Top 10 bài hát cách mạng bất hủ, hào hùng nhất

Vượt qua bao nhiêu khó khăn thử thách của thời gian, đến nay các ca khúc cách mạng vẫn vẹn nguyên sức sống, sức lan tỏa trong lòng người. Cùng chúng tôi điểm qua top 10 bài hát cách mạng bất hủ, hào hùng nhất nhé!

Vượt qua bao nhiêu khó khăn thử thách của thời gian, đến nay các ca khúc cách mạng vẫn vẹn nguyên sức sống, sức lan tỏa trong lòng người. Cùng Điện máy XANH điểm qua top 10 bài hát cách mạng bất hủ, hào hùng nhất nhé!

1Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây

Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây là tên một trong những bài thơ tiêu biểu của Phạm Tiến Duật, được sáng tác trong những năm tháng chống Mỹ khốc liệt trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại, bài thơ vừa mang một sắc thái hùng tráng, vừa là một khúc tình ca lãng mạn. Năm 1971, bài thơ được đã nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc và trở thành một bản nhạc phổ biến với rất nhiều người nghe nhạc ngày nay.

2Cô Gái Mở Đường

Cô Gái Mở Đường là bài hát được sáng tác dựa trên sự bất ngờ của nhạc sỹ Xuân Giao khi ở đâu đó giữa màn đêm tối trên đường hành quân lại được nghe vút lên tiếng hát trong trẻo, yêu đời.

Câu hát mở đầu ca khúc cũng chính là bối cảnh tại tuyến đường cầu Hàm Rồng - nơi tác giả đã từng hành quân qua rất nhiều lần. Hình ảnh những “cô gái miền quê ra đi cứu nước” đã được nhạc sỹ Xuân Giao khắc họa chi tiết theo từng giai điệu của bài hát với vẻ đẹp vừa dịu dàng vừa gan dạ không sợ bất kì điều gì kể cả bom đạn.

3Tấm Áo Chiến Sĩ Mẹ Vá Năm Xưa

Ca khúc Tấm Áo Chiến Sĩ Mẹ Vá Năm Xưa được viết trong một tíc tắc nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý vô tình gặp một người phụ nữ có khuôn mặt rất giống mẹ ông. Nhớ đến mẹ, nhớ đến những người phụ nữ chịu thương, chịu khó thức thâu đêm vá áo cho những chiến sĩ bộ đội để họ có một tấm áo đi hành quân chống lại giặc thù

Bài hát khi ra đời đã gây được sự xúc động đặc biệt cho người nghe. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý sáng tác đã phỏng theo chất liệu dân ca quan họ, giai điệu đằm thắm và lời ca thì giản dị nhưng đã khắc sâu được vào tâm trí của người nghe.

4Chiếc Gậy Trường Sơn

Chiếc Gậy Trường Sơn của nhạc sĩ Phạm Tuyên nói về lòng quyết tâm của những người lính Quân đội Nhân dân Việt Nam vượt khó khăn để ra mặt trận. Bài hát được viết trong thời gian ông đi công tác ở làng Hòa Xá, Ứng Hòa, Hà Tây nay là Hà Nội.

Ở đây có phong trào trao gậy Trường Sơn cho con em nhập ngũ như một chiếc huân chương trước khi lên đường vào Nam chiến đấu, cảm động về hình ảnh này mà nhạc sĩ đã viết ra bài hát này.

5Bác Đang Cùng Chúng Cháu Hành Quân

Bác Đang Cùng Chúng Cháu Hành Quân được viết với nhịp 2/4 và tiết tấu chắc khỏe đã diễn tả những bước chân vững vàng, dứt khoát và đầy tự tin của những người chiến sĩ yêu đời, lạc quan khi thực hiện sứ mệnh thiêng liêng là bảo vệ nước nhà. Đi cùng với những chiến sĩ anh dũng là hình ảnh Bác, người luôn luôn là một lãnh đạo và cũng là động lực để các chiến sĩ phấn đấu và chiến đấu hết mình.

6Đường Trường Sơn Xe Anh Qua

Đường Trường Sơn Xe Anh Qua được nhạc sĩ Văn Dung viết ngay trong lúc trên đường ra trận như một lời cổ vũ, thôi thúc những chiến sĩ hướng về miền Nam ruột thịt, tạo động lực để làm nên chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Ca khúc mang âm hưởng hào hùng, khí thế trào dâng nhưng vẫn đâu đó là sự thiết tha, sâu lắng đã trở nên rất đỗi thân thương, quen thuộc đối với nhiều người, nhất là những người trong cuộc đã từng trực tiếp cầm súng chiến đấu.

7Chào Em Cô Gái Lam Hồng

Chào Em Cô Gái Lam Hồng là ca khúc mà nhạc sĩ Ánh Dương viết về những nữ thanh niên xung phong can trường, dũng cảm, quên cả thân mình để bảo vệ những con đường tải đạn mà ông được tiếp xúc trong lúc ra trận

Ca khúc mang đậm chất dân ca với phần lời mộc mạc, giản dị như tái hiện cho người nghe những năm tháng chiến đấu, hy sinh bảo vệ tổ quốc vừa hào hùng nhưng cũng không kém phần nên thơ.

8Đất Nước Trọn Niềm Vui

Đất Nước Trọn Niềm Vui là bài hát do cố nhạc sĩ Hoàng Hà sáng tác năm 1975, trong bối cảnh đất nước Việt Nam đang hân hoan trong ngày vui thống nhất khi chiến dịch Hồ Chí Minh đang tiến gần đến những ngày thắng lợi cuối cùng.

Ca khúc được sáng tác và thu âm trong cùng ngày 26 tháng 4 năm 1975 và ngay ngày hôm sau, 27 tháng 4 năm 1975, ca khúc đã được phát đi khắp cả nước lần đầu tiên trên sóng truyền thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam để khích lệ mọi người trong những giây phút thiêng liêng lịch sử.

9Sợi Nhớ Sợi Thương

Sợi Nhớ Sợi Thương viết về tình yêu, nỗi nhớ trong những năm tháng chiến tranh, bom đạn. Chúng được cụ thể hóa thành đơn vị sợi nhỏ nhoi nhưng lại rất bền chặt, dài lâu. Từng sợi thương li ti kết lại thành mái che rợp đầy nhung nhớ của những cô gái gửi sang cho người yêu trên dặm dài chiến đấu. Vô vàn sợi nhớ đan thành vòm xanh mát rượi với mong được che mát cho người dấu yêu trên đường hành quân chang chang nắng lửa.

10Năm Anh Em Trên Một Chiếc Xe Tăng

Năm Anh Em Trên Một Chiếc Xe Tăng của nhạc sĩ Doãn Nho hoàn thành và gửi đến Tổng cục Chính trị đã được đoàn ca múa của Tổng cục Chính trị dàn dựng, thu thanh, phát sóng trước, nhanh chóng được bộ đội và quần chúng nhân dân yêu thích. Sau này, bài hát trở thành ca khúc truyền thống của binh chủng Tăng - Thiết giáp và hiện nay là một trong mười bài hát quy định của toàn quân.

Trên đây là top 10 bài hát cách mạng bất hủ, hào hùng nhất. Chúc bạn có những giây phút giải trí tuyệt vời nhé!

Bạn đang xem: Top 10 bài hát cách mạng bất hủ, hào hùng nhất

Chuyên mục: Giải trí

Chia sẻ bài viết