Tại sao phải tiệt trùng, tiệt trùng bình sữa của bé? Những điều cần phải làm khi khử trùng bình sữa cho bé
Tiệt trùng bình sữa của bé được xem là một trong những điều mà mà phải thực hiện mỗi ngày. Vậy tại sao phải tiệt trùng, tiệt trùng bình sữa của bé? Những điều cần phải làm khi khử trùng bình sữa cho bé? Bài viết dưới đây sẽ giải thích đến bạn.
Xem nhanh
1Tại sao phải tiệt trùng, tiệt trùng bình sữa của bé?
Bình sữa là vật dụng để đựa sữa, nguồn dinh dưỡng thiết yếu và quan trọng nhất của bé. Chính vì vậy, bình sữa cần phải đảm bảo vệ sinh khi một số vi sinh vật như virus, vi khuẩn và nấm có thể tích tụ trong bình sữa.
Sau đó, chúng sẽ vào sữa của bé và xâm nhập vào cơ thể, khiến trẻ bị nôn mửa, nấm hoặc tiêu chảy. Vì vậy, bạn cần phải khử trùng bình sữa đúng cách trước khi sử dụng.
Việc khử trùng bình sữa không cần thực hiện ngay sau mỗi lần cho bé bú, miễn là bạn rửa sạch với nước nóng và bảo quản trong một hộp đựng sạch sẽ. Thỉnh thoảng, bạn nên khử trùng bình sữa cho bé.
Nếu bé bị cảm hoặc bị cúm, bạn cần phải khử trùng thường xuyên hơn, bạn cần khử trùng bình sữa cho đến khi bé cai bú bình hoàn toàn.
2Năm sai lầm khi rửa bình sữa các mẹ nên tránh
Làm sạch bình sữa chỉ bằng nước lã và nước sôi
Làm sạch bình sữa bằng nước lã và nước sôi là không đủ bởi chất béo có trong sữa bột có thể luồn lách vào nắp chai, núm vú và các đường xoắn của nắp chai, dễ bị mùi và là môi trường nảy sinh vi khuẩn.
Vì thế, các bác sĩ khuyên cha mẹ nên làm sạch bình sữa của bé bằng bàn chải chuyên dụng, đặc biệt là các vị trí rãnh cần được làm sạch nhất.
Khử trùng quá muộn
Vi khuẩn sinh sản là rất nhanh nếu như bạn khử trùng bình sữa muộn. Nhiều mẹ thường có thói quen đến khi nào cần dùng bình để pha sữa cho con mới đi khử trùng.
Tuy nhiên, cách tốt nhất là bình sữa cần phải được khử trùng 1 lần/ ngày để ngăn chặn vi khuẩn. Ngay cả khi bạn đã rửa sạch bằng nước vẫn cần phải khử trùng ngay.
Để bình sữa ẩm và cất đi
Thói quen sau khi rửa sạch bình sữa, không cần làm khô mà đậy nắp kín cất đi luôn cần phải bỏ đi bởi cách làm này rất dễ nảy sinh vi khuẩn có hại.
Vì vậy, ngay sau khi rửa bình sữa xong, mẹ nên giữ cho bình sữa khô, núm vú khô và tất cả những dụng cụ ăn của bé thật ráo nước và khô mới đậy lại hoặc cất đi.
Khi nào cần mới đi rửa
Đây là thói quen của khá nhiều bà mẹ bận rộn. Khi con ăn sữa xong thường chưa rửa luôn mà để ra chậu và khi nào cần dùng đến mới đi rửa.
Tuy nhiên, theo thời gian, chất béo trong sữa dính vào chai cũng như núm vú rất khó để làm sạch nên cũng có thể có cả ổ vi khuẩn trong đó.
Rửa chung núm vú và bình với nhau
Thực tế núm vú rất quan trọng và việc làm sạch nó cũng quan trọng không kém. Một số núm vú giả có khả năng tích lũy bụi bẩn nhiều hơn bình sữa.
Vì thế, cách tốt nhất là núm vú nên được ngâm trong nước ấm một thời gian. Sau đó mới dùng bàn chải chà sạch, làm khô tại chỗ.
3Những điều cần phải làm khi tiệt trùng bình sữa cho bé
Sử dụng nước lọc để rửa và khử trùng bình
Nước máy thông thường có chưa các chất độc hại và còn lẫn các tạp chất khác, để đảm bảo an toàn hơn bạn nên dùng nước lọc.
Bên cạnh đó, ngay cả khi bạn khử trùng bình sữa bằng hơi nước thì bạn vẫn nên sử dụng nước lọc để đảm bảo vệ sinh.
