Tác hại của tia cực tím (UV) lên mắt, da quanh mắt, cách chọn mắt kính bảo vệ

Tác hại của tia cực tím được cảnh báo thường xuyên trên các phương tiện đại chúng. Tuy nhiên, hấu hết mọi người vẫn chưa nắm rõ tia cực tím là gì để có biện pháp phòng tránh tốt nhất. Hãy cùng tìm hiểu các thông tin về tia cực tím qua bài viết sau của chúng tôi bạn nhé!

Tác hại của tia cực tím được cảnh báo thường xuyên trên các phương tiện đại chúng. Tuy nhiên, hấu hết mọi người vẫn chưa nắm rõ tia cực tím là gì để có biện pháp phòng tránh tốt nhất. Hãy cùng tìm hiểu các thông tin về tia cực tím qua bài viết sau của Điện máy XANH bạn nhé!

1Tác hại của tia cực tím

Tia cực tím hay tia tử ngoại, tia UV là một loại sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn so với ánh sáng mà mắt người có thể nhìn thấy nhưng dài hơn tia X. Tia cực tím không thể nhìn thấy bằng mắt thường. 

Các nguồn sinh ra tia UV

Hầu hết chúng ta đều chịu sự tác động của bức xạ tia cực tím tự nhiên đến từ mặt trời. Tuy nhiên, trong ánh nắng mặt trời chỉ có khoảng 10% là tia cực tím, 1/3 trong số này sẽ thâm nhập vào bầu khí quyển và chiếu xuống trái đất. Lượng tia cực tím tác động đến trái đất có 95% là tia UVA và 5% là tia UVB. Trong khi đó, tia UVC không tác động đến trái đất vì có bước sóng ngắn và bị tầng ozone bảo vệ trái đất hấp thụ hoàn toàn.

Tia UV bắt nguồn từ ánh nắng mặt trời

Ánh nắng mặt trời không phải là nguồn duy nhất sản sinh tia cực tím. Chính con người cũng đã sản xuất ra nguồn tia cực tím nhân tạo. Nguồn sóng điện từ nhân tạo thường được sử dụng trong các thiết bị đèn UV, đèn chiếu chữa bệnh, đèn diệt trùng, đèn halogen và một số loại máy phát ra tia laser.

Đèn UV

Các mức độ nguy hại phân cấp theo giờ trong ngày

Thời điểm cường độ tia UV mạnh nhất là từ 10 giờ đến 14 giờ. Khoảng thời gian này chúng ta nên hạn chế tối đa việc di chuyển ngoài trời và khi cần thiết phải có các biện pháp phòng tia UV.

Tia UV xuống mặt đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí, độ cao, thời gian trong ngày, thời gian trong năm và độ che phủ ánh nắng của mây. Người ta đánh giá mức độ nguy hiểm của tia UV qua chỉ số tia UV, chỉ số tia UV càng cao khả năng gây ảnh hưởng tới cơ thể càng lớn.

Vào những ngày nắng nóng cực điểm thì chỉ số tia UV sẽ ở mức cao ví dụ chỉ số tia UV ở Hà Nội và chỉ số tia UV ở Sài Gòn có thể lên đến mức khoảng 10-11 và có nguy cơ cao gây ảnh hưởng tới da và mắt khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.

Tia UV mạnh nhất vào khoảng 10h đến 14h

Tác hại lên mắt và vùng da quanh mắt

Tác hại của tia UV sẽ ảnh hưởng nhiều nhất khi tiếp xúc trực tiếp vào bề mặt da và mắt, gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về lâu về dài.

  • Đối với mắt, tiếp xúc thường xuyên với tia UV có khả năng dẫn đến bệnh viêm giác mạc, đau mắt đỏ, đục thủy tinh thể, tổn thương võng mạc và thoái hóa hoàng điểm.

Tia UV gây tác hại rất lớn cho mắt

  • Làn da toàn cơ thể nói chung và quanh mắt nói riêng, nếu thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mà không được bảo vệ, tia UV sẽ tấn công lớp hạ bì, làm cho da trở nên sạm đen (hiện tượng rám nắng da). Ngoài ra, ánh nắng cường độ cao sẽ khiến cho da mau chóng lão hóa, tạo ra nhiều nếp nhăn, gây tổn thương và thậm chí dẫn đến ung thư da.

Tia UV ảnh gây lão hóa vùng da quanh mắt

2Ngày mưa, ngày râm có tia cực tím hay không?

Đừng bao giờ nghĩ rằng, vào những ngày trời mưa hoặc nhiều mây, làn da của chị em không bị tổn thương do tia cực tím. Tia UV hoạt động không phụ thuộc vào nhiệt độ ban ngày cao hay thấp, mùa trong năm và thời gian trong ngày. Chúng xuất hiện mọi thời điểm ban ngày và hoạt động độc lập dù khi trời mưa hay nắng hay râm mát.

Trời mưa hay trời râm đều có tia UV

3Cách phòng tránh tác hại của tia UV lên mắt và vùng da quanh mắt

Vì vùng da quanh mắt rất nhạy cảm, khó sử dụng kem chống nắng nên hãy chọn mắt kính bảo vệ phù hợp.

Khi đi ngoài đường, bạn có thể sử dụng kính chống tia UV để bảo vệ đôi mắt, tránh các tác hại của tia UV đến các bộ phận quan trọng của mắt như giác mạc, thủy tinh thể và võng mạc.

Kính chống tia UV nên chọn loại có gọng mắt lớn, khả năng ôm vừa vặn với khuôn mặt, và bao phủ vùng da quanh mắt mới có khả năng ngăn cản ánh nắng mặt trời.

Tuy nhiên, nên chọn kính phù hợp với khuôn mặt bạn, thường là chọn kính có hình dáng đối nghịch với khuôn mặt. Ví dụ như khi bạn có khuôn mặt dài, thì nên chọn kính tròn, và ngược lại.

Sử dụng kính chống tia UV để bảo vệ mắt

Trên đây là bài viết giúp bạn hiểu rõ hơn về tia cực tím. Mong rằng từ thông tin bài viết, các bạn có thể lựa mua một chiếc kính chống tia UV để bảo vệ mắt của mình bạn nhé!

Bạn đang xem: Tác hại của tia cực tím (UV) lên mắt, da quanh mắt, cách chọn mắt kính bảo vệ

Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe

Chia sẻ bài viết