Tìm hiểu về ngày Môi trường Thế giới năm 2021: Ngày diễn ra, chủ đề và các hoạt động
Ngày Môi trường Thế giới là ngày gì và diễn ra vào ngày nào trong năm? Ý nghĩa của ngày Môi trường Thế giới là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn thông tin về ngày Môi trường Thế giới trong bài viết sau nhé.
Ngày Môi trường Thế giới là ngày gì và diễn ra vào ngày nào trong năm? Ý nghĩa của ngày Môi trường Thế giới là gì? Hãy cùng Điện máy XANH tìm hiểu kỹ hơn thông tin về ngày Môi trường Thế giới trong bài viết sau nhé.
Xem nhanh
1Ngày Môi trường Thế giới là gì? Nhằm ngày nào?
Để hiểu về nguồn gốc ngày Môi trường Thế giới, chúng ta cần trở lại ngày 5/6/1972 tại Stockholm, Thụy Điển. Đây là ngày diễn ra hội nghị Liên Hợp Quốc và các vấn đề con người và môi trường đã được đưa ra thảo luận trước tình hình môi trường đang bắt đầu trở nên xấu dần. Và từ đó, ngày Môi trường Thế giới (tiếng Anh: World Environment Day - viết tắt: WED) đã được Liên Hợp Quốc lựa chọn là ngày 05/06/1972.
Ngày Môi trường Thế giới được tổ chức để nâng cao hiểu biết của mọi người về tầm quan trọng của môi trường và khuyến khích các người dân và các chính phủ tổ chức thực hiện hoạt động cải thiện môi trường, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Hiện nay, đã có hơn 150 quốc gia hưởng ứng và tham gia ngày Môi trường Thế giới và con số đang dần tiếp tục tăng lên.
2Chủ đề của ngày Môi trường Thế giới năm 2021
Ngày Môi trường Thế giới năm 2021
Chủ đề ngày Môi trường Thế giới năm 2021 là "Khôi phục các thế hệ" (tiếng Anh: #GenerationRestoration). Chúng ta không thể quay ngược thời gian nhưng chúng ta có thể trồng cây, sửa sang lại vườn nhà, thay đổi chế độ ăn khỏe mạnh để cuộc sống tốt đẹp hơn. Sự kiện năm nay sẽ được tổ chức ở Pakistan.
Ngày Môi trường Thế giới năm 2020
Chủ đề môi trường năm 2020 là “Hành động vì thiên nhiên” (tiếng Anh: #ForNature) tập trung bảo vệ sự đa dạng sinh học. Sự kiện được diễn ra tại Colombia nơi có nguồn sinh học đa dạng nhất thế giới.
Sự đa dạng sinh học đang bị ảnh hưởng bởi 5 nguyên nhân gồm: biến đổi khí hậu, khai thác quá mức các loại động thực vật hoang dã, sử dụng khai thác đất thay đổi, ô nhiễm môi trường tăng cao, nhiều sinh vật ngoại lai xâm hại gây bệnh.
Tại Việt Nam, Chính phủ đã kêu gọi mọi người thực hiện các hành động bảo vệ môi trường như phân loại rác, hạn chế sử dụng đồ nhựa, rác thải kim loại, túi nilon, trồng nhiều cây xanh, bảo vệ nguồn nước, sử dụng các vật liệu từ thiên nhiên, sử dụng năng lượng sạch.
Ngày Môi trường Thế giới năm 2019
Chủ đề năm 2019 là “Ô nhiễm không khí và hành động của chúng ta” (tiếng Anh: #BeatAirPollution) nhằm kêu gọi mọi người quan tâm và cải thiện chất lượng không khí. Sự kiện được diễn ra ở Trung Quốc nơi có chất lượng không khí đang dần trở nên tệ hơn.
Theo số liệu của Liên hợp Quốc, hàng năm có 7 triệu người chết do ô nhiễm không khí, và tại Châu Á là khoảng 4 triệu người. Các chất gây ô nhiễm chiếm nguyên nhân lớn trong sự nóng lên toàn cầu. Đặc biệt, lượng khí metan đã tăng gấp 34 lần trong 100 năm qua, ảnh hưởng lớn đến chất lượng không khí của thế giới.
