Top 8 ngôi chùa nổi tiếng ở TP.HCM nên đi vào ngày Vu Lan
Cứ đến ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng năm, phật tử trên cả nước hoan hỉ chào đón ngày lễ Vu Lan (nhằm ngày 22/8/2021). Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tổ tiên nói chung. Hãy cùng chúng tôi tham khảo top 8 ngôi chùa nổi tiếng ở TP.HCM nên đi vào ngày Vu Lan nhé!
Cứ đến ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng năm, phật tử trên cả nước hoan hỉ chào đón ngày lễ Vu Lan (nhằm ngày 22/8/2021). Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tổ tiên nói chung. Hãy cùng Điện máy XANH tham khảo top 8 ngôi chùa nổi tiếng ở TP.HCM nên đi vào ngày Vu Lan nhé!
Xem nhanh
1Chùa Xá Lợi
Chùa xây dựng để thờ xá lợi Phật tổ nên khi khánh thành hòa thượng Khánh Anh đặt tên chùa là Xá Lợi. Chùa Xá Lợi là ngôi chùa đầu tiên trên địa bàn thành phố xây dựng theo lối kiến trúc mới. Bên trên là bái đường còn bên dưới là giảng đường. Ngôi chùa được tạo thành bởi nhiều bộ phận khác nhau như: chánh điện, toà tháp chuông, nhà trai đường, phòng phát hành kinh sách, phòng khách,...
Tượng phật được thếp vàng toàn thân. Trước tượng Phật là nơi tôn thờ xá lợi Phật, được đặt trong một tháp nhỏ. Chính điện ở trên lầu đặt một bộ tranh lớn gồm 15 bức miêu tả lịch sử đức Phật Thích Ca từ lúc sơ sinh cho đến khi nhập Niết Bàn.
2Chùa Giác Lâm
Chùa Giác Lâm có lối kiến trúc chữ Tam (Ξ) gồm ba dãy nhà ngang nối liền nhau: chính điện, giảng đường và nhà trai. Mái chùa gồm 4 vạt, sống mái đều thẳng. Chính điện theo kiểu nhà dân gian truyền thống: một gian hai chái, bốn cột chính (tứ trụ). Không gian trong điện rộng và sâu, có 56 cột to màu nâu sẫm. Các cột đều được chạm khắc lên các câu đối và thếp vàng công phu.
Trước chùa là bảo tháp xá lợi với 7 tầng hình lục giác. Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát được đặt trước sân, dưới bóng cây bồ đề do Đại đức Narada mang từ Sri Lanka sang trồng ngày 18 tháng 6 năm 1953.
3Chùa Bửu Long
Chùa Bửu Long có tên là Thiền viện Tổ đình Bửu Long, tọa lạc trên một ngọn đồi bên sông Đồng Nai. Chùa Bửu Long mang nét kiến trúc độc đáo của các ngôi chùa ở Thái Lan, Ấn Độ pha trộn cùng nét kiến trúc các chùa thời Nguyễn.
Điểm nổi bật của chùa là toà tháp Gotama Cetiya rộng trên 2000 mét vuông được khởi công xây dựng năm 2007 và hoàn thành năm 2013. Bảo tháp Gotama Cetiya là nơi thờ xá lợi Phật và các Chư Thánh Tăng. Tháp cao 70 m và được xây dựng theo nét của văn hóa Phù Nam.
4Chùa Bà Thiên Hậu
Vị thần được thờ chính trong chùa là Thiên Hậu Thánh Mẫu. Chùa Bà Thiên Hậu được xây dựng theo kiểu nhà đặc trưng của người Hoa với tổ hợp 4 ngôi nhà tạo thành hình chữ "khẩu" hoặc "quốc". Không gian chùa luôn được thoáng mát, đủ ánh sáng nhờ có các giếng trời giữa các dãy nhà.
Chùa được trang trí bởi các bức phù điêu bằng gốm và các hoạ tiết hình chim thú, hoa lá,... tạo nên sự tin tưởng và ấm áp. Trong chùa hiện đang lưu trữ nhiều cổ vật quý, đã có từ lâu đời như: 2 đại động từ năm 1796 và 1830, bộ lư phát lam có từ năm 1886,...
