Sở hữu ngay máy ép trái cây chất lượng với 6 bước chọn mua đơn giản
Nước ép trái cây tươi là thức uống giải khát tuyệt vời và cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua máy ép trái cây, hãy tham khảo bài viết dưới đây để chọn được một chiếc máy ưng ý nhé!
Xem nhanh
- Chọn loại máy theo nhu cầu sử dụng
- Chọn máy ép trái cây có công suất phù hợp với mục đích sử dụng
- Chọn dung tích bình chứa nước và dung tích cối đựng bã phù hợp
- Tìm hiểu chất liệu máy ép trái cây
- Chọn máy có chế độ an toàn
- Chọn máy có thêm các tiện ích
- Chọn thương hiệu, nơi sản xuất
- Chính sách mua hàng, bảo hành máy ép trái cây tại Điện máy XANH
1 Chọn loại máy theo nhu cầu sử dụng
Máy xay ép đa năng
Máy xay ép đa năng dùng để xay, ép, trộn,... rất tiện dụng với các lưỡi dao và cối chuyên dụng riêng biệt sử dụng cho cùng một đế máy. Máy tích hợp công dụng của máy ép trái cây và máy xay sinh tố vào một thiết bị duy nhất.
Ưu điểm
- Một chiếc máy có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau rất tiện lợi và giá thành rẻ hơn so với việc phải mua nhiều loại máy để xay sinh tố, ép trái cây, trộn bột,... riêng biệt.
Nhược điểm
- Máy có nhiều thiết bị, bộ phận đi kèm nên cồng kềnh, chiếm diện tích lớn.
- Khó vệ sinh hơn so với máy ép chậm và máy ép trái cây.
Máy ép chậm
Máy ép tốc độ chậm không dùng lưỡi dao mà dùng trục vít từ từ đưa nguyên liệu vào lưới lọc. Sau đó một bộ phận tách bã sẽ đẩy bã ra ngoài và nước ép chảy ra một cách tự nhiên.
Máy ép chậm với 2 bộ phận chính là động cơ giảm tốc và trục vít đặc biệt. Ép rau củ và hoa quả với vận tốc tối đa 90 vòng/phút, gần như không tạo ra lực ly tâm và ma sát không gây tiếng ồn, không làm nóng máy.
Ưu điểm
- Tốc độ quay của động cơ máy ép khá chậm (khoảng 30 - 90 vòng/phút) so với máy ép thường (có thể lên tới 2.400 vòng/phút), nên máy hoạt động êm ái không gây tiếng ồn.
- Quá trình ép không sinh nhiệt, nên máy hoạt động được lâu hơn, liên tục 25 phút mà không phải ngừng máy giữa chừng.
- Chất lượng nước ép tốt hơn, vị ngon hơn và giữ được nhiều chất dinh dưỡng hơn.
- Nước ép không lẫn bã, không có bọt, không bị tách lớp.
- Ép được nhiều loại thực phẩm mà máy ép trái cây thường không ép được như đậu nành, củ gừng, các loại rau, trái cây đông lạnh,...
Nhược điểm
- Khó lắp đặt, khó vệ sinh do nhiều chi tiết bộ phận hơn máy ép trái cây.
- Giá thành cao từ 1.3 - 5.8 triệu.
- Thời gian ép lâu, không thích hợp sử dụng tại quán ăn, quán nước,... cần ép với số lượng lớn.
Máy ép trái cây
Máy ép trái cây thông thường hoạt động dựa trên nguyên lý mâm xay, vận hành với tốc độ rất cao, mài nhỏ dần hoa quả, tách nước ra khỏi phần bã nhờ lực ly tâm.
Ưu điểm
- Thời gian ép nhanh hơn so với máy ép chậm.
- Thích hợp sử dụng cho quán nước, gia đình đông người.
- Giá thành rẻ hơn so với máy ép đa năng và máy ép chậm.
- Dễ sử dụng, dễ lắp đặt.
Nhược điểm
- Hoạt động gây tiếng ồn lớn, thời gian hoạt động ngắn vì mâm xay quay với tốc độ cao tạo ra lực ma sát giữa các bộ phận làm nóng máy.
- Nước ép ra không giữ được nhiều chất dinh dưỡng do lượng nhiệt sinh ra trong quá trình ép cao.
