Tảo mộ là gì? Ngày tảo mộ là ngày mấy? Lễ vật, văn khấn tảo mộ cuối năm
Những ngày cuối năm Âm lịch, bên cạnh việc trang hoàng, dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị mua sắm Tết thì người Việt còn không quên một phong tục rất đẹp đó chính là đi tảo mộ. Vậy tục tảo mộ là gì? Ngày tảo mộ là ngày mấy và lễ vật, văn khấn tảo mộ cuối năm cần chuẩn bị thế nào? Mời bạn theo dõi bài viết này của chúng tôi để có được câu trả lời nhé.
Xem nhanh nội dung
Tảo mộ là gì?
Tảo mộ là một trong những nét văn hóa rất đặc trưng của người Việt Nam. Tục lệ này thể hiện lòng hiếu thảo, thể hiện sự kính trọng của con cháu đối với tổ tiên, các đấng sinh thành và những người đã khuất.
Hiểu một cách đơn giản thì tảo mộ chính là hoạt động dọn dẹp cỏ dại, sửa sang, quét dọn lại phần mộ của những người thân đã mất trong gia đình trước khi Tết đến xuân về.
Tục tảo mộ không chỉ thể hiện lòng thành kính đối với các bậc bề trên mà đây còn là dịp để gia đình quây quần, ôn lại kỷ niệm, đồng thời nhắc nhở nhau phải ghi nhớ công ơn của tổ tiên, ông bà, từ đó phấn đấu trong học hành, công việc để mang đến những điều tốt đẹp nhất cho bản thân cũng như gia đình.
Ngày tảo mộ là ngày mấy?
Tảo mộ khi nào? Người Việt Nam có quan niệm, khi bước sang một năm mới thì mọi điều cũng cần phải mới mẻ, tươm tất. Vì thế, ngay cả phần mộ của người thân cũng vậy. Họ thường tiến hành tục tảo mộ này vào khoảng thời gian từ ngày 20 đến chiều 30 Tết để phần mộ được dọn dẹp sạch sẽ, khang trang trước khi năm mới tới.
Có nhiều dòng tộc lớn, còn quy định rất rõ ràng về ngày tảo mộ để con cháu trong dòng tộc cùng thực hiện một cách trang nghiêm nhất.
Đi tảo mộ cần chuẩn bị gì? Lễ vật cúng tảo mộ gồm những gì?
Đi tảo mộ cần chuẩn bị vật dụng gì?
Tảo mộ chính là hành động sửa sang, dọn dẹp phần mộ, vì thế khi đi tảo mộ bạn cần chuẩn bị những vật dụng như sau:
- Xẻng, cuốc để đắp lại phần mộ cho đầy đặn (nhiều nơi còn có quan niệm dùng cuốc để cuốc xung quanh mộ nhằm mở đường để tổ tiên, ông bà về ăn Tết với con cháu).
- Các vật dụng có thể quét dọn phần mộ, nhổ cỏ.
- Bật lửa.
- Nhang.
Ngoài ra, khi tảo mộ, bạn cũng cần kiểm tra xung quanh phần mộ có bị tổ mối xông hay bị các loại động vật đục khoét, phá hoại hay không. Nếu thấy hiện tượng bất thường, bạn cần tiến hành xử lý ngay.
Lễ vật cúng tảo mộ gồm những gì?
Bên cạnh những vật dụng để dọn dẹp nấm mộ thì bạn cũng cần chuẩn bị các lễ vật để tiến hành nghi thức tảo mộ cuối năm.
- 1 mâm lễ chay hoặc mặn.
- 1 bộ tam sinh gồm 1 miếng thịt lợn, 3 hoặc 5 con cua (có thể thay bằng tôm), 1 hoặc 3 quả trứng vịt.
- Nhang, đèn, giấy ngũ sắc, vàng mã.
- Hoa quả tươi.
- Trầu cau.
- Rượu.
- Chè.
- Nước...
Những lưu ý khi đi tảo mộ cuối năm
Khi tiến hành cúng tảo mộ cuối năm, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
- Nên tiến hành tảo mộ cuối năm vào buổi sáng, hạn chế tảo mộ vào những ngày trời u ám để tránh nhiễm khí lạnh làm ảnh hưởng tới sức khỏe.
- Tuyệt đối không nên đùa giỡn, cười nói to khi đi tảo mộ.
- Nên ăn mặc lịch sự, trang trọng để thể hiện sự tôn nghiêm, thành kính với những người đã khuất.
- Sau khi đi tảo mộ về, bạn cần tắm giặt sạch sẽ để loại bỏ hàn khí, bụi bẩn.
- Trước khi tiến hành dọn dẹp phần mộ, người chủ gia đình hoặc người lớn tuổi cần thực hiện thắp nhang, đèn xin phép và đọc văn khấn tảo mộ cuối năm. Trong khi đợi hương tàn, con cháu có thể tiến hành dọn dẹp phần mộ và khi nhang cháy được 2/3 thì gia chủ có thể tiến hành hóa vàng và xin thụ lộc.
Bài cúng tảo mộ cuối năm chuẩn
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).
Con kính lạy vong linh... Hôm nay là ngày… tháng… năm… nhằm tiết... Chúng con là:... thành tâm sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Chư Vị Tôn Thần về việc lễ tạ mộ phần. Nguyên có vong linh thân nhân của gia đình chúng con là:... hiện phần mộ an táng ở nơi này. Đội ơn Chư vị Tôn thần che chở, ban ân, vong linh được yên ổn vui tươi nơi chín suối. Lại nhờ có duyên lành, gia đình chúng con được vong linh thường về ghé thăm, linh ứng giúp chỉ dẫn các công các việc được đầu xuôi đuôi lọt, nhờ thế toàn gia được an ninh khang thái, từng bước tiến bộ. Nay nhằm ngày lành tháng tốt, gia đình chúng con sắm sửa lễ tạ mộ những mong báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin Chư vị Tôn Thần lai giáng án tiền, nhận hưởng lễ vật, chứng minh tâm đức. Cúi mong vong linh chấp kỳ lễ bạc, lời kêu tiếng khấn, tờ đơn cánh sớ, tùy phương ứng biến, độ trì toàn gia, từ trẻ tới già, luôn được vui tươi, mạnh khỏe. Chúng con dâng biếu vong linh tài mã gồm... (đọc tên các đồ mã dâng cho vong). Âm dương cách trở, bát nước nén hương, giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám. Cẩn cáo. |
Hi vọng rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp bạn hiểu được tảo mộ là gì, ngày tảo mộ là ngày mấy và lễ vật, văn khấn tảo mộ cuối năm như thế nào. Chúc bạn có thể chuẩn bị thật tốt cho lễ tảo mộ của gia đình mình dịp sắp tới.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Bạn đang xem: Tảo mộ là gì? Ngày tảo mộ là ngày mấy? Lễ vật, văn khấn tảo mộ cuối năm
Chuyên mục: Tra cứu thông tin
Các bài liên quan
- 2 Bài văn khấn tảo mộ cuối năm chuẩn nhất
- 3 Văn khấn tạ mộ cuối năm, bài cúng tạ mộ cuối năm chuẩn nhất
- Cách tính điểm thi xét tuyển đại học 2021 chính xác
- Nghi thức, bài văn khấn cúng phóng sinh đơn giản tại nhà
- Khối C gồm những môn nào, ngành nào? Các trường đại học khối C
- Điểm khuyến khích thi THPT quốc gia là gì? Khác gì điểm ưu tiên?