Ngày Môi trường Thế giới năm 2018
Chủ đề năm 2018 là “Giải quyết ô nhiễm nhựa" (tiếng Anh: #BeatPlasticPollution) được tổ chức tại New Delhi, Ấn Độ.
Tính đến năm 2018 có khoảng 500 tỷ túi nhựa được sử dụng và tiêu thụ. Tuy nhiên các túi nhựa này lại không được xử lý, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, sức khỏe con người. Người ta ước tính sẽ có khoảng 33 tỷ tấn nhựa được sản xuất cho đến năm 2050 nếu tần suất sử dụng nhựa như hiện nay vẫn tiếp tục diễn ra.
Ngày Môi trường Thế giới năm 2017
Chủ đề ngày Môi trường Thế giới năm 2017 là: "Kết nối con người với thiên nhiên – từ đất liền, trong các thành phố, từ xích đạo đến các cực" (tiếng Anh: #WithNature) được tổ chức ở Ottawa, Canada.
Tại Việt Nam, để hưởng ứng sự kiện này, nhiều chương trình trồng cây xanh, cuộc thi sáng tác bảo vệ môi trường hội chợ triển lãm về công nghệ môi trường, các sản phẩm sinh thái đã được tổ chức.
Ngày Môi trường Thế giới năm 2016
Năm 2016 Liên hợp Quốc đã công bố chủ đề là “Đấu tranh chống lại buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã” (tiếng Anh: Wild For Life) được tổ chức tại Luanda, Angola.
Chủ đề này được tuyên truyền nhằm ngăn chặn săn bắn bất hợp pháp các động vật hoang dã đang diễn ra rất phức tạp. Việc này ảnh hưởng đến đe dọa sự tuyệt chủng của các động vật quý hiếm, từ đó dẫn đến sự kiệt quệ về đa dạng sinh học.
3Các hoạt động thường diễn ra trong ngày Môi trường Thế giới
Các hoạt động diễn ra vào ngày Môi trường Thế giới xoay quay chủ đề môi trường với các hình thức đa dạng và nhận được nhiều sự hưởng ứng trên toàn cầu như:
- Dọn vệ sinh rừng, dọn vệ sinh bãi biển,
- Diễu hành,
- Các cuộc thi viết, vẽ, tìm hiểu về môi trường,
- Trồng cây xanh gây rừng
- Tái chế rác thải,...
Khi ngày Môi trường Thế giới diễn ra, mọi người sẽ nhận được các thông điệp chính thức từ Tổng thư ký Liên Hợp Quốc về vấn đề môi trường, cách bảo vệ môi trường trên thế giới. Các tổ chức môi trường, chính phủ sẽ tổ chức hoạt động, tham gia ký kết các hiệp ước bảo vệ môi trường trong ngày này.
Hàng năm Liên Hợp Quốc sẽ chọn ra một thành phố làm nơi tổ chức các hoạt động trọng tâm cho cả thế giới. Các hoạt động sẽ diễn ra theo một chủ đề riêng của năm đó.
Kể từ năm 1987, Liên hợp Quốc phát động thêm buổi Lễ trao giải thưởng Global 500 với mong muốn khuyến khích các cá nhân, tổ chức hành động bảo vệ môi trường. Theo số liệu tính đến năm 1999, đã có 647 cá nhân và tổ chức được trao nhận giải Global 500.
Trên đây là thông tin về ngày Môi trường Thế giới. Mong rằng những thông tin này đã giúp ích cho bạn và hãy luôn nâng cao ý thức bảo vệ môi trường vì sự sống của chúng ta nhé!
Bạn đang xem: Tìm hiểu về ngày Môi trường Thế giới năm 2021: Ngày diễn ra, chủ đề và các hoạt động
Chuyên mục: Tra cứu thông tin