Sự tích, truyền thuyết về Ngưu Lang Chức Nữ

Sự tích Ngưu Lang Chức Nữ là câu chuyện truyền thuyết cổ tích lâu đời được bắt nguồn từ Trung Quốc và sau đó được lan rộng ra một số nước châu Á khác, trong đó có Việt Nam. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về sự tích, truyền thuyết về Ngưu Lang Chức Nữ các bạn nhé!

Sự tích Ngưu Lang Chức Nữ là câu chuyện truyền thuyết cổ tích lâu đời được bắt nguồn từ Trung Quốc và sau đó được lan rộng ra một số nước châu Á khác, trong đó có Việt Nam.

Sự tích, truyền thuyết về Ngưu Lang Chức Nữ

Sự tích, truyền thuyết về Ngưu Lang Chức Nữ

Hiện nay, truyền thuyết về Ngưu Lang Chức Nữ là câu chuyện cổ tích truyền miệng qua nhiều đời nên nó có rất nhiều dị bản khác nhau và sẽ có một vài thay đổi trong nội dung sao cho phù hợp với phong tục, văn hóa của từng quốc gia. Tuy nhiên, nội dung chính của truyền thuyết Ngưu Lang Chức Nữ vẫn kể về tình yêu bị ngăn cách của Ngưu Lang và Chức Nữ, đây hình tượng tiêu biểu đại diện cho một tình yêu vĩnh cửu và mãi trường tồn cho dù tình yêu ấy có bị ngăn cách và chia xa.

Sự tích Ngưu Lang Chức Nữ nổi lên từ thời nhà Hán trong lễ Thất tịch 7/7 Âm lịch tại Trung Quốc. Tại Việt Nam, Ngưu Lang Chức Nữ còn được gọi với tên tiếng Việt khác là “Ông Ngâu, Bà Ngâu”. Trong tiếng Anh, Ngưu Lang Chức Nữ được gọi là “The Cowherd and the Weaver Girl”.

Sau đây, META.vn xin chia sẻ đến các bạn một số phiên bản truyền thuyết về Ngưu Lang Chức Nữ. Mời các bạn cùng tham khảo nhé!

Sự tích Ngưu Lang Chức Nữ phiên bản Trung Quốc

Sự tích Ngưu Lang Chức Nữ phiên bản Trung Quốc

Truyền thuyết Ngưu Lang Chức Nữ (tiếng Hán là 牛郎織女) kể về chàng chăn bò trẻ tuổi có tên Ngưu Lang (tiếng Hán là 牛郎), anh chàng này đã nhìn thấy 7 cô tiên xinh đẹp đang tắm và đùa giỡn vui vẻ với nhau trong hồ nước. Người bạn đồng hành của Ngưu Lang là chú bò đực thành tinh đã cỏ vũ chàng lấy trộm váy áo của những cô tiên và chờ đợi xem điều gì sẽ xảy ra. Sau khi tắm xong, các nàng tiên đã cử cô em út xinh đẹp nhất có tên là Chức Nữ (tiếng Hán là 織女) ra để lấy lại váy áo. Nàng đã làm theo lời các chị và bị Ngưu Lang nhìn thấy. D Ngưu Lang đã nhìn thấy thân thể trần tục của nàng tiên Chức Nữ nên nàng đành phải chấp thuận lời cầu hôn của chàng Ngưu Lang (việc kết hôn này theo như câu “Nam nữ thụ thụ bất thân” của lễ giáo phong kiến Trung Hoa thời xưa).

Ngưu Lang và Chức nữ sống hạnh phúc bên nhau, nàng là một người vợ tuyệt vời, còn chàng là một người chồng tốt. Tuy nhiên, Thiên Hậu (trong một số dị bản thì Thiên Hậu là mẹ Chức Nữ) nhận ra rằng một người thường như Ngưu Lang sao lại dám cưới một nàng tiên xinh đẹp được. Thiên Hậu đã nổi giận rút cái kẹp tóc của Chức Nữ và vạch ra một con sông rộng trên bầu trời để chia cắt Ngưu Lang và Chức Nữ mãi mãi (điều này đã tạo ra sông Ngân và trên thực tế, người ta có thể nhìn thấy các sao Ngưu Lang và Chức Nữ nằm ở hai bên của dải ngân hà). Nàng Chức Nữ phải vĩnh viễn ngồi trên một bờ sông, buồn bã làm công việc dệt vải, còn Ngưu Lang thì chỉ nhìn thấy vợ mình từ xa và phải chịu trách nhiệm nuôi hai đứa con (tức hai ngôi sao bên cạnh hai ngôi sao Ngưu Lang và Chức Nữ).

Tuy nhiên, một ngày nọ, tất cả các con quạ đã cảm thấy thương hại cho hoàn cảnh và số phận của Ngưu Lang và Chức Nữ nên chúng bay lên trời để làm thành một cầu có tên là cầu Ô Kiểu (tiếng Hán là 鵲橋) để đôi vợ chồng đáng thương có thể gặp nhau trong một đêm và đêm đó chính là đêm thứ 7 của tháng 7 Âm lịch. Chứng kiến cảnh đó, Ngọc Hoàng vì thương tiếc cho đôi vợ chồng Ngưu Lang và Chức Nữ nên ngài đã đặc xá cho hai vợ chồng mỗi tháng được gặp nhau một lần vào ngày 7/7 Âm lịch hàng năm. Đồng thời, cũng trong thời gian đó, Ngưu Lang đã may mắn tìm được quả “Hoa Tiên” - là quả mà Hằng Nga đã từng ăn. Chính vì vậy mà Ngọc Hoàng và Vương Mẫu đã đồng ý cho Ngưu Lang và Chức Nữ cùng ở bên nhau nuôi hai con mãi mãi không bao giờ chia lìa.