- Lượng nước ép được ít hơn so với máy ép chậm.
Máy vắt cam
Máy vắt cam có tác dụng ép các loại trái cây họ cam như cam, chanh, bưởi,... Máy thích hợp khi cần ép cam, chanh số lượng lớn, giúp tiết kiệm thời gian nên phù hợp cho quán ăn, quán nước,... hoặc sử dụng trong hộ gia đình.
Bảng so sánh các loại máy ép trái cây
Loại máy | Máy xay ép đa năng | Máy ép chậm | Máy ép trái cây | Máy vắt cam |
Chức năng chính | Xay, ép, trộn nhiều loại thực phẩm. | Ép trái cây, rau, củ,... | Ép trái cây | Vắt nước cam, chanh, bưởi,... |
Đặc điểm |
|
|
|
|
Tầm giá | Khoảng 1 - 4 triệu | Khoảng 1.5 - 6 triệu | Khoảng 1 - 4 triệu | Khoảng 250.000 đ - 650.000 đ. |
2Chọn máy ép trái cây có công suất phù hợp với mục đích sử dụng
Công suất càng cao thì máy ép càng nhanh, tuy nhiên có thể làm giảm lượng vitamin, chất dinh dưỡng của nước ép và tạo ra tiếng ồn lớn đồng thời hao điện hơn.
Còn với máy ép công suất thấp, tốc độ ép chậm và bạn cần cắt nhỏ thực phẩm trước khi ép để tránh làm hỏng máy.
Máy xay ép đa năng và máy ép trái cây
Công suất khá cao từ 200W đến 850W.
Nếu bạn chỉ cần xay, ép các loại trái cây mềm như dưa hấu, cà chua, thơm, nho,… thì mua máy công suất 200 - 300W.
Để ép trái cây, rau củ cứng hơn như cà rốt, ổi, táo,... bạn nên chọn loại công suất từ 400 - 650W.
Công suất máy trên 700W, hoạt động mạnh mẽ, ép triệt để để lấy được lượng nước ép tối đa từ các loại rau, củ, quả.
Máy ép chậm
Công suất từ 150W đến 200W.
Công suất máy càng lớn thì khả năng cắt nhỏ trái cây càng tốt, đồng thời ép các loại rau củ cứng như gừng, cà rốt sẽ nhanh và hiệu quả hơn.
Máy vắt cam
Công suất 25W đến 130W.
Công suất máy vắt cam lớn giúp vắt cam mạnh hơn, nhanh hơn.
Nếu bạn chỉ cần vắt cam với số lượng ít, sử dụng trong hộ gia đình thì nên chọn máy có công suất 100W trở xuống.
Công suất máy trên 100W phù hợp sử dụng ở quán nước, quán ăn.
3Chọn dung tích bình chứa nước và dung tích cối đựng bã phù hợp
Dung tích bình chứa nước ép và dung tích cối đựng bã của máy ép trái cây càng lớn giúp ép được càng nhiều khối lượng trái cây trong 1 lần, đồng thời ống tiếp liệu lớn bạn sẽ không cần cắt nhỏ trái cây trước khi cho vào máy.
Dung tích máy nhỏ không chiếm nhiều diện tích, vệ sinh máy nhanh hơn, phù hợp sử dụng trong hộ gia đình.
Ngược lại dung tích máy lớn sẽ chiếm nhiều không gian, tốn nhiều thời gian vệ sinh hơn máy nhỏ, phù hợp sử dụng trong quán nước quán ăn,...
Cụ thể:
- Gia đình 2 - 4 người: Chọn máy ép có dung tích bình chứa nước khoảng 500ml, dung tích cối đựng bã khoảng 600ml.
- Gia đình 4 - 6 người: Chọn máy có dung tích bình chứa 700ml, dung tích cối đựng bã 850ml.
- Gia đình trên 6 người: Chọn máy có dung tích bình chứa khoảng 800ml trở lên, dung tích cối đựng bã khoảng 1 lít.
4Tìm hiểu chất liệu máy ép trái cây
Chất liệu vỏ máy
Máy ép trái cây thường được làm bằng nhựa cao cấp nhẹ và hạn chế nứt vỡ khi bị va đập mạnh.
Chất liệu cối xay rời ở máy ép đa năng và chất liệu ca đựng
Chất liệu cối xay và ca đựng được làm bằng nhựa hoặc thủy tinh chịu lực.
