Khi nào nên cho bé cai bình sữa? 6 mẹo giúp bé cai bình sữa đơn giản
Bình sữa là vật dụng thân thuộc với các bé trong khoảng thời gian đầu đời. Tuy nhiên, việc bú bình quá lâu có thể ảnh hưởng xấu đến trẻ. Vậy, khi nào nên cho bé cai bình sữa? Mẹo nào giúp bé cai bình sữa đơn giản? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau!
Bình sữa là vật dụng thân thuộc với các bé trong khoảng thời gian đầu đời. Tuy nhiên, việc bú bình quá lâu có thể ảnh hưởng xấu đến trẻ. Vậy, khi nào nên cho bé cai bình sữa? Mẹo nào giúp bé cai bình sữa đơn giản? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau!
Xem nhanh
1Ảnh hưởng của việc cho trẻ bú bình quá lâu
Sức khỏe răng miệng của bé bị ảnh hưởng
Bé bú bình càng lâu thì càng có nguy cơ sâu răng cao. Nguyên nhân là khi do đường trong sữa đã ăn mòn men răng, khiến răng bị sâu trong quá trình bú bình. Một số bé vừa ngủ vừa ngậm ti bình sữa trong miệng có tác hại rất xấu tới răng bé vì trong sữa có chứa nhiều đường.
Ảnh hưởng đến thẩm mĩ gương mặt của trẻ
Tạp chí BMC Nhi khoa cho biết việc cho bé trên 1 tuổi bú bình sẽ khiến cho răng có nguy cơ mọc lệch cao hơn. Hành động bú bình lâu dần sẽ tạo thành các khe hở giữa những chiếc răng, khiến cho hàm trên và hàm dưới không khớp chặt với nhau.
Khi bé bú bình, các cơ trên mặt không co giãn và điều chỉnh nhịp nhàng ảnh hưởng tới sự phát triển của khuôn mặt bé sau này. Nguy cơ mất thẩm mỹ có thể xảy ra. Ngoài ra, việc bú mút trong thời gian dài cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến khớp hai hàm và hoạt động nhai của bé.
Các ảnh hưởng khác
Bình sữa có thể coi là 1 ổ vi khuẩn nếu cha mẹ không cọ rửa và khử trùng bình sạch sẽ. Vi khuẩn trong không khí có thể thâm nhập vào bên trong bình thông qua núm ti hoặc lưu lại các góc cạnh của bình nếu không vệ sinh bình ngay sau khi bé bú xong. Bé bú bình cũng làm tăng nguy cơ bị đổ sữa, chảy vào tai bé dẫn đến nhiễm trùng tai.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em (Maternal and Child Nutrition-Mỹ) cho thấy rằng bé trên 1 tuổi vẫn bú bình sẽ hấp thụ lượng calo lớn hơn so với bé uống sữa bằng cốc. Điều này dẫn đến tăng nguy cơ béo phì cao hơn 33% sau này.
Mối nguy hiểm khác từ việc cho bé bú bình đó chính là khả năng bé bị bỏng do nhiệt độ sữa trong bình chưa đủ nguội nhưng cha mẹ không chú ý và cho bé bú. Toàn bộ miệng, môi, lưỡi bé sẽ bị bỏng nếu tiếp xúc nước nóng.
2Thời điểm hợp lí để cai bú bình cho trẻ
Các chuyên gia Nhi khoa khuyên rằng các bậc phụ huynh hãy bắt đầu cai bú bình cho bé khi trẻ được 12 tháng tuổi và kết thúc quá trình này khi trẻ được ít nhất 18 tháng tuổi để giảm các tác động xấu đến sức khỏe cũng như răng của bé.
3Tiến hành cai sữa cho trẻ như thế nào?
Giảm dần lượng sữa của trẻ
Muốn quá trình cai bú bình thành công, bố mẹ cũng không nên vội vàng. Hãy từ từ giảm dần số lượng bình sữa bạn cho bé bú trong ngày và bắt đầu thay thế những lần đó bằng một cốc sữa.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, mẹ nên lựa chọn thay thế một số bữa sữa trong ngày trước vì nó ít quan trọng hơn và nhiều trẻ có xu hướng thích bú bình vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Dần dần, mẹ có thể bỏ những bình buổi sáng hoặc buổi tối cho đến khi bé có thể bỏ bú bình hoàn toàn.
