Top 10 sân vận động lớn nhất trên thế giới | Cập nhật 2021
Sân bóng đá được xem là biểu tượng tiêu biểu của những quốc gia sở hữu nó. 10 sân vận động dưới đây chính là những sân đấu lớn nhất thế giới cập nhật đến tháng 06/2021, mời bạn cùng chúng tôi điểm qua nhé
Sân bóng đá được xem là biểu tượng tiêu biểu của những quốc gia sở hữu nó. 10 sân vận động dưới đây chính là những sân đấu lớn nhất thế giới cập nhật đến tháng 06/2021, mời bạn cùng Điện máy XANH điểm qua nhé
Xem nhanh
- Sân vận động Narendra Modi (Ấn Độ)
- Sân vận động Rungrado 1/5 (Triều Tiên)
- Sân vận động Michigan (Hoa Kỳ)
- Sân vận động Beaver (Hoa Kỳ)
- Sân vận động Ohio Stadium (Hoa Kỳ)
- Sân vận động Kyle Field College (Hoa Kỳ)
- Sân vận động Neyland (Hoa Kỳ)
- Sân vận động Tiger (Hoa Kỳ)
- Sân vận động Darrell K. Royal-Texas Memorial (Hoa Kỳ)
- Sân vận động Bryant – Denny (Hoa Kỳ)
1Sân vận động Narendra Modi (Ấn Độ)
Sân vận động Narendra Modi thường được gọi là các sân vận động Motera (vì đó là nơi nó tọa lạc), và ban đầu có tên Sân vận động Gujarat. Sau khi được tái thiết kế vào năm 2020, nó không chỉ là sân vận động lớn nhất ở Ấn Độ mà còn là sân vận động lớn nhất thế giới với sức chứa hiện tại là 132.000 người.
Sân vận động được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1983. Nó chủ yếu được sử dụng để tổ chức các trận đấu cricket, bao gồm các trận đấu trong các kỳ World Cup Cricket 1987, 1996 và 2011. Ngày 24/2/2021, sân vận động cricket lớn nhất thế giới ở Ấn Độ đã được đặt lại theo tên của Thủ tướng Narendra Modi.
2Sân vận động Rungrado 1/5 (Triều Tiên)
Sân vận động mùng 1 tháng 5 Rungrado, thường được gọi là Sân vận động 1 tháng 5, là một sân vận động đa năng. Được xem là một sân vận động khổng lồ, bởi vì nó sẽ làm lóa mắt ngay cả những người hâm mộ thể thao đi du lịch trên thế giới.
Sân vận động này được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, trong đó dùng cho các hoạt động thể thao là phổ biến nhất. Nhiều trận đấu bóng đá mang tầm quốc gia, khu vực và quốc tế được diễn ra tại đây.
3Sân vận động Michigan (Hoa Kỳ)
Sân vận động Michigan là một sân vận động bóng bầu dục của Mỹ, nằm trong top danh sách 10 sân vận động lớn nhất ở Hoa Kỳ và Tây Bán Cầu; đồng thời là sân vận động lớn thứ 3 thế giới. Sức chứa chính thức của sân là 107.601 người, nhưng khi trưng dụng hết có thể chứa tối đa lên tới 115.000 người.
Sân Michigan được khởi công xây dựng và thiết kế với phần móng cho phép mở rộng sức chứa vào năm 1972, sau nhiều lần sửa chữa trong tương lai thì sân vận động chính thức hoàn thành năm 2010. Sân thường được sử dụng cho các buổi lễ tốt nghiệp chính của đại học Michigan và các cuộc thi đóng đá của trường đại học.
4Sân vận động Beaver (Hoa Kỳ)
Sân vận động Beaver là sân vận động bóng đá, nằm trong danh sách 10 sân vận động thể thao lớn nhất thế giới, thuộc Đại học Bang Pennsylvania. Được xây dựng để vinh danh James A. Beaver. Ông được công nhận là một trong những nhà lãnh đạo có ảnh hưởng nhất trong sự phát triển của các trường đại học vào thời điểm chuyển giao thế kỷ.
Sân vận động này chủ yếu được sử dụng để tổ chức các cuộc thi bóng đá ở các trường đại học. Lúc đầu sân chỉ chứa được 46.284 chỗ. Sau đó, sau các lần sửa chữa, mở rộng, sức chứa tại đây đã lên tới 106.527 chỗ. Đây là sân nhà của câu lạc bộ Penn State Nittany Lions. Sân vận động Beaver với sức chứa kỷ lục là 110.753 người vào năm 2002.
5Sân vận động Ohio Stadium (Hoa Kỳ)
Sân vận động Ohio Stadium là sân vận động bóng đá Mỹ thuộc Đại học Bang Ohio. Sức chứa ban đầu của sân là 66.210 người, sau đó tăng lên đến mức hơn 100.000 người (2001) và hiện tại là 102.780 người. Sức chứa kỷ lục của sân là 105.708 khán giả.
