10 lưu ý cho trẻ dùng ti giả đúng cách, an toàn mẹ cần biết

Với những lợi ích của việc cho bé sử dụng ti giả, thì các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng thế nào cho hợp lý và các mẹ cần nắm rõ ưu - nhược điểm khi dùng, thêm vào đó cần có kỹ năng chăm sóc để việc dùng núm vú giả an toàn nhất nhé!

Với những lợi ích của việc cho bé sử dụng ti giả, thì các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng thế nào cho hợp lý và các mẹ cần nắm rõ ưu - nhược điểm khi dùng, thêm vào đó cần có kỹ năng chăm sóc để việc dùng núm vú giả an toàn nhất nhé!

1Thời điểm sử dụng - Thời điểm cai

Thời điểm cho trẻ sử dụng ti giả: Các mẹ chỉ nên cho trẻ ngậm ti giả khi trẻ đã bú tốt (bú mẹ/bú bình tốt), tối thiểu sau tháng tuổi đầu tiên, trừ trường hợp của các trẻ sinh non nằm viện, bác sĩ có thể cho trẻ sử dụng ti sớm để có được lợi ích về phát triển vận động miệng hầu và kích thích phản xạ bú tốt.

Thời điểm sử dụng - Thời điểm cai

Nếu trẻ đủ tháng bình thường, mà ba mẹ muốn cho trẻ ngậm ti giả trước 1 tháng tuổi, thì nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn hợp lý.

Sau khi trẻ được 6 tháng tuổi, nên xem xét cai ti giả từ từ cho trẻ. Muộn nhất là khi trẻ được hơn 1 tuổi, trẻ nên được cai ti giả hoàn toàn.

2Thời gian sử dụng

Khi trẻ đến giai đoạn trẻ đã cai sữa, vì thế trẻ hay quấy khóc và thiếu đi cảm giác an toàn do không được gần mẹ. Bởi vậy, việc sử dụng ti giả sẽ giúp trẻ cảm thấy an toàn hơn. Ngoài ra, sử dụng ti giả sẽ giúp lưỡi của trẻ linh hoạt hơn và thuận tiện cho việc ăn uống.

Sử dụng ti giả có thực sự ảnh hưởng đến răng của trẻ?

Khi trẻ xuất hiện các biểu hiện nhu cầu mút, khi cho trẻ ngậm ti giả thì ba mẹ nên xem trẻ có đói bụng, mệt hay không thì phải giải quyết nhu cầu này của trẻ trước, chứ không nên cho trẻ ngậm ti giả ngay.

3Nên tiệt trùng khi sử dụng

Trước khi cho trẻ ngậm ti giả, ba mẹ nên tiệt trùng nó bằng cách trụng nước sôi khoảng 5 phút, sau đó để nguội mới cho trẻ ngậm.

Hằng ngày, mẹ phải rửa xà phòng ti giả sau mỗi lần bé sử dụng, và người lớn không nên mút/liếm ti giả trước khi con ngậm vì nghĩ vậy là sạch, nhưng thực tế, hành động này của ba mẹ có thể khiến các vi trùng từ miệng mình truyền sang bé.

4Không nhúng vào đồ ngọt, mật ong

Tuyệt đối không nên nhúng ti giả vào đồ ngọt như đường, mật ong sẽ khiến trẻ thêm thích thú và thoải mái. Điều này, có thể khiến răng trẻ bị hỏng, hay thậm chí, mật ong còn có thể gây ngộ độc cho những bé dưới 12 tháng tuổi.

Mẹ có thể rảnh tay để có thêm thời gian chăm sóc bé

5Không nên treo ti giả quanh cổ trẻ

Các mẹ không nên treo ti giả quanh cổ trẻ, vì có thể có nguy cơ thắt ngạt cho trẻ. Hơn nữa, việc này làm cho ti giả dễ tiếp xúc với vi khuẩn dễ dàng, gây ảnh hưởng đến bé khi ngậm.

6Không nên tự làm ti giả tại nhà

Không nên tự làm ti giả tại nhà, các mẹ nên mua những ti giả được thiết kế an toàn, đảm bảo có chứng nhận của cơ quan nghiệp vụ.

7Đừng ép con ngậm ti

Chỉ sử dụng ti giả khi trẻ cần được “an ủi” (ví dụ như khi bé đau ốm), hoặc khi cần như trẻ buồn ngủ, đi ngủ và không nên ép trẻ ngậm ti. 

Thời điểm không nên cho bé ngậm núm vú giả

8Nên chọn loại núm vú mà trẻ thích

Việc chọn lựa ti giả trẻ thích có thể giúp trẻ ngoan hơn và để dễ dàng chăm sóc khi trẻ bị bệnh,…Trẻ ngậm ti giả sẽ có phản xạ nuốt và ngậm nhanh hơn so với những trẻ em khác.

Đừng ép con ngậm ti

9Sử dụng loại ti giả phù hợp với độ tuổi của trẻ

Nên chọn loại ti có hình dạng phù hợp với độ tuổi của trẻ, để tránh làm hỏng hình dáng răng phát triển của trẻ.

Sử dụng loại ti giả phù hợp với độ tuổi của trẻ

10Thay ti thường xuyên

Luôn chú ý kiểm tra ti giả thường xuyên xem có bị rách, hỏng gì không để thay kịp thời cho trẻ, dù ti giả vẫn bình thường thì vẫn nên thay sau 2 tháng sử dụng.

Hi vọng với những thông tin trên sẽ giúp được phần nào khi để con mình sử dụng núm vú giả 1 cách hiệu quả nhất nhé!

Bạn đang xem: 10 lưu ý cho trẻ dùng ti giả đúng cách, an toàn mẹ cần biết

Chuyên mục: Mẹ & Bé

Chia sẻ bài viết