Chất liệu nhựa nhẹ và hạn chế nứt vỡ tuy nhiên qua thời gian dài sử dụng sẽ bị ố, xuống màu.
Chất liệu thủy tinh nặng hơn, dễ nứt vỡ khi va đập mạnh, tuy nhiên bền đẹp, sáng bóng qua thời gian dài sử dụng.
Chất liệu lưỡi dao và bộ lọc
- Máy ép trái cây và máy xay ép đa năng
Lưỡi dao và bộ lọc thường được làm từ thép không gỉ không bị oxi hóa, sáng bóng, bền bỉ, an toàn cho sức khỏe.
Trên máy ép trái cây có một lưỡi dao dạng mâm xoay sắc bén để nghiền tốt các nguyên liệu.
Máy xay đa năng có nhiều lưỡi dao theo nhiều hình dạng khác nhau phù hợp cho các mục đích xay, ép, trộn,... khác nhau.
- Máy ép chậm
Không sử dụng lưỡi dao mà dùng hệ thống trục vít bằng nhựa cao cấp để nghiền ép thực phẩm.
Lưới lọc thường làm từ chất liệu nhựa PC kết hợp thép không gỉ, bền bỉ, an toàn với sức khỏe, hạn chế rỉ sét.
- Máy vắt cam
Máy vắt cam thường có đầu vắt bằng nhựa ABS, lưới lọc bằng nhựa hoặc thép không gỉ an toàn với sức khỏe, dễ dàng làm sạch sau khi sử dụng.
5 Chọn máy có chế độ an toàn
Các chế độ an toàn trên máy ép trái cây bảo vệ người dùng đồng thời bảo vệ máy khỏi nguy cơ cháy nổ, hỏng hóc.
Chốt khóa lắp đặt máy an toàn
Hầu hết các loại máy ép trái cây đều có thiết kế với 2 chốt khoá 2 bên thân máy để người dùng tháo lắp và đóng máy chắc chắn trước khi thực hiện xay ép thực phẩm.
Nếu bạn chưa đóng chốt khóa đúng cách máy sẽ không hoạt động từ đó đảm bảo an toàn cho người dùng và giúp quá trình xay ép thực phẩm được diễn ra liên tục, bảo vệ tuổi thọ máy.
Một số máy ép trái cây có chốt khóa an toàn: Xem tại đây.
Chân đế chống trượt
Nên chọn máy ép trái cây có thiết kế chống trượt, dưới chân đế của máy có lắp đệm cao su, có tác dụng làm máy bám chặt xuống mặt bàn bằng kính hay gạch men, chống rung lắc cho máy khi hoạt động, không đổ ngã khi máy bị nghiêng.
Một số máy ép trái cây có chân đế chống trượt: Xem tại đây.
Tự ngắt khi quá tải
Khi bị kẹt nguyên liệu làm lưỡi dao không xoay được, ép quá lâu hoặc ép quá nhiều, máy ép trái cây sẽ tự ngắt nhằm bảo đảm độ bền máy, tránh cháy máy.
Khi máy bị ngừng hoạt động, bạn cần tắt máy, rút điện, lấy nguyên liệu ra, đợi máy nghỉ 10 - 15 phút mới cho máy hoạt động tiếp.
Máy ép trái cây tự ngắt khi quá tải: Xem tại đây.
6Chọn máy có thêm các tiện ích
Tùy vào hãng sản xuất, loại máy ép,... sẽ có thêm nhiều tiện ích cho bạn lựa chọn như:
Ống tiếp nguyên liệu lớn
Đối với máy ép trái cây có ống tiếp nguyên liệu cỡ lớn khoảng 75mm, người sử dụng có thể trực tiếp cho trái cây nhỏ và vừa (cỡ quả táo 150g) vào máy để ép nước mà không cần phải tốn công cắt nhỏ, giúp tiết kiệm thời gian và công sức.
Máy ép trái cây có ống tiếp nguyên liệu lớn: Xem tại đây.
Giữ nguyên dưỡng chất trong nước ép
Tính năng này chỉ có trên máy ép chậm, nước ép giữ lại vitamin nhiều hơn gấp 6 lần (98%) so với máy ép thường.