Sự tích Ngưu Lang Chức Nữ phiên bản Việt Nam

Sự tích Ngưu Lang Chức Nữ phiên bản Việt Nam

Theo truyền thuyết Ngưu Lang Chức Nữ phiên bản Việt Nam thì Ngưu Lang là vị thần chăn trâu của Ngọc Hoàng, nhưng vì say mê vẻ đẹp của một tiên nữ phụ trách việc dệt vải tên là Chức Nữ nên chàng bỏ bê việc chăn trâu, để trâu đi nghênh ngang vào điện Ngọc Hư. Nàng Chức Nữ cũng vì mê tiếng tiêu của Ngưu Lang nên đã làm trễ nải việc dệt vải của mình. Khi phát hiện ra sự việc, Ngọc Hoàng đã vô cùng giận dữ và bắt cả hai phải ở cách xa nhau, người ở đầu sông Ngân, kẻ thì ở cuối sông Ngân.

Sau đó, Ngọc Hoàng đã động lường thương tình nên đã gia ơn cho Ngưu Lang và Chức Nữ mỗi năm được gặp nhau vào ngày mùng 7 tháng 7 Âm lịch. Khi tiễn biệt nhau, Ngưu Lang và Chức Nữ đã khóc sướt mướt hết nước mắt. Nước mắt của Ngưu Lang và Chức Nữ rơi xuống trần hóa thành cơn mưa và thường được người dưới trần gian gọi là mưa ngâu.

Do sông Ngân trên thiên đình không có một cây cầu nào nên Ngọc Hoàng đã ra lệnh làm một chiếc cầu để Ngưu Lang và Chức Nữ có thể gặp được gặp nhau. Các thợ mộc giỏi nhất ở trần thế đã được mời lên trời để xây cầu. Tuy nhiên, vì mạnh ai nấy làm, không ai nghe ai cả nên họ cãi nhau chí chóe, do vậy mà đến kỳ hạn mà cầu vẫn không xong. Ngọc Hoàng đã tức giận, bắt tội các thợ mộc hóa kiếp làm bầy quạ và lấy thân mình kết hợp lại làm cầu cho Ngưu Lang và Chức Nữ được gặp nhau. Vì vậy mà cứ tới tháng 7 Âm lịch là loài quạ phải họp nhau lại để chuẩn bị lên trời bắc cầu Ô Kiều cho Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau.

Sau một thời gian vì cảm thương cho sự chia lìa của cặp vợ chồng Ngưu Lang và Chức Nữ, Ngọc Hoàng đã trả lại hình hài cho những người thợ mộc kia và ra lệnh họ phải làm một cây cầu thật vững chắc để hai vợ chồng họ có thể gặp nhau. Từ đó, Ngưu Lang và Chức Nữ được sống bên nhau mãi mãi, không bao giờ chia lìa.

Ý nghĩa của ngày Ngưu Lang Chức Nữ

Ý nghĩa của ngày Ngưu Lang Chức Nữ

Ngày Ngưu Lang Chức Nữ vào 7/7 Âm lịch hàng năm tại các nước châu Á thường được chọn làm ngày tình yêu. Tại Trung Quốc, ngày Ngưu Lang Chức Nữ được gọi là Lễ hội Qixi (Qixi Festival), tại Nhật Bản ngày này được gọi là Tanabata và tại Hàn Quốc, ngày Ngưu Lang Chức Nữ được gọi là Lễ hội Chilseok. Ngày Ngưu Lang Chức Nữ khi du nhập vào Việt Nam thì nó được gọi là ngày Thất tịch. Bên cạnh đó, như đã nói ở trên, ngày này còn được gọi là ngày “Ông Ngâu, Bà Ngâu” tại Việt Nam.

Ngày Ngưu Lang Chức Nữ còn được ví như ngày lễ Valentine của phương Đông và ngày lễ Thất tịch này là ngày dành cho những người yêu nhau. Tuy nhiên, khác với ngày lễ tình nhân Valentine của phương Đông, ngày Ngưu Lang Chức Nữ lại mang nhiều ý nghĩa tâm linh hơn. 

Vào ngày Ngưu Lang Chức Nữ, các cặp đôi yêu nhau thường đến chùa để làm lễ và cầu mong cho tình duyên được bền lâu, son sắt. Vào ngày Thất tịch 7/7 Âm lịch hàng năm nếu trời không mưa thì những cặp đôi thường cùng nhau ngắm sao Ngưu Lang Chức Nữ và thề hẹn, nguyện ước những điều tốt đẹp nhất về tình yêu. Những năm gần đây, giới trẻ Việt Nam còn truyền nhau rằng ăn chè đậu đỏ vào ngày Thất tịch 7/7 Âm lịch sẽ giúp cầu nhân duyên cho những cặp đôi yêu nhau sẽ càng thêm bền lâu và son sắc, còn những người vẫn đang lẻ bóng sẽ sớm gặp được ý trung nhân của đời mình. Chính vì vậy mà vào ngày này, mọi người thường ăn các món được làm từ đậu đỏ để cầu mong một tình yêu đẹp.

Hy vọng, những thông tin vừa rồi là hữu ích đối với bạn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!.

>>> Xem thêm:

Nếu bạn có nhu cầu mua các sản phẩm đồ gia dụng, điện máy - điện lạnh, thiết bị văn phòng, y tế & sức khỏe, thiết bị số - phụ kiện… thì bạn hãy truy cập website META.vn để đặt hàng online, hoặc bạn có thể liên hệ đặt mua trực tiếp các sản phẩm này tại:

Bạn đang xem: Sự tích, truyền thuyết về Ngưu Lang Chức Nữ

Chuyên mục: Tra cứu thông tin

Chia sẻ bài viết