5Chùa Vĩnh Nghiêm
Chùa Vĩnh Nghiêm do hai Hòa thượng là Thích Tâm Giác và Thích Thanh Kiểm cho xây dựng. Chùa lấy nguyên mẫu thiết kế từ một ngôi chùa gỗ cùng tên tại làng Đức La, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Chùa tọa lạc trên một khuôn viên rộng thoáng, khoảng 6.000 m2, sát đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Kiến trúc chùa theo lối cổ miền Bắc Việt Nam, nhưng bằng kỹ thuật và vật liệu xây dựng thời hiện đại.
6Chùa Hoằng Pháp
Chùa Hoằng Pháp tọa lạc trên khu đất diện tích 6 hecta, lúc đầu chùa xây dựng bằng gạch đinh, hai tầng mái ngói. Năm 1965, chùa đã đón 60 gia đình gồm 361 nhân khẩu về chùa nuôi dưỡng đồng thời xây 55 căn nhà cho đồng bào định cư. Năm 1968, chùa tiếp nhận 365 em từ 06 đến 10 tuổi về nuôi dạy. Ngày 23 tháng 3 năm 1995, chùa xây lại khu chánh điện.
Chùa Hoằng Pháp đã trải qua nhiều giai đoạn tái thiết và nâng cấp. Hiện nay, chùa có khuôn viên rộng lớn với nhiều cây cao bóng mát quanh năm. Từ năm 2005, chùa tổ chức khóa tu mùa hè dành cho học sinh và sinh viên. Có năm chùa đón nhận gần 6000 học sinh, sinh viên đến dự tu Khóa tu mùa hè.
7Chùa Minh Hương
Chùa Minh Hương là nơi thờ Quan Thánh Đế - Quan Vũ (162 – 219) còn được gọi là Quan Công nên còn gọi là chùa Ông. Chùa Minh Hương là một ngôi chùa có kiến trúc đẹp, mang đặc trưng của người Hoa. Từ cổng đến mái vòm đều có hoa văn dày đặt, những bức tượng tả cảnh sinh hoạt chốn thần tiên. Cuối hai mái vòm cong vút lại có tượng ông Tơ bà Nguyệt vươn tay.
Trong chánh điện chùa đặt bức tượng Quan Thánh Đế mặt đỏ râu dài, áo bào uy nghi. Tả hữu quanh ông có tượng thờ 5 bà Ngũ Hành và ông Địa. Ngôi chùa tuy không bề thế nhưng không gian tâm linh uy nghiêm, huyền diệu thoát tục. Những câu chuyện tâm linh xảy ra nơi đây khiến chùa luôn mang một sự linh thiêng và đầy bí ẩn.
8Chùa Ngọc Hoàng
Chùa Ngọc Hoàng là tên thường gọi của Điện Ngọc Hoàng, tên chữ là Phước Hải Tự. Người Pháp thì gọi là chùa Đa Kao. Chùa Ngọc Hoàng là một ngôi chùa cổ, kiến trúc theo lối đền chùa Trung Hoa với trang trí rực rỡ. Chùa xây bằng gạch, mái lợp ngói âm dương, trang trí bờ nóc, góc mái bằng các tượng gốm màu. Trong chùa có nhiều tác phẩm nghệ thuật: Tranh thờ, tượng thờ, liễn đối, hương án bằng các chất liệu gỗ, gốm hoặc giấy bồi.
Chùa Ngọc Hoàng không giống với những ngôi chùa ở trong địa bàn thành phố khi chính điện thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế, Huyền Thiên Bắc Đế với các thiên binh, thiên tướng. Ngoài ra, còn phối thờ Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát và một số thần linh quen thuộc trong tín ngưỡng của người Hoa cũng như là người dân Việt Nam. Nơi đây không chỉ nổi tiếng với người dân trong nước mà còn là điểm thu hút khách du lịch nước ngoài khi ghé thăm thành phố Hồ Chí Minh. Người dân Việt thường đến khấn cầu về chuyện con cái bởi sự linh thiêng của nơi đây.
Bạn đang xem: Top 8 ngôi chùa nổi tiếng ở TP.HCM nên đi vào ngày Vu Lan
Chuyên mục: Du lịch