ngày vẫn có một số trường hợp nhiễm virus nhưng tỉ lệ tử vong giảm 80% so với nhóm không được tiêm.(*)

(*) Theo nguồn tin từ VNVC và WHO.

Vaccine AstraZeneca là vaccine phòng chống dịch COVID-19

2Vaccine AstraZeneca do nước nào sản xuất?

Vaccine AstraZeneca AZD1222 do Vương quốc Anh sản xuất bởi sự cộng tác của Hãng dược AstraZeneca và Đại học Oxford. AstraZeneca là công ty dược phẩm hàng đầu ở Anh và trên toàn thế giới, chuyên sản xuất các thuốc chữa trị về tim mạch, ung thư, miễn dịch và hô hấp. Vào năm 1994, hãng dược AstraZeneca có mặt tại Việt Nam nhằm hỗ trợ, bảo vệ tốt cho sức khỏe mọi người.

AstraZeneca đã được sử dụng rộng rãi tại khoảng 170 quốc gia. Theo thông tin của Reuters, hãng dược AstraZeneca đã ký hợp đồng cung cấp cho vaccine cho các nước ở Châu Âu.

(*) Theo nguồn tin từ VNVC và WHO.

Hãng dược AstraZeneca ở Anh

3Cơ chế hoạt động của vaccine AstraZeneca

Vaccine AstraZeneca lấy virus adeno của tinh tinh, làm mất khả năng sao chép và khiến chúng suy yếu. Vaccine chứa vật di truyền là protein gai có tên gọi là protein S hoặc spike. Sau khi vào cơ thể, vaccine sẽ mang mã di truyền của virus Corona quy định protein S cho tế bào, cơ thể bắt đầu hình thành cơ chế tự tạo ra protein S.

Khi đó, các tế bào miễn dịch trong cơ thể nhận biết được protein S thì sẽ tăng hệ miễn dịch, tạo ra kháng thể, bảo vệ cơ thể và tiêu diệt các tế bào protein S. Ngoài ra, các tế bào miễn dịch còn sản sinh ra nhiều tế bào miễn dịch chống lại virus Corona.

Đồng thời, hệ miễn dịch còn tạo ra những tế bào giúp phát hiện bệnh sớm hơn khi virus Corona xâm nhập lại vào cơ thể bằng cách nhận ra protein S trên bề mặt của virus Corona, nhờ đó chống lại bệnh COVID-19 dễ dàng và hạn chế lây lan trong cộng đồng. (*)

(*) Thông tin được tham khảo từ VNVC và WHO.

Cơ chế hoạt động của vaccine AstraZeneca

4Mức độ an toàn và hiệu quả của vaccine AstraZeneca

Mức độ an toàn và hiệu quả của vaccine AstraZeneca vượt hơn cả mong đợi của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới). Nó có hiệu lực bảo vệ trước tác nhân gây bệnh COVID-19 lên đến 89%. 

Theo các thí nghiệm lâm sàng của vaccine AZD1222, được công bố trên tờ The Lancet xác nhận rằng, đây là loại vaccine an toàn và hiệu quả để phòng tránh COVID-19 trong thời gian hiện nay, không có trường hợp nặng hay nhập viện xảy ra sau 22 ngày sau liều đầu tiên.

Cơ quan Y tế Công cộng Anh cũng xác nhận, vaccine này có hiệu lực 89% trong việc phòng ngừa COVID-19 có triệu chứng, giảm tỷ lệ bệnh nặng, tỷ lệ biến chứng và tử vong.

Kết quả nghiên cứu lâm sàng cũng đã ghi nhận vaccine không gây ra vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, mà còn tạo ra phản ứng miễn dịch tốt, cũng như gây ít phản ứng phụ ở người lớn tuổi nhờ tế bào lympho T và lympho B và sinh kháng thể của vaccine AstraZeneca. 

(Theo nguồn thông tin từ trang VNVC).

Mức độ an toàn và hiệu quả của vaccine AstraZeneca lên đến 89%

5Các đối tượng nên và không nên tiêm vaccine AstraZeneca

Những người đủ từ 18 tuổi trở lên nên tiêm vaccine AstraZeneca để ngăn ngừa lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, tăng cường hệ miễn dịch chống lại bệnh COVID-19.

Tuy nhiên, vaccine AstraZeneca sẽ không được tiêm cho một số đối tượng như sau:

  • Trẻ em hoặc thanh thiếu niên dưới 18 tuổi.
  • Người đang mắc bệnh, sốt cao trên 37 độ C.
  • Người có phản ứng dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vaccine.
  • Người có vấn đề về xuất huyết, chảy máu, bầm tím, hoặc đang dùng thuốc làm loãng máu (thuốc chống đông máu).
  • Phụ nữ có thai và cho con bú.
  • Những người mắc hội chứng Guillain-Barré hoặc bất cứ bệnh lý nào có tình trạng hủy myelin.
  • Người mắc bệnh hô hấp, tim mạch, tiêu hóa, gan, nội tiết, và thần kinh nặng không kiểm soát được.

(*) Theo nguồn tin từ VNVC và WHO.

Người đang mắc bệnh, sốt cao trên 37 độ C không được tiêm

6Vaccine AstraZeneca cần tiêm bao nhiêu mũi?

Theo thông tin chỉ định từ vaccine AstraZeneca chỉ tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên, tiêm 2 mũi:

  • Mũi 1: Lần đầu tiên tiêm.
  • Mũi 2: Sau mũi đầu tiên từ 4 - 12 tuần. (*)

(*) Theo WHO.

