Thủ phạm không ngờ gây tích mỡ bụng
Thịt hộp được cho mà món không tốt cho người đang muốn giảm cân, dễ gây tăng tích mỡ bụng. Ảnh: Freepik.
Một chế độ ăn uống cân bằng là phần thiết yếu của mọi lối sống lành mạnh, nhất là khi bạn muốn giảm cân. Điều đó đồng nghĩa chúng ta nên ăn các thực phẩm tươi, nguyên chất như trái cây, rau xanh, ngũ cốc thay vì thực phẩm đã qua chế biến như đồ ăn đóng hộp, đông lạnh, chiên rán…
Một trong những thực phẩm chế biến mà các chuyên gia khuyến cáo không nên xuất hiện trong bữa ăn khi bạn giảm cân là thực phẩm đóng hộp, theo She Finds.
Đóng hộp là phương pháp bảo quản thực phẩm trong thời gian dài bằng cách đóng gói trong hộp kín. Phương pháp đóng hộp lần đầu tiên được sử dụng vào cuối thế kỷ XVIII, nhằm cung cấp nguồn thực phẩm ổn định cho binh lính và thủy thủ trong chiến tranh. Quy trình đóng hộp có thể thay đổi tùy theo sản phẩm, nhưng có 3 bước chính.
- Xử lý: Thực phẩm được gọt vỏ, cắt lát, băm nhỏ, bỏ xương, bỏ vỏ hoặc nấu chín.
- Niêm phong: Thực phẩm chế biến được niêm phong trong hộp.
- Hun, sấy: Làm nóng lon để tiêu diệt vi khuẩn có hại và ngăn ngừa hư hỏng. Điều này giúp thực phẩm được bảo quản ổn định và an toàn để ăn trong 1-5 năm hoặc lâu hơn.
Thực phẩm đóng hộp phổ biến bao gồm trái cây, rau, đậu, súp, thịt và hải sản. Trong đó, thịt hộp thường chứa nhiều natri và chất bảo quản. Mặt hàng này có thể phổ biến trong các tủ thức ăn ở nhiệt độ thường dài ngày mà không bị hỏng. Rủi ro sức khỏe mà chúng gây ra thường không đáng kể. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng đây là thực phẩm nên tránh bằng mọi giá nếu không muốn tích mỡ bụng.
Theo chuyên gia sức khỏe Jesse Feder, thịt hộp nằm trong danh sách đen của những người giảm cân vì nó rất giàu calo, chất béo, chất béo bão hòa và natri. Ngoài ra, một số loại thực phẩm đóng hộp cũng được bổ sung nhiều chất béo/dầu để tăng hương vị. Hệ quả là món ăn này có rất nhiều calo.
Tùy thuộc vào thời hạn sử dụng dự kiến và loại thực phẩm, các món như thịt hộp thường được bổ sung thêm đường, muối và chất bảo quản khác trong quá trình đóng hộp. Điều này lý giải vì sao đồ hộp thường có vị mặn. Điều này có thể không phải là nguy cơ sức khỏe với hầu hết người dân, song, nó có thể là vấn đề với nhóm mắc bệnh lý nền như huyết áp cao.
Tuy nhiên, bất kỳ dạng đường bổ sung nào cũng gây hại cho sức khỏe. Nó có liên quan nguy cơ phát triển nhiều bệnh mạn tính cao hơn như bệnh tim, béo phì và tiểu đường type II, suy giảm nhận thức, gan nhiễm mỡ không do rượu và một số dạng ung thư.
Calo, chất béo dễ gây ra hàng loạt vấn đề sức khỏe như bệnh tim mạch, đặc biệt không tốt với bất kỳ ai muốn giảm cân. Liên quan đến rủi ro sức khỏe tim mạch, ông Feder cho biết lượng chất béo bão hòa cao trong thịt hộp dễ làm tăng mức cholesterol xấu, có thể gây tắc nghẽn động mạch. Ngoài ra, hàm lượng natri cao có thể gây tích nước và tăng huyết áp. Vì vậy, bạn nên bỏ món này ra khỏi chế độ ăn nếu muốn giảm cân hoặc không muốn tăng tích mỡ vòng hai.
Ngoài ra, một số phương pháp đóng hộp có thể sử dụng chất bảo quản hóa học hoặc tự nhiên để tăng thời hạn sử dụng và cải thiện kết cấu, mùi vị của thực phẩm.
Theo Zing
Bạn đang xem: Thủ phạm không ngờ gây tích mỡ bụng
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Ảnh hưởng của mỡ bụng với nguy cơ tử vong sớm
- Diệt mỡ bụng tại nhà: Một động tác vừa giúp eo thon bụng phẳng vừa săn chắc bắp đùi
- Vợ giấu chồng đi 'đánh mỡ bụng', một tháng sau vào viện với vài chục ổ áp xe to như quả táo
- Cách giảm mỡ bụng gây 'sốc' bằng chày cán bột, CĐM 'chào thua' khổ chủ về độ chịu đau!
- Tác hại của mỡ bụng tới trí thông minh