Ohio Stadium được biết đến nhiều hơn với biệt danh "Chiếc móng ngựa" vì hình dạng của nó. Sân này thường được dụng cho hoạt động thể thao của các trường đại học trong khu vực.
6Sân vận động Kyle Field College (Hoa Kỳ)
Sân vận động Kyle Field College là sân vận động bóng bầu dục Mỹ, thuộc đại học Texas A&M. Sân vận động này còn được gọi là "Nhà của Người đàn ông thứ 12". Sức chứa chính thức của sân là 102.733 chỗ vào năm 2015, khiến nó trở thành sân vận động lớn thứ năm trên thế giới và là sân vận động lớn thứ tư ở Hoa Kỳ.
Sân vận động Kyle Field College được dùng để tổ chức các trận bóng đá playoff cho các trường trung học Texas. Bên cạnh đó, một số trại huấn luyện bóng đá cũng được tổ chức trong mùa hè tại sân này với nhiều vận động viên trẻ tham gia.
7Sân vận động Neyland (Hoa Kỳ)
Sân vận động Neyland là sân bóng đá Mỹ thuộc Đại học Tennessee, là sân nhà của đội bóng Tennessee Volunteers. Sức chứa ban đầu là 3.200 người và qua nhiều lần mở rộng, năm 2004, sân đã chứa được 109.061 người.
Tuy nhiên, khác với những sân vận động khác vốn tập trung mở rộng sức chứa, sân Neyland đã trải qua 2 lần trùng tu để giảm sức chứa của nó lại, tới hiện tại chỉ còn 102.455 chỗ.
8Sân vận động Tiger (Hoa Kỳ)
Sân vận động Tiger là sân vận động bóng đá, là sân nhà của đội bóng LSU Tigers, thuộc Đại học Bang Louisiana. Sân này còn được mệnh danh là "Thung lũng Chết", bởi vì các phương tiện truyền thông và người hâm mộ đều cho rằng bầu không khí trong ngày thi đấu khiến nó trở thành một trong những nơi khó chơi nhất đối với các đội đối phương.
Sức chứa ban đầu của sân là 12.000 người, qua nhiều lần mở rộng đã đạt được sức chứa là 102.321 người, gấp gần 9 lần so với trước đó. Sau đó, sân nhượng quyền thương mại cho nhà máy bia Châu Á Thái Bình Dương, lấy tên thương hiệu là bia Tiger.
9Sân vận động Darrell K. Royal-Texas Memorial (Hoa Kỳ)
Sân vận động Darrell K. Royal-Texas Memorial thuộc Đại học Texas tại Austin. Sân được đặt tên để vinh danh huấn luyện viên bóng đá huyền thoại Darrell K. Royal của họ và để tưởng nhớ những người bang Texas đã thiệt mạng trong Thế chiến thứ nhất.
Đây là sân vận động có sức chứa lớn thứ chín trên thế giới, lớn thứ tám ở Hoa Kỳ và lớn thứ hai trong tiểu bang Texas sau Kyle Field. Sân được sử dụng khi có các hoạt động thể thao ở các trường đại học. Sân được ghi nhận lượng người tham dự hơn 100.000 người, và thường xuyên chứng kiến đám đông vượt quá sức chứa 102.315 người.
10Sân vận động Bryant – Denny (Hoa Kỳ)
Sân vận động Bryant – Denny là sân bóng đá Mỹ thuộc Đại học Alabama, được xây dựng vinh danh hiệu trưởng George H. Denny của trường. Sau này, vào năm 1975, sân được thay đổi bao gồm tên của hiệu trưởng và tên của huấn luyện viên huyền thoại lâu năm "Bear" Bryant.
Không giống như các sân vận động bóng đá đại học lớn khác, số lượng người tham dự không bao giờ vượt quá sức chứa chính thức, nhưng kể từ khi mở rộng vào năm 2010, sân vận động đã đạt tới sức chứa chính thức tối đa 29 lần.
Nếu có cơ hội, hãy ghé đến đây tham quan và chiêm ngưỡng các sân vận động lớn nhất hành tinh này nhé!.
Bạn đang xem: Top 10 sân vận động lớn nhất trên thế giới | Cập nhật 2021
Chuyên mục: Giải trí
Các bài liên quan
- Top bình luận viên bóng đá nổi tiếng thú vị nhất Việt Nam
- Top cầu thủ bóng đá Việt Nam nổi tiếng, tài giỏi và nhiều thành tựu
- Top HLV bóng đá xuất sắc nhất thế giới ở thế kỷ 21
- Top 10 sân vận động lớn nhất Việt Nam | Cập nhật 2021
- Top 12 homestay Đồng Văn giá rẻ, view đẹp đến nao lòng
- UEFA EURO là gì? Những thông tin thú vị về giải bóng đá EURO