Cho bé ăn dặm
Cho bé ăn dặm cũng là một cách tốt giúp cai bình sữa cho bé. Từ khi bé được 6 tháng tuổi năng lượng từ sữa mẹ chỉ đủ cung cấp khoảng 450kcal/ngày, trong khi đó giai đoạn này trẻ cần khoảng gần 700kcal/ngày. Do vậy, ăn dặm là cần thiết để bù đắp khoảng cách thiếu hụt năng lượng này.
Cho trẻ tập ăn dặm những thức ăn gần giống với sữa mẹ hoặc gần giống với sữa công thức để bé quen dần với “những thức ăn mới lạ”. Nên tuân thủ nguyên tắc “ngọt - mặn” khi bắt đầu giai đoạn cho bé ăn dặm, trẻ được cho ăn dặm bằng bột ngọt trước rồi sẽ dần thay thế bằng bột mặn với nhiều thành phần dinh dưỡng hơn.
Cho bé dùng cốc tập uống, bình tập uống
Trước hết, mẹ hãy mua cốc tập uống càng sớm càng tốt và giới thiệu cốc uống với bé. Hãy dạy bé uống nước bằng cốc từng bước từng bước một. Sau bữa ăn, mẹ hãy dùng cốc cho bé uống nước tráng miệng. Dần dần, bé sẽ hình thành thói quen dùng cốc uống nước, sữa.
Cuối cùng, bố mẹ cần giảng giải cho trẻ hiểu rằng con đã lớn nên cần phải dùng cốc. Uống nước bằng cốc chứng tỏ con đã lớn lên, giỏi giang và khéo léo. Đây là lời động viên tuyệt hay để khuyến khích trẻ cai bình ti và bắt đầu uống nước, sữa bằng cốc.
Tìm cho bé món đồ khác thay bình sữa
Rất nhiều bé không thể ngủ ngon khi không có bình sữa bên cạnh, thậm chí một số bé còn cáu kỉnh, không chịu ngủ khi không được bú bình trước và trong khi ngủ. Để giải quyết việc này, bố mẹ hãy tìm cho bé một món đồ chơi thay thế mà bé yêu thích như gấu bông, gối ôm, tấm chăn in hình dễ thương.
Trước khi đi ngủ, mẹ hãy cùng bé chơi trò chơi với món đồ chơi mới để bé phân tâm, không nhớ đến bình sữa nữa.
Khuyến khích, động viên bé
Những lời động viên, khích lệ của bố mẹ rất quan trọng với bé. Vì vậy, bố mẹ nên thường xuyên cổ vũ, khuyến khích khi bé có tiến bộ. Chẳng hạn khi bé uống sữa bằng cố, bố mẹ hãy nói với bé rằng: ”Hôm nay, con đã biết uống sữa bằng cốc rồi này. Con thật là giỏi”.
Kiên trì, theo đuổi đến cùng
Việc hướng dẫn bé cai bình cần rất nhiều sự kiên nhẫn và cố gắng của bố mẹ. Quá trình bé chuyển từ bú bình sang dùng cốc không phải là chuyện ngày một ngày hai mà phải mất một thời gian nhất định. Vì vậy khi thấy bé chưa có thay đổi, bố mẹ cũng không nên nản nòng bỏ cuộc. Thay vào đó bố mẹ cần bình tĩnh và theo đuổi mục tiêu đến cùng.
Với các thông tin cũng như bí quyết được chia sẻ trong bài viết trên. Hy vọng bé nhà bạn sẽ vô cùng thích thú khi sử dụng bình tập uống và sớm tự lập trong việc uống nhé!
Bạn đang xem: Khi nào nên cho bé cai bình sữa? 6 mẹo giúp bé cai bình sữa đơn giản
Chuyên mục: Mẹ & Bé
Các bài liên quan
- Kinh nghiệm mua bình sữa cho trẻ sơ sinh, cách chọn bình sữa tốt nhất
- Cách cai sữa cho bé khoa học, an toàn và hiệu quả nhất mẹ bỉm nên biết
- 7 vật dụng cần thiết giúp việc nuôi con bằng sữa mẹ dễ dàng, đơn giản hơn
- Hướng dẫn lắp núm ti bình sữa Philips Avent cho bé đúng chuẩn
- 5 cách vệ sinh và tiệt trùng bình tập uống nhanh chóng, hiệu quả
- Tại sao phải tiệt trùng, tiệt trùng bình sữa của bé? Những điều cần phải làm khi khử trùng bình sữa cho bé