Làm sạch bình sữa trước khi khử trùng, tiệt trùng
Nhiều người có lầm tưởng rằng việc tiệt trùng bằng máy hâm sữa là đã đủ, tuy nhiên việc vệ sinh bình sữa cho bé cần thực hiện toàn diện hơn. Mặc dù công dụng của máy khử trùng bình sữa là làm sạch và tiệt trùng tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý đến việc rửa bình sữa trước khi cho vào máy.
Trước khi khử trùng, bạn rửa sạch bình sữa, núm vú và muỗng múc sữa bằng nước ấm và dung dịch rửa bình sữa. Bạn có thể sử dụng bàn chải để làm sạch bình và các bộ phận bên trong. Khi rửa, hãy xoay bàn chải để loại bỏ sữa dư thừa hoặc bột sữa còn bám lại ra khỏi bình.
Rửa sạch những mảng sữa còn bám trên các bộ phận của bình, kể cả nắp. Tháo núm vú ra rửa. Rửa sạch ngay sau khi bé bú xong để tránh lượng sữa còn thừa bị lên men hoặc khô sẽ khó rửa hơn. Sau khi rửa bằng nước, hãy rửa lại một lần nữa bằng xà phòng. Hãy nhớ rửa tay sạch trước khi khử trùng bình sữa cho bé nhé.
Mua bình sữa được làm từ nhựa chất lượng cao
Bình sữa cũng nên được chọn loại có chất lượng tốt, tránh làm từ nhựa BPA bởi bình sữa khi vệ sinh ở nhiệt độ cao như luộc, dùng máy tiệt trùng hay lò vi sóng, nếu làm từ nhựa BPA sẽ dễ sinh ra các độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nếu không, bạn có thể cho bé dùng bình thủy tinh.
Ngoài ra, thường xuyên kiểm tra bình sữa và núm vú để xem bình sữa có bị nứt hoặc trầy xước không. Vi khuẩn thường có xu hướng tích tụ ở những vết nứt và vẫn còn tồn tại ngay cả khi bạn đã rửa sạch và khử trùng.
Khử trùng bằng máy tiệt trùng bình sữa để đảm bảo vệ sinh, an toàn
Máy tiệt trùng bình sữa không những đảm bảo cho sức khỏe, sạch sẽ và an toàn với trẻ sơ sinh lại giúp tiết kiệm thời gian để mẹ bé có thể linh hoạt làm những công việc khác trong thời gian chờ máy khử trùng.
Tuy nhiên, các mẹ nên chọn máy tiệt trùng bình sữa chất lượng để đảm bảo an toàn cho trẻ. Máy tiệt trùng bình sữa hiện nay có rất nhiều chủng loại trên thị trường, vì vậy hãy để ý kỹ phần chất liệu máy khi chọn mua.
Theo khuyến cáo, bạn nên mua máy tiệt trùng bình sữa từ nhựa loại nhựa PP hay ABS cao cấp an toàn cho bé. Nên tránh những loại máy có sử dụng chất liệu nhựa chứa BPA, là vì loại nhựa này rất dễ dáng tách ra khỏi nhựa dưới tác dụng của nhiệt độ.
Bảo quản riêng bình sữa của bé
Sử dụng vải sạch để lau khô bình sữa của bé sau khi đã khử trùng. Bảo quản ở một khu vực riêng biệt và nếu được, bạn có thể bảo quản trong một hộp kín để tránh bụi.
Chỉ mở nắp trước khi cho bé bú
Chỉ mở nắp bình sữa trước khi cho bé bú. Sau khi khử trùng, luôn đậy nắp để giữ vật dụng không bị vi khuẩn xâm hại.
Trên đây là bài viết giải thích tại sao phải tiệt trùng, tiệt trùng bình sữa của bé? Những điều cần phải làm khi khử trùng bình sữa cho bé. Mong rằng với những thông tin trên, bạn sẽ tiệt trùng bình sữa cho bé an toàn và đúng cách hơn!
Bạn đang xem: Tại sao phải tiệt trùng, tiệt trùng bình sữa của bé? Những điều cần phải làm khi khử trùng bình sữa cho bé
Chuyên mục: Mẹo vặt cuộc sống
Các bài liên quan
- Bao lâu nên thay bình sữa cho bé một lần là an toàn và tốt nhất?
- Có nên mua nước rửa bình sữa chuyên dụng không?
- Sặc sữa ở trẻ nhỏ là gì? Khi nào nên dùng van chống sặc (van thông khí) cho trẻ?
- Các loại bình sữa trên thị trường
- Khi nào nên cho bé cai bình sữa? 6 mẹo giúp bé cai bình sữa đơn giản
- Van thông khí bình sữa là gì, công dụng của van thông khí bình sữa