Trẻ sơ sinh ngậm ti giả có tốt không: Thời gian sử dụng và cai ti giả

Ti giả là vật dụng khá quen thuộc và trở thành một người bạn gắn bó với con trong khoảng thời gian đầu đời. Nếu bạn đang băn khoăn không biết trẻ sơ sinh ngậm ti giả có tốt hay không thì hãy theo dõi ngay bài viết của chúng tôi để nhận biết được những lợi ích cũng như tác hại khi bé ngậm ti giả nhé!

Ti giả là vật dụng khá quen thuộc và trở thành một người bạn gắn bó với con trong khoảng thời gian đầu đời. Nếu bạn đang băn khoăn không biết trẻ sơ sinh ngậm ti giả có tốt hay không thì hãy theo dõi ngay bài viết của Điện máy XANH để nhận biết được những lợi ích cũng như tác hại khi bé ngậm ti giả nhé!

1Có nên cho trẻ sơ sinh ngậm ti giả không?

Bên cạnh những ưu điểm như giúp hạn chế nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh, ít quấy khóc, bỏ tật mút tay thì quá lạm dụng vào ti giả cũng mang đến vài ảnh hưởng không tốt cho bé. Nếu mẹ biết cách và cho bé sử dụng ti giả một cách khoa học thì ti giả sẽ là một trợ thủ đắc lực, giúp quá trình nuôi con của mẹ trở nên nhẹ nhàng và dễ dàng hơn.

Trẻ sơ sinh ngậm ti giả trước khi biết bú mẹ sẽ gây cản trở cho bé trong việc tập bú mẹ, vì lúc này trẻ đã quen với việc ngậm ti. Do đó, không nên cho trẻ sơ sinh ngậm ti giả ngay từ khi mới lọt lòng, thường vào khoảng 4 đến 6 tuần sau sinh. Lúc này, bé đã biết cách bú mẹ, việc sử dụng ti giả không ảnh hưởng đến khả năng bú mẹ của con.

Ngoài ra, đối với những bé không hoàn toàn bú mẹ từ đầu, trẻ bú bình có thể sử dụng ti giả từ lúc mới sinh.

Không nên lạm dụng thói quen ngậm ti giả cho bé

2Ưu và nhược điểm khi ngậm ti giả mẹ nên biết

Ưu điểm

Sử dụng ti giả cho bé giúp mẹ dễ dàng hơn trong việc nuôi con. Những ưu điểm ti giả mang lại là: 

- Một số thống kê cho rằng trẻ em ngậm ti giả ít có nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh hơn. Ti giả sẽ giúp tạo ra khoảng trống giữa miệng và mũi bé với các vật dụng xung quang như chăn, gối,... Từ đó, giúp giảm thiểu tối đa tình trạng ngạt thở gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

- Ti giả giúp bé hết quấy khóc, cảm thấy thoải mái và dễ dàng đi vào giấc ngủ. Hình dạng của ti giả có thể dễ dàng đánh lừa bé như đang ngậm ti mẹ, mang lại cảm giác an toàn và gần gũi cho bé.

- Không chỉ vậy, ngậm ti giả còn giúp loại bỏ thói quen ngậm tay của bé, từ đó hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn từ tay vào miệng.

Ngậm ti giả đem đến một số lợi ích nhất định cho trẻ

Nhược điểm

Việc lạm dụng ti giả có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt đến bé. Cụ thể như sau:

- Việc phụ thuộc vào việc ngậm ti giả có thể gây nên rắc rối lớn cho bé nếu bé bị cảm lạnh, ngạt mũi. Lúc này, bé sẽ gặp khó khăn khi thở bằng mũi và việc ngậm ti giả cũng khiến cho việc thở bằng miệng của bé cũng bị hạn chế hơn. Bé sẽ bị khó chịu và quấy khóc, cáu kỉnh hơn.

- Việc ngậm ti giả quá thường xuyên có thể khiến dễ mắc các vấn đề về răng. Ngậm ti giả khiến nước bọt tiết ra nhiều dẫn đến cao răng cũng nhiều hơn.

- Nếu bị phụ thuộc vào ti giả, bé lười bú mẹ sẽ khiến cho sữa mẹ tiết ra ít hơn và tuyến sữa không được kích thích để sản sinh thêm sữa.

- Ngậm ti giả thường xuyên có thể là nguyên nhân khiến bé mắc bệnh viêm tai giữa.

Có thể thấy, nếu các mẹ cân nhắc cho con sử dụng ti giả một cách hợp lý, không lạm dụng quá nhiều vào nó thì những lợi ích ti giả mang lại là vô cùng lớn.

Ngậm ti giả đem đến những hậu quả khá nghiêm trọng

3Khi nào nên cai ti giả?

Thời gian cai ti giả cho bé

Theo như khuyến cáo của chuyên gia thì các mẹ không nên cho trẻ sử dụng ti giả trong khoảng từ 2 - 4 tuổi và nên cai ti giả cho trẻ càng sớm càng tốt, đặc biệt là trước 1 tuổi. Điều này là vô cùng cần thiết vì việc ngậm ti giả sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển của răng miệng và khuôn mặt trẻ.

Cần cai ti giả cho trẻ càng sớm càng tốt, đặc biệt là trước 1 tuối

Làm sao cai ti giả cho bé?

Để cai ti giả cho bé, bạn cần nắm những nguyên tắc sau:

- Cho bé một khoảng thời gian để thích nghi: Bạn không nên ngừng cho bé sử dụng ti giả quá đột ngột mà hãy dành thời gian để cắt giảm dần giúp bé có thể thích nghi và hạn chế sự quấy khóc của bé.

- Chọn thời điểm bé ít quấy khóc nhất để tập cai ti giả cho bé: Vào những lúc bé đang ngủ hoặc đang tập trung chơi đồ chơi, xem truyện tranh,... bạn nên hạn chế cho bé sử dụng ti giả để tập dần thói quen cho bé.

- Đánh lạc hướng bé: Khi bé đòi ngậm ti giả, bạn hãy cố gắng tìm các phương pháp thay thế khác giúp bé quên đi cơn thèm ti giả như cho bé chơi đồ chơi, xem truyện tranh, xem phim hoạt hình, dắt bé đi dạo và nhiều hoạt động đánh lạc hướng khác.

- Nếu bé đã lớn, hãy nói chuyện với bé về việc cai ti giả: Khi trẻ đã 2 - 3 tuổi, bạn có thể tâm sự và chia sẻ cho bé biết về sự cần thiết của việc cai ti giả và cố gắng trấn an cũng như động viên bé nếu bé thực hiện tốt.

Chọn phương pháp thích hợp để việc cai ti cho bé dễ dàng hơn

Với những thông tin trên, hi vọng các mẹ đã có những giải đáp thỏa đáng cho câu hỏi: Trẻ sơ sinh ngậm ti giả có tốt không và biết được những lợi ích và cũng như tác hại khi ngậm ti giả để chú ý hơn khi cho con mình sử dụng ti giả nhé!

Bạn đang xem: Trẻ sơ sinh ngậm ti giả có tốt không: Thời gian sử dụng và cai ti giả

Chuyên mục: Mẹ & Bé

Chia sẻ bài viết