Vaccine AstraZeneca chỉ tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên, tiêm 2 mũi

7Tác dụng phụ không mong muốn của vaccine AstraZeneca

Tương tự như các loại vaccine phòng chống COVID-19, vaccine AstraZeneca sau khi tiêm sẽ có một số triệu chứng như sau:

  • Ở nơi tiêm: Nổi ban đỏ, chai cứng, sưng, ngứa, đỏ tại chỗ tiêm.
  • Ở cơ thể: Sốt, mệt mỏi, ớn lạnh, đau đầu, đau cơ hoặc đau khớp, buồn ngủ, giảm cảm giác thèm ăn, nôn mửa, tiêu chảy.

Thông tin được tham khảo trên trang của WHO. Để biết nhiều thông tin hơn, bạn vui lòng truy cập đường link tại đây (nội dung tiếng Anh).

Vaccine AstraZeneca sau khi tiêm có triệu chứng như mệt mỏi, sốt, đau đầu,...

8Một số lưu ý khi tiêm vaccine AstraZeneca

Khi tiêm vaccine AstraZeneca, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau để bảo vệ sức khỏe tốt nhất:

  • Nên đi cùng người thân, nếu người tiêm chủng có sức khỏe yếu.
  • Mang theo sổ tiêm chủng.
  • Cung cấp đầy đủ thông tin về sức khỏe cá nhân như tiền sử bệnh, các loại thuốc dị ứng, liệu pháp điều trị bệnh đang áp dụng, các loại vaccine được tiêm gần đây và phản ứng của cơ thể khi tiêm, những dị ứng gặp phải do nguyên nhân khác.
  • Thông báo đến bác sĩ là đang có thai hay chưa có thai, thời gian dự định mang thai.
  • Sau khi tiêm, ở lại trung tâm tiêm chủng 30 phút để theo dõi tình hình. Nếu có biểu hiện bất thường, hãy báo ngay cho bác sĩ.
  • Khi về nhà, tiếp tục theo dõi trong vòng 48 tiếng, nếu có bất kỳ tình trạng nào bất thường hãy liên hệ trung tâm y tế gần nhất để được hỗ trợ.

(*) Theo nguồn tin từ VNVC và WHO.

Sau khi tiêm, ở lại trung tâm tiêm chủng 30 phút để theo dõi tình hình

9Một số câu hỏi thường gặp về vaccine AstraZeneca

1. Sau khi tiêm, có cần cách ly và giữ khoảng cách với người xung quanh hay không?

Sau khi tiêm vaccine người tiêm chủng hoàn toàn có thể tiếp xúc với mọi người xung quanh, vì vaccine là các loại virus đã làm giảm tác dụng hoặc mất tác dụng gây bệnh vào trong cơ thể, chứ không phải đưa mầm bệnh vào trong cơ thể.

Chính vì thế, người tiêm chủng sẽ không có khả năng nhiễm bệnh do tiêm vaccine, không phải giữ khoảng cách.

2. Vaccine COVID-19 của AstraZeneca có bất kỳ tác dụng phụ nào hay không?

Sau khi tiêm, người tiêm chủng sẽ có một số triệu chứng như sốt, mệt mỏi, ớn lạnh, đau đầu, đau cơ hoặc đau khớp, buồn ngủ, giảm cảm giác thèm ăn, nôn mửa, tiêu chảy. Tuy nhiên, những triệu chứng này là vô cùng bình thường và sẽ khỏi sau 2 - 3 ngày.

3. Tiêm không đúng lịch có sao không?

Bạn nên tiêm đúng theo phác đồ dự kiến là 2 lần tiêm cách nhau 4 - 12 tuần nhằm đảm bảo tốt cho sức khỏe và để vaccine hoạt động đúng với chức năng. Nếu trễ tiêm đợt 2, hãy hỏi bác sĩ để có tư vấn tốt nhất.

Bạn nên tiêm đúng theo phát đồ dự kiến là 2 lần tiêm cách nhau 4 - 12 tuần

4. Thời điểm thích hợp để tiêm phòng vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca?

Bạn nên đi tiêm vaccine phòng COVID-19 khi có cơ hội để có thể bảo vệ bản thân, gia đình và tạo miễn dịch cho cộng đồng.

5. Vaccine được bảo quản như thế nào?

Vaccine được bảo quản trong nhiệt độ từ 2 - 8 độ C.

6. Vaccine đã được cấp phép tại Việt Nam chưa?

Vaccine COVID-19 của AstraZeneca đã được Bộ Y tế cấp phép có điều kiện cho nhu cầu cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 tại Việt Nam. Theo thông tin từ Bộ Y tế (được đề cập trong bài viết tại đây), vaccine AstraZeneca được triển khai tiêm chủng tại Việt Nam từ tháng 03/2021, hiện đang có số lượng sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam.

7. Vaccine COVID-19 của AstraZeneca dành cho đối tượng nào?

Vaccine COVID-19 an toàn cho người có độ tuổi từ 18 trở lên và người không có triệu chứng bệnh lý, nền hay dị ứng thuốc.

Vắc xin COVID-19 của AstraZeneca đã được Bộ Y tế cấp phép hoạt động tại Việt Nam

Nguồn tham khảo: VNVC, CDC, WHO. (Cập nhật ngày 16/08/2021).

Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp đến bạn những thông tin bổ ích về Vaccine AstraZeneca (AZD1222) phòng COVID-19. Hãy trang bị cho mình nhiều kiến thức để bảo vệ bản thân và người xung quanh mùa dịch nhé!

Bạn đang xem: Vaccine AstraZeneca (AZD1222) phòng COVID-19: Những điều bạn cần biết

Chuyên mục: Tra cứu thông tin

Chia sẻ bài viết