Máy ép trái cây giữ nguyên dưỡng chất trong nước ép: Xem tại đây.
Vòi xoay 120 độ rót nước dễ dàng
Người dùng có thể lấy nước ép cho nhiều ly đựng cùng 1 lúc chỉ với 1 thao tác điều chỉnh vòi lấy nước qua phải hoặc qua trái dễ dàng (điều chỉnh được 120 độ).
Máy ép trái cây có vòi xoay 120 độ: Xem tại đây
Vòi chống nhỏ giọt
Với máy ép có chức năng này, sau khi rót nước, chỉ cần nâng vòi nước lên để ngăn nước trái cây nhỏ giọt xuống bàn.
Máy ép trái cây có vòi chống nhỏ giọt : Xem tại đây.
Có chức năng tự động làm sạch
Một số sản phẩm được trang bị công nghệ QuickClean, đây là 1 tiện ích giúp cho người sử dụng có thể vệ sinh nhanh máy ép trái cây, bạn có thể làm sạch trong vòng 1 phút, nhờ vào hộc chứa bã tích hợp và bề mặt mịn giúp bạn lau sạch xơ bã bằng miếng rửa thông thường.
Máy ép trái cây có chức năng tự động làm sạch: Xem tại đây
7Chọn thương hiệu, nơi sản xuất
Cuối cùng khi chọn mua máy ép trái cây bạn nên lựa chọn thương hiệu uy tín, chế độ bảo hành rõ ràng.
Hãng | Thương hiệu của nước nào | Đặc điểm nổi bật | Bảo hành chính hãng | Tầm giá |
Panasonic |
- Thương hiệu: Nhật Bản. - Sản xuất: Nhật Bản, Trung Quốc. |
|
1 năm |
1.5 - 6 triệu |
PHILIPS |
- Thương hiệu: Hà Lan. - Sản xuất: Trung Quốc |
|
2 năm |
1.5 - 4 triệu |
SHARP |
- Thương hiệu: Hà Lan. - Sản xuất: Trung Quốc |
|
1 năm |
250.000 đ - 600.000 đ |
BlueStone |
- Thương hiệu: Singapore. - Sản xuất: Trung Quốc. |
|
2 năm |
1 - 2.3 triệu |
Midea |
- Thương hiệu: Trung Quốc. - Sản xuất: Trung Quốc. |
|
1 năm |
Khoảng 900.000 đ |
KoriHome |
- Thương hiệu: Việt Nam. - Sản xuất: Trung Quốc. |
|
2 năm |
2 - 3 triệu |
Mishio |
- Thương hiệu: Việt Nam. - Sản xuất: Trung Quốc. |
|
1 năm |
500.000 đ - 2 triệu |
Kangaroo |
- Thương hiệu: Việt Nam. - Sản xuất: Trung Quốc. |
|
1 năm |
Khoảng 2.5 triệu |
8Chính sách mua hàng, bảo hành máy ép trái cây tại Điện máy XANH
- 1 đổi 1 trong tháng đầu nếu sản phẩm bị lỗi kỹ thuật do nhà sản xuất.
- Bảo hành cực dễ chỉ cần số điện thoại.
- Hỗ trợ hướng dẫn, tư vấn qua tổng đài miễn phí 1800.1061 (7:30 - 22:00)
(Chính sách mua hàng, bảo hành được cập nhật vào ngày 23/09/2020, có thể thay đổi theo thời gian. Bạn có thể xem thêm thông tin mới nhất tại đây.)
Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong việc chọn mua một chiếc máy ép trái cây phù hợp. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại ở phần bình luận bên dưới nhé!
Bạn đang xem: Sở hữu ngay máy ép trái cây chất lượng với 6 bước chọn mua đơn giản
Chuyên mục: Máy thực phẩm
Các bài liên quan
- 10 lý do nên mua máy ép trái cây Philips HR1836 cho gia đình
- 10 lý do nên mua máy ép trái cây Philips HR1811 cho gia đình
- So sánh máy ép chậm và máy ép nhanh: Nên mua loại nào?
- Kinh nghiệm chọn mua máy xay đa năng tốt, phù hợp sử dụng cho gia đình
- Kinh nghiệm chọn mua máy ép trái cây công suất lớn dành cho quán cà phê, nhà hàng
- Nên mua máy ép trái cây hay máy xay sinh tố?