Tết Trùng Thập 10/10 là gì? Ý nghĩa và nguồn gốc Tết Trùng Thập

Tết Trùng Thập 10/10 là gì? Ý nghĩa và nguồn gốc Tết Trùng Thập như thế nào? Mời bạn theo dõi bài viết này của chúng tôi để hiểu rõ hơn về ngày Tết đặc biệt này nhé.

Tết Trùng Thập 10/10 là gì? Nguồn gốc của Tết Trùng Thập

Tết Trùng Thập chính là ngày Tết diễn ra vào ngày 10/10 Âm lịch hằng năm. Ngày Tết này trong Phật giáo còn được gọi là ngày Tết Hạ Nguyên.

Theo sách Dược lễ, ngày 10 tháng 10 Âm chính là Tết thầy thuốc bởi thời điểm này những cây thuốc quý được coi là tốt nhất, hội tụ được khí âm dương của đất trời và kết được sắc tứ thời xuân, hạ, thu, đông.

Còn theo những nhà nghiên cứu văn hóa, ngày Tết Trùng Thập xuất phát từ các nhà đồng cốt, thầy thuốc. Vào ngày này, các ông đồng, bà cốt hay các thầy thuốc truyền thống Đông y sẽ tổ chức tiệc cúng khá linh đình, trang trọng. Có người sẽ mời cả anh em, bạn bè, khách hàng lâu năm để cùng đến vui với gia đình mình.

Ở nông thôn Việt Nam, ngày Tết Trùng Thập còn được xem là ngày Tết mừng cơm mới bởi đây chính là thời điểm vừa thu hoạch lúa thóc xong. Vào dịp Tết này, các gia đình ở nông thôn sẽ làm lễ cúng, nấu chè, làm bánh giầy, thổi cơm bằng gạo mới, luộc gà... để dâng lên bàn thờ tổ tiên nhằm cảm tạ đất trời, Thần linh đã ban cho một mùa vụ bội thu.

Tết Trùng Thập là gì

Ý nghĩa Tết Trùng Thập

Tết Trùng Thập có ý nghĩa gì? Thực ra, ngày Tết Trùng Thập này mang khá nhiều ý nghĩa. Với mỗi ngành nghề, ngày Tết này lại có một ý nghĩa khác nhau, cụ thể như:

Ý nghĩa Tết Trùng Thập với thầy thuốc

Những người thầy thuốc xưa rất coi trọng ngày Tết Trùng Thập này bởi theo sách Dược lễ thì đây là một ngày tốt. Ngày 10/10 Âm chính là thời điểm cây thuốc tụ hội được khí âm dương, kết sắc tứ thời xuân, hạ, thu, đông để sinh trưởng và phát huy tác dụng chữa bệnh.

Ý nghĩa Tết Trùng Thập với nông dân

Đây chính là thời điểm kết thúc thời gian cấy trồng trong một năm. Vì thế, vào ngày này người nông dân thường tổ chức ăn mừng nhằm tưởng nhớ đến Tiên Nông đã giúp họ có mùa màng bội thu.

Ý nghĩa Tết Trùng Thập với ông đồng, bà cốt

Ngày 10/10 với những người này có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Họ sẽ thường làm mâm lễ rất lớn, linh đình để cảm tạ Thần linh đã che chở, giúp đỡ cho họ.

Một số phong tục của người Việt vào ngày Tết Trùng Thập

Mỗi ngành nghề sẽ có những phong tục khác nhau vào ngày Tết Trùng Thập này. Cụ thể như:

  • Với thầy thuốc: Họ sẽ thường đi rừng hái thuốc vào ngày Tết Trùng Thập này sau đó về tổ chức ăn uống, hát ca cùng với bạn bè, người thân.
  • Với nông dân: Tết Trùng Thập còn được coi là Tết cơm mới. Vào ngày này họ sẽ tổ chức làm bánh giầy bằng gạo mới, nấu cỗ, nấu chè kho để dâng lên cúng tế gia tiên cùng Thần linh để tỏ lòng thành kính. 
  • Với ông đồng, bà cốt: Họ sẽ tổ chức tiệc lễ linh đình, long trọng để cúng bái vào ngày Tết Trùng Thập này.
  • Với các dân tộc thiểu số ở vùng Tây Bắc: Họ sẽ tổ chức ăn mừng Tết cơm mới sau khi thu hoạch lúa ngô. Họ ăn mừng tết cơm mới suốt cả tháng, khi bắt đầu có mưa mới bắt tay vào một vụ trồng trọt mới.
  • Với các vùng đồng bằng Cửu Long: Họ cũng làm bánh giầy, bánh tét để mừng vụ mùa bội thu vào ngày Tết Trùng Thập 10/10.

Tết Trùng Thập

>>> Xem thêm: 

Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp bạn biết được Tết Trùng Thập 10/10 là gì cũng như ý nghĩa và nguồn gốc Tết Trùng Thập như thế nào. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Nếu có nhu cầu trang bị các sản phẩm đồ gia dụng, điện máy điện lạnh, y tế sức khỏe, thiết bị văn phòng.

Bạn đang xem: Tết Trùng Thập 10/10 là gì? Ý nghĩa và nguồn gốc Tết Trùng Thập

Chuyên mục: Tra cứu thông tin

Chia